Các loại lỗi dùng từ

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 5 DÙNG TỪ, CHÍNH TẢ TRONG VĂN BẢN

1. Dùng từ trong văn bản

1.3. Các loại lỗi dùng từ

1.3.1. Dùng từ khơng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo

Nếu dùng từ khơng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo (dù chỉ một thay đổi nhỏ) sẽ làm thay đổi nghĩa của từ, thậm chí trở nên vơ nghĩa. Các từ dễ nhầm lẫn (mặc dù hình thức âm thanh khác nhau) như bàng quan-bàng quang,

Ví dụ 1: Nhân vật này trong tác phẩm có thái độ bàng quang với thời cuộc.

Hai từ bàng quang bàng quan tuy có vỏ âm thanh gần nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn: bàng quan là “thờ ơ, đứng ngồi cuộc mà nhìn”, cịn

bàng quang là một “bộ phận cơ thể (người, động vật) chứa nước giải”. Câu trên

dùng từ bàng quang là sai, phải dùng từ bàng quan mới đúng.

Ví dụ 2: Vương quốc Cămpuchia Xihanuc đã từ trần.

Câu trên không sai về vỏ âm thanh nhưng sai về cấu tạo từ. Có những từ chỉ khác nhau về trật tự các thành tố trong từ nhưng đó là những từ khác nhau. Hai từ quốc vương vương quốc là khác nhau do cấu tạo khác nhau: quốc vương là “vua (của) nước”, tức là “vua”, còn vương quốc là “nước (của) vua”, tức là “nước”. Từ vương quốc dùng sai, phải dùng từ quốc vương mới đúng.

1.3.2. Dùng từ không đúng nghĩa

Lỗi dùng từ không đúng nghĩa là giữa nội dung định biểu hiện với các thành phần nghĩa biểu vật và biểu niệm của từ khơng phù hợp.

Ví dụ 3: Hoạt động y tế ở cơ sở là hoạt động thầm kín.

Từ thầm kín trong câu trên có nghĩ “trạng thái thầm lặng và được giữ kín, khơng để lộ ra ngồi”. Như vậy, nghĩa của từ thầm kín khơng phù hợp với nội

dung định biểu hiện ở câu trên. Đúng ra phải dùng từ thầm lặng (hoặc lặng lẽ, âm thầm). Bởi vì, nội dung định biểu đạt của câu là hoạt động y tế ở cơ sở

không ồn ào sôi động như ở các bệnh viện lớn, các tuyến trên. Ví dụ 4: Bọn giặc vẫn ngoan cường chống trả.

Ở ví dụ (4), dùng từ ngoan cường không đúng với nghĩa sắc thái, tức là không phù hợp với thái độ, tình cảm của người nói/ viết đối với cái được nói đến. Từ ngoan cường (thái độ kiên quyết và bền bỉ chiến đấu đến cùng) hàm nghĩa sắc thái “ca ngợi, khâm phục” của người nói/ viết. Câu trên dùng từ ngoan

cố mới đúng nghĩa biểu thái. Ngoan cố là “khăng khăng giữ đến cùng, không chịu thay đổi ý định hoặc hành động”, hàm nghĩa phê phán (bọn giặc).

1.3.3. Dùng từ khơng đúng các thuộc tính ngữ pháp và chức năng

Khi nói/viết, các từ phải kết hợp với nhau theo đúng các thuộc tính ngữ pháp của chúng để tạo nên các câu đúng. Nếu dùng từ không đúng các thuộc tính ngữ pháp của từ thì sẽ mắc lỗi.

Ví dụ 5: Những bệnh nhân khơng cần mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

chế thuốc, điều trị bệnh nhân, nhưng hai từ này được gộp lại theo quan hệ ngang

bằng, do đó, cùng nảy sinh quan hệ như nhau với từ bệnh nhân ở trước. Nhưng trong thực tế, bệnh nhân chỉ có thể được điều trị chứ khơng thể được pha chế.

Câu này phải viết lại để thiết lập cho đúng quan hệ giữa các từ theo đúng thuộc tính ngữ pháp của chúng. Câu dùng từ đúng sẽ là: Những bệnh nhân không cần

phải mổ mắt được khoa dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa đã pha chế.

Ví dụ 6: Chúng ta tích cực triển khai các đề án phịng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, cho nên số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm giảm đi.

Câu ở ví dụ (6), các từ mắc, chết cũng có những thuộc tính ngữ pháp khác nhau: mắc là động từ có bổ ngữ chỉ đối tượng (mắc bệnh), cịn chết là động từ khơng thể có bổ ngữ đối tượng. Viết như câu trên, các từ mắc và chết đã được

lồng gộp và có chung bổ ngữ các bệnh truyền nhiễm. Viết lại câu này, ta phải

phá bỏ cách nói gộp. Câu dùng từ đúng sẽ là: Chúng ta tích cực triển khai các đề

án phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, cho nên số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh đó giảm dần.

Dùng thiếu từ, thừa từ cũng làm cho các từ kết hợp với nhau khơng đúng. Ví dụ 7: Đến năm 2000 phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc

hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết, tối thiểu cho các trạm y tế như răng, mắt.

Câu trên, trước các từ răng, mắt còn thiếu một số từ làm cho các từ khác kết hợp với nhau không đúng. Cần chữa lại: Đến năm 2000 phải thanh toán hết

các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết, tối thiểu cho các trạm y tế như các thiết bị về răng, về mắt.

Ví dụ 8: Đáp ứng theo yêu cầu của các bạn xem truyền hình, Đài truyền

hình Nghệ An đã phát lại bộ phim Tây du kí.

Câu trên dùng thừa từ theo, làm cho sự kết hợp giữa từ đáp ứng và từ yêu

cầu không đúng. Viết lại câu này, bỏ từ theo để các từ kết hợp với nhau đúng ngữ pháp. Câu đúng: Đáp ứng yêu cầu của các bạn xem truyền hình, Đài truyền

hình Nghệ An đã phát lại bộ phim Tây du kí.

Các từ dùng còn phải đúng chức năng của chúng (chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn). Khi dùng từ không đúng chức năng sẽ phạm lỗi dùng từ.

Ví dụ 9: Thưa thầy thuốc, bệnh của bố cháu có nguy hiểm khơng ạ?

năng miêu tả (biểu hiện người theo nghề nghiệp, chức danh), vừa có chức năng phát ngơn (hơ gọi), cịn từ thầy thuốc chỉ có chức năng miêu tả, nên khơng dùng để xưng hoặc hô. Như vậy, từ thầy thuốc trong câu trên dùng không đúng chức năng (hô gọi). Viết lại câu trên, phải thay từ thầy thuốc bằng từ bác sĩ. Câu dùng từ đúng sẽ là: Thưa bác sĩ, bệnh bố cháu có nguy hiểm khơng ạ?

1.3.4. Dùng từ không đúng phong cách ngơn ngữ

Ví dụ 10: Sau thời kì đổi mới, các nhà văn đã cho ra những tác phẩm văn

học phản ánh cuộc sống chân thật hơn.

Ví dụ 11: Mẹ thường căn dặn em những điều tốt thì nên làm, những điều xấu thì chớ có mà làm.

Các câu ở ví dụ (10) và (11) dùng các tổ hợp từ cho ra, chớ có mà có tính khẩu ngữ, khơng phù hợp với phong cách viết. Phải thay từ cho ra bằng từ sáng

tác ở ví dụ (10), tổ hợp từ chớ có mà ở ví dụ (11) phải bỏ từ mà để các câu phù

hợp với phong cách viết.

Một phần của tài liệu Giáo trình tiếng việt thực hành 1 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)