3. Thực hành tạo lập đoạn văn
3.3. Thực hành tách đoạn, chuyển đoạn, liên kết đoạn
3.3.1. Thực hành tách đoạn văn
- Nguyên tắc tách đoạn văn
Tách đoạn văn là hoạt động của người tạo lập văn bản gắn liền với việc trình bày các thành tố nội dung nhằm triển khai chủ đề văn bản. Ở văn bản khoa học (cả văn bản chính luận), tách đoạn thường dựa trên những cơ sở lôgic của nội dung vấn đề theo các luận điểm, luận cứ, theo hệ thống lập luận. Với các loại văn bản khác, đặc biệt là văn bản nghệ thuật, việc tách đoạn linh hoạt hơn vì bị chế định bởi thể loại văn bản và phong cách của tác giả. Tuy nhiên, việc tách đoạn văn, lâu nay, các nhà nghiên cứu chủ yếu nói đến các nguyên tắc sau đây:
+ Tách đoạn theo sự thay đổi chủ đề bộ phận
Chủ đề văn bản được triển khai thành các chủ đề bộ phận và mỗi chủ đề bộ phận thường được thể hiện trong một đoạn văn. Do đó, khi một chủ đề bộ phận nào đó đã giải quyết xong, chuẩn bị chuyển qua một chủ đề bộ phận khác
thì phải tách đoạn văn.
+ Tách đoạn theo không gian
Các sự việc, vấn đề diễn ra ở những khơng gian khác nhau thì ứng với một khơng gian có thể tách thành một đoạn văn.
+ Tách đoạn theo thời gian
Sự việc, vấn đề nếu diễn ra trong những thời gian khác nhau thì ứng với một thời điểm có thể tách ra thành một đoạn văn.
+ Tách đoạn để nhấn mạnh
Khi cần nhấn mạnh một ý nào đó, có thể tách ý đó thành một đoạn văn. Trong văn bản khoa học, các định lí, các quy tắc, các kết luận, tiểu kết thường được tách thành một đoạn văn.
- Thực hành tách đoạn văn
Nhận xét về cách tách đoạn văn trong các văn bản dưới đây:
Nguồn điện
Các nguồn điện bao gồm các loại pin, các loại acquy và máy phát điện. Các pin điện hóa như pin Con Thỏ, pin vuông, pin dạng cúc áo… thuộc loại pin khô. Trong các pin này, năng lượng hóa học được chuyển hóa thành điện năng. Do tác dụng hóa học, hai cực của pin bị nhiễm điện khác nhau, giữa chúng có một hiệu điện thế. Pin nhiệt điện (ít được sử dụng) biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng do sự khuếch tán êlectrôn khác nhau ở hai mối tiếp giáp. Pin quang điện biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng do có hiện tượng quang điện trong và sự chuyển dịch một chiều của êlectrôn qua lớp tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn hoặc giữa một chất bán dẫn với kim loại.
Acquy là nguồn điện mà khi nạp điện thì điện năng được chuyển hóa thành hóa năng và trở thành một pin điện hóa. Khi đó, hóa năng trong pin này biến đổi thành điện năng làm hai cực của acquy nhiễm điện khác nhau và giữa hai cực có một hiệu điện thế. Sau một thời gian sử dụng, acquy lại được nạp lại để sử dụng trực tiếp. Pin và acquy là các nguồn điện một chiều.
Các máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Cơ năng được sử dụng để làm quay rôto của máy phát điện làm cho từ thông qua các cuộn dây trên stato biến thiên và sinh ra suất điện động cảm ứng. Khi đó, giữa hai cực của máy phát có một hiệu điện thế. Như vậy, máy phát điện biến đổi trực tiếp cơ năng thành điện năng. Để có cơ năng phải biến đổi từ nhiệt
năng, hoặc sử dụng năng lượng của dòng nước, hoặc năng lượng của gió, của thủy triều hoặc năng lượng hạt nhân nguyên tử. Ổ cắm điện của mạng điện tiêu dùng được nối với hai cực của máy phát điện của nhà máy. Đó là nguồn điện xoay chiều với các cực dương, âm thay đổi luân phiên.
Trong chương trình lớp 7, học sinh chỉ tìm hiểu và sử dụng các nguồn điện nhỏ như pin, acquy, diamo của xe đạp để đảm bảo an toàn điện.
(Vật lí 7, sách giáo viên)
3.3.2. Thực hành chuyển đoạn
- Chuyển đổi nội dung
+ Từ đoạn văn khơng có câu chủ đề chuyển đổi thành đoạn văn có câu chủ đề và ngược lại. Chẳng hạn, từ đoạn văn khơng có câu chủ đề dưới đây, viết thành đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn.
