MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte thực hiện (Trang 99 - 104)

Deloitte Việt Nam.

3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC

KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Dựa trên cơ sở những hạn chế và sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam, sau đây là một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC:

Thứ nhất là, về thời gian đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm soát đối với doanh thu. Công ty cần tăng cường thời gian tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm soát đối với doanh thu bằng cách bổ sung số lượng kiểm toán viên cho mỗi cuộc kiểm toán hoặc giao cho những kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao để quỹ thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán được nới rộng, không bị hạn chế về thời gian.

Thứ hai là, về số lượng nhân viên. Do khách hàng của Deloitte rất nhiều, dẫn đến khối lượng công việc cho mỗi cuộc kiểm toán là rất lớn. Công ty cần có chính sách tuyển dụng nhân viên phù hợp. Kèm theo đó là các chính sách đào tạo chuyên môn cho các nhân viên mới cũng như các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhân viên cũ để làm động lực để họ cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.

KẾT LUẬN

Với kinh nghiệm và sự hiểu biết về môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như danh tiếng của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới đã đưa Deloitte Việt Nam trở thành cánh chim đầu đàn trong làng kiểm toán Việt Nam hiện nay. Với vị thế đã đạt được, Deloitte Việt Nam sẽ còn có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai để ngày càng khẳng định thương hiệu Deloitte đối với các doanh nghiệp. Không chỉ có thương hiệu, Deloitte luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ ở mức cao, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường.

Với sự chuyển đổi mạnh mẽ kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Deloitte toàn cầu cùng với những định hướng phát triển trong tương lai chắc chắn sẽ mang lại những thành công vượt bậc cho công ty trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty trên thị trường kiểm toán. Và để có thể đứng vững trước sự phát triển không ngừng của các công ty kiểm toán, quy trình kiểm toán của Deloitte Việt Nam

phải luôn được hoàn thiện và đổi mới không ngừng, trong đó đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Qua một thời gian thực tập tại công ty Deloitte Việt Nam, được học tập và làm việc trong một môi trường làm việc thật sự chuyên nghiệp và năng động đã giúp cho em có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về công tác tổ chức kiểm toán cũng như quy trình kiểm toán tại công ty. Đây là một nguồn vốn quý báu phục vụ cho công việc của em sau này.

Luận văn của em đã nêu lên một số nét khái quát nhất trong quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty Deloitte Việt Nam cũng như quy trình kiểm toán chung. Mặc dù đã cố gắng và nhận được sự giúp đỡ của Giảng viên hướng dẫn Th.S Đỗ Thị Thoa cùng các anh chị tại công ty, tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu thực tế nên bài viết của em còn nhiều sai sót. Em mong nhận được sự góp ý từ giảng viên hướng dẫn và các anh chị tại công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 04 năm 2011

Sinh viên: Phạm Thị Huyền Trang

PHỤ LỤC

Hồ sơ kiểm toán theo A/S 2:

Hồ sơ kiểm toán là loại hồ sơ lưu trữ được trình bày theo thứ tự công việc và chi tiết cho từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán sẽ được sắp xếp thành các file kiểm toán bao gồm có file kiểm toán chung và file kiểm toán năm là nơi để các KTV lưu trữ các tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán. Trong một file kiểm toán được chia ra làm nhiều phần với các chỉ mục cụ thể. Vì thế có thể xem file kiểm toán như một lịch chi tiết cho cuộc kiểm toán. Gáy file có ghi tên khách hàng và năm kiểm toán để thuận tiện cho việc lưu trữ và sử dụng. Dưới đây là các chỉ mục cơ bản trong một hồ sơ kiểm toán trong A/S 2

Biểu 2.1

Chỉ mục hồ sơ kiểm toán

1000 Lập kế hoạch

1100 Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 1200 Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát 1300 Các điểu khoản thực hiện hợp đồng kiểm toán 1400 Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng

1500 Tìm hiểu về quy trình kế toán

1600 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 1700 Xác định mức độ trọng yêu

1800 Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán

2000 Báo cáo

2100 Báo cáo về giao dịch và dịch vụ khách hàng

2200 BCTC

2300 Tóm tắt kiểm toán 2400 Báo cáo khác

3000 Quản lý

3100 Đánh giá và thực hiện giao dịch và dịch vụ khách hàng 3200 Quản lý thời gian và nguồn tài liệu kiểm toán

3300 Các cuộc họp của khách hàng

4000 Kiểm soát

4100 Kết luận về kiểm tra kiểm soát nội bộ

4300 Kiểm soát hệ thống bằng máy tính – Không có rủi ro cụ thể 4400 Kiểm soát các chu trình áp dụng – Không có rủi ro cụ thể 5000 Kiểm soát chi tiết – Tài sản

5100 Tiền

5200 Các khoản đầu tư 5300 Các khoản phải thu 5400 Hàng tồn kho 5500 Chi phí trả trước 5600 Tài sản

5700 TSCĐ vô hình & Các tài sản khác 6000 Kiểm tra chi tiết – Công nợ

6100 Phải trả người cung cấp 6200 Chi phí trích trước (Dồn tích) 6300 Nợ dài hạn

6400 Thuế

7000 Kiểm tra chi tiết - Nguồn vốn 7100 Kiểm tra chi tiết - Nguồn vốn

8100 Doanh thu

8200 Giá vốn hàng bán 8300 Chi phí hoạt động

8400 Thu nhập khác/ Chi phí khác Nội dung các chỉ mục cơ bản như sau:

1000- Lập kế hoạch kiểm toán : gồm các chỉ mục phục vụ bước thực hiện công việc tiền kiểm và lập kế hoạch kiểm toán.

2000 - Báo cáo : gồm các Báo cáo về tình hình phục vụ giao dịch với khách hàng gồm các giấy tờ liên quan tới việc thu thập bằng chứng do khách hàng cung cấp. Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính của khách hàng đã được kiểm toán. Ngoài ra còn có các bảng tóm tắt các hoạt động kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện và các tài liệu, giấy tờ do kiểm toán viên thực hiện có liên quan.

3000- Quản lý: Việc kiểm soát được thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán để đánh giá các dịch vụ phục vụ khách hàng, quản lý thời gian, bảo mật các thông tin, tài liệu kiểm toán.

4000- Hệ thống kiểm soát: Bao gồm các giấy tờ liên quan đến các thủ tục kiểm toán mà Kiểm toán viên áp dụng để nắm bắt được tình hình hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

5000: Kiểm tra chi tiết các tài sản 6000: Kiểm tra chi tiết công nợ 7000: Kiểm tra chi tiết nguồn vốn 8000: Kiểm tra chi tiết báo cáo thu nhập

- Hồ sơ kiểm toán chung (Permanent file): trong hồ sơ kiểm toán chung lưu trữ tất cả những thông tin sử dụng nhiều năm của một khách hàng như giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh,...

- Hồ sơ kiểm toán tạm thời (Interim Audit File): Đối với những công ty lớn, Deloitte VN thường thực hiện những cuộc kiểm toán khoảng thời gian 9 tháng đầu năm và cuối năm chỉ thực hiện kiểm toán những phát sinh trong 3 tháng cuối năm. Những giấy tờ, chứng từ trong đợt kiểm toán 9 tháng này được lưu trong Interim File.

- Hồ sơ kiểm toán năm (Final Audit File): những giấy tờ liên quan đến cuộc kiểm toán khi kết thúc niên độ được lưu vào hồ sơ này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte thực hiện (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w