Các bước viết đoạn văn

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 46 - 48)

3. Thực hành tạo lập đoạn văn

3.2. Các bước viết đoạn văn

Trước khi bắt tay vào viết đoạn văn, cần phải xác định chủ đề của đoạn, các ý chi tiết, mối quan hệ (chức năng) của đoạn đó với các đoạn lân cận và trong toàn văn bản. Căn cứ vào nội dung của đoạn văn để xác định mơ hình cấu tạo, có câu chủ đề hay khơng, cách lập luận.

Lưu ý, giữa vị trí câu chủ đề, mơ hình cấu tạo và phương pháp lập luận phải quan hệ với nhau theo hệ thống.

3.2.2. Viết câu mở đoạn

- Câu mở đoạn được viết theo mơ hình cấu tạo và phương pháp lập luận mà người viết lựa chọn. Câu mở đoạn thường có một số nhiệm vụ sau:

+ Giới thiệu nội dung khái quát của đoạn văn (chủ đề của đoạn). + Nêu lên một thành phần nội dung chi tiết (ý bộ phận) của đoạn văn. + Tóm lược nội dung đoạn trước, giới thiệu ý đoạn sau (chuyển tiếp).

- Về cấu tạo, câu mở đoạn thường là đầy đủ thành phần ngữ pháp, có thể chứa phương tiện liên kết với đoạn trước.

- Về diễn đạt, câu mở đoạn nên viết ngắn gọn, cô đọng.

3.2.3. Viết các câu tiếp theo

- Tùy thuộc vào câu mở đoạn, các câu tiếp theo có thể thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Triển khai, chi tiết hóa ý khái quát (chủ đề) của đoạn văn.

+ Xác lập các ý chi tiết (theo hướng song hành với câu mở đoạn) để hướng đến một ý khái quát của đoạn văn.

Lưu ý, các câu tiếp theo, ngoài quan hệ phụ thuộc hoặc song hành với câu mở đoạn cịn có thể được viết theo nhiều quan hệ khác như quan hệ tương phản, quan hệ giải thích, quan hệ nhân -quả, quan hệ bình luận, v.v..

- Khi viết các câu tiếp theo, cần phải sử dụng các phương tiện liên kết để kết nối chúng lại với nhau.

3.2.4. Viết câu kết thúc đoạn văn

- Câu kết thúc đoạn văn có thể được viết theo các trường hợp sau đây: + Tiếp tục triển khai ý chi tiết của đoạn, là ý cuối cùng của đoạn văn. + Tổng kết, khái quát ý của đoạn văn (chủ đề).

- Câu kết thúc đoạn văn thường là câu đầy đủ thành phần, ngắn gọn, cô đọng.

3.2.5. Kiểm tra đoạn văn

Sau khi đánh dấu kết thúc đoạn văn, tách đoạn để chuẩn bị chuyển qua đoạn khác phải tiến hành kiểm tra đoạn văn. Kiểm tra đoạn văn là rà soát các

mặt nội dung và hình thức của đoạn văn, xem có lỗi gì khơng (nội dung đã đầy đủ và mạch lạc chưa, dung lượng hợp lí chưa, liên kết trong đoạn văn và những đoạn lân cận, v.v.). Nếu có lỗi, tiến hành sửa chữa, điều chỉnh để hoàn thiện đoạn văn.

Quan niệm về sự trong sáng cũng như quan niệm về dân tộc, không phải là một cái gì tuyệt đối cố định (1). Có sự trong sáng quay lại sau, lấy ông cha làm mẫu mực tuyệt đối, nhưng cũng có sự trong sáng nhìn ra trước, mở đường cho con cháu mai sau (2). Có sự trong sáng dân tộc hẹp hịi, chỉ biết say mê ngắm nhìn dân tộc mình, nhưng có sự trong sáng đặt dân tộc mình là một bộ phận của nhân loại (3). Có sự trong sáng động và trong sáng tĩnh, trong sáng giàu và trong sáng nghèo (4).

(Chế Lan Viên) Tác giả xác định nội dung của đoạn văn là bàn về vấn đề trong sáng

(nội dung khái quát); chọn mơ hình cấu tạo M-a, lập luận diễn dịch.

Câu mở đầu: câu (1) nêu ý khái quát, tức chủ đề của đoạn (câu chủ đề). Các câu (2), (3) triển khai ý khái quát ở câu mở đầu (phụ thuộc câu mở đầu). Quan hệ giữa các câu (2) và (3) là song hành liệt kê.

Câu (4) kết thúc đoạn văn, là ý chi tiết cuối cùng của đoạn văn (phụ thuộc vào câu mở đầu). Quan hệ giữa câu (4) với các câu (2) và (3) cũng là song hành liệt kê.

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)