Giữa vòng vây của thứ lễ giáo nghiệt ngã, người ta thấy vang lên từ sau lũy tre xanh, hoặc giữa cánh đồng bát ngát, những giọng ca trữ tình, trong sáng và tươi đẹp như ánh trăng, như dịng suối, như chẽn lúa địng địng. Tình u trong ca dao là thứ tình yêu lành mạnh, thắm thiết, hồn nhiên vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến, thứ xiềng xích muốn kìm hãm đời đời cho “nam nữ thụ thụ bất thân”. Ca dao đã ghi lại tất cả những chặng đường của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên với những trắc trở, khó khăn, do đời sống và chế độ phong kiến gây ra.
Có thể thêm một trong số những câu chủ đề sau đây vào vị trí đầu đoạn văn để chuyển đổi đoạn văn song hành trên thành đoạn diễn dịch.
+ Tình yêu trong ca dao là một thiên tình ca mn điệu.
+ Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài ca rất đẹp, mặn mà, đằm thắm, lành mạnh chứa đầy những yêu thương.
(2) Từ những câu cho trước dưới đây, hãy triển khai thành đoạn văn theo các cách: có câu chủ đề đứng đầu đoạn, có câu chủ đề đứng cuối đoạn, có câu chủ đề kép dãn cách.
Trong thơ Hồ Chí Minh, trăng là người bạn thân thiết.
Cách viết có câu chủ đề đứng đầu đoạn văn:
Trong thơ Hồ Chí Minh, trăng là người bạn thân thiết. Trăng là ánh sáng, là trong trắng, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người, là niềm an ủi và tượng trưng cho sự thủy chung. Ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở
nên êm đềm, sâu sắc, làm cho suy nghĩ của con người thêm thâm trầm, trong trẻo.
Cách viết có câu chủ đề đứng cuối đoạn văn:
Trăng đã đi vào thơ Hồ Chí Minh. Trăng lấp ló ngồi cửa sổ địi thơ. Trăng đầy ắp trong khoang thuyền mỗi khuya về. Trăng mời mọc thi nhân Hồ Chí Minh, trị chuyện với người chiến sĩ Hồ Chí Minh. Có thể nói, trong bất kì bài thơ nào của Hồ Chí Minh, trăng cũng là người bạn thân thiết.
Cách viết có câu chủ đề kép dãn cách:
Trong thơ Hồ Chí Minh, trăng là người bạn thân thiết. Trăng là ánh sáng, là trong trắng, là thái bình, là hạnh phúc mơ ước của con người, là niềm an ủi và tượng trưng cho sự thủy chung. Ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm, sâu sắc, làm cho suy nghĩ của con người thêm thâm trầm, trong trẻo. Với Hồ Chí Minh, trăng là người bạn, là thơ và mãi mãi là thơ.
3.3.3. Thực hành liên kết trong đoạn văn
- Các phương thức liên kết
Đoạn văn không phải phép cộng cơ giới các câu mà là một mạng lưới liên hệ chặt chẽ, gọi là mạng lưới liên kết. Liên kết trong đoạn văn cũng gồm liên kết nội dung và liên kết hình thức. Liên kết hình thức là việc sử dụng các phương thức liên kết, tức là những cách thức và biện pháp làm cho các câu trong đoạn văn (và cả văn bản) gắn kết với nhau. Các phương thức liên kết được sử dụng phổ biến trong đoạn văn gồm phép nối (quan hệ từ, từ chêm xen), phép thế (thế đại từ, thế đồng nghĩa), phép lặp (từ vựng, ngữ pháp), phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép đối, v.v..
Ví dụ
Xác định các phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:
Một nhà văn chẳng có tiếng tăm gì, đột nhiên biến mất (1). Tin này được truyền đi nhanh chóng (2). Nơi nào, người ta cũng bàn tán xôn xao về ông (3). Người ta lôi tác phẩm đầy bụi của ông ra đánh giá, phê bình (4). Ơng được đón nhận, được ca ngợi (5). Sách của ông được in và bán đắt như tôm tươi (6). Thế là, ông nổi tiếng (7). Một năm sau, nhà văn xuất hiện (8). Ông giải thích, ơng đính chính (9). Nhưng chẳng ai nghe ông cả (10). Bởi vì, đối với họ, ơng là một nhà văn nổi tiếng đã mất tích.
(Ngọc Thảo) Đoạn văn trên có 11 câu, trong đó: câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép
thế đại từ (này); câu (3) liên kết với câu (2) bằng phép thế đồng nghĩa (ông); câu (4) liên kết với câu (3) bằng phép lặp (người ta); các câu (5), (6) liên kết với câu (4) bằng phép lặp từ vựng (ông); câu (7) liên kết với câu (6) bằng phép nối (thế
là); câu (8) liên kết với câu (7) bằng phép thế (nhà văn);… câu (11) liên kết với
các câu trước đó bằng phép nối (bởi vì)