Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng MBH:
Bắt đầu thành lập tại Việt Nam, MBH là một Công ty cổ phần, đó là sự kết hợp của AAA – một công ty của Việt Nam với số vốn đóng góp chiếm 45% vốn điều lệ và BBB – Một công ty của Hàn Quốc với số vốn đóng góp chiếm 55 % vốn điều lệ theo giấy phép đầu tư số 1336/ GP ban hành ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư.
Từ sau năm 2002, để phù hợp với hợp đồng chuyển đổi vốn điều lệ được ký kết giữa BBB và AAA vào ngày 8 tháng 6 năm 2002 và Quyết định phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, thành viên của Việt Nam AAA đã chuyển nhượng toàn bộ số vốn đóng góp của mình cho BBB từ đó BBB đã trở thành nhà đầu tư duy
nhất của công ty. Cùng với đó Công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài với tên gọi đầy đủ MBH Việt Nam, Co.Ltd.
Theo giấy phép đầu tư, số vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 20.000.000 USD và số vốn điều lệ là 7.000.000 USD. Vốn điều lệ của Công ty đã được đóng góp đầy đủ vào ngày 31/08/2005. Công ty có thời hạn hoạt động là 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam và sẽ hết hạn đầu tư vào năm 2020.
MBH Việt Nam là một trong những Công ty điện tử, điện gia dụng lớn nhất tại VIệt Nam với các sản phẩm đang dẫn đầu thị trường trong nhiều năm liền như TV, đầu DVD, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh, màn hình LCD, các thiết bị lưu trữ quang học,...Trong đó phải kể đến những mặt hàng quan trọng mà công ty đang sở hữu những mảng thị phần lớn nhất trên thị trường Việt Nam.
Tìm hiểu về chính sách, hệ thống kế toán mà công ty MBH đang áp dụng:
BCTC của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH được trình bày bằng Đồng Việt Nam ( VNĐ’000), theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các Quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hóa được xác định một cách đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát đối với khoản mục doanh thu:
Công ty MBH có chính sách về giới hạn tín dụng cho mỗi khách hàng. Sau khi thu nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng, nhân viên phòng Quản trị kinh doanh sẽ chuyển vào “ hệ thống quản lý” của công ty và hệ thống sẽ tự động đánh số thứ tự các đơn đặt hàng của khách hàng. Hệ thống sẽ kiểm tra tình trạng cảu đơn đặt hàng và được giữ lại nếu giá cả, số lượng hàng, và giới hạn tín dụng của khách hàng không phù hợp với các thông tin đã được thiết lập từ hệ thống. Sau đó đơn đặt hàng sẽ được phê chuẩn bởi trưởng phòng quản trị kinh doanh.
Đánh giá ban đầu của KTV về việc KSNB đối với phê chuẩn nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam là đáng tin cậy. KTV tiến hành mô tả quy trình kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu tại Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Việt Nam.
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ:
KTV sẽ có những cái nhìn tổng quát về khách hàng sau khi thực hiện phân tích sơ bộ kết quả hoạt động SXKD, mặt khác nó cũng giúp cho KTV bước đầu khoanh vùng được những khoản mục hay tài khoản có những biến động bất thường để tập trung ra soát bởi những khoản mục hay tài khoản này chứa đựng rất nhiều nguy cơ xảy ra sai sót. Phương pháp chính được KTV sử dụng trong việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng bao gồm phân tích dọc và phân tích ngang.
Dưới đây là bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH:
Biểu 2.1 Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 (+/-) (> 1,600,000,000) (%) (> 10%) Ghi chú Tiền 7,476,311,167 7,802,354,322 - -
Khoản phải thu 217,537,664,514 296,821,898,853 (79,284,234,338) (26.7) {c} Hàng tồn kho 207,178,371,634 245,755,414,235 (38,577,042,601) (15.7) {d} ... ... ... ... ... Tổng TS 558,114,606,490 687,862,751,810 (129,748,145,320) (18.9) Phải trả ngắn hạn 465,712,150,610 542,570,488,218 (76,858,337,448) (14.2) {i} ... ... ... ... ... Vốn chủ sở hữu 92,402,455,879 145,292,263,751 52,889,807,872 (36.4) {l} Tổng NV 558,114,606,490 687,862,751,810 (129,748,145,320) (18.9) Ghi chú:
{c} Các khoản phải thu năm nay giảm so với năm trước chủ yếu do công ty đã có những chính sách để tập trung thu hồi nợ từ khách hàng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khách của công ty cũng đều giảm so với năm trước. Đặc biệt do các khoản nợ xấu của công ty trong năm 2010 đã giảm rõ rệt so với năm 2009, nên việc trích
lập dự phòng phải thu khó đòi cũng giảm.
{d} Hàng tồn kho năm nay giảm so với năm ngoài 15.7 % chủ yếu là do lượng hàng đang đi đường của công ty về nhập kho công ty trong năm 2010 khá lớn.
{i} Phải trả ngắn hạn của công ty trong năm 2010 đã giảm so với năm 2009 là do công ty đã thực hiện các chính sách mua- trả tiền ngay, công ty cũng tích cực thanh toán các khoản nợ đã đến hạn cho ngân hàng và các nhà cung cấp.
{l} Vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm so với 2009 là do sự biến động chủ yếu của lợi nhuận giữ lại. Năm 2010, lỗ của công ty là trên 46 tỷ VNĐ.
Biểu 2.2 Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MBH Chỉ tiêu 2010 2009 (+/-) (> 1.600.000.000) (%) (>10%) Ghi chú Doanh thu bán hàng 1,812,857,222,597 1,300,824,159,326 512,033,063,270 39.4 {m} Các khoản giảm trừ (49,963,179,878) (24,115,498,166) (25,847,681,712) 107.2 Giá vốn hàng bán (1,461,135,938,519) (1,107,164,739,704 ) (353,971,198,815 ) 31.9 Lợi nhuận gộp 301,758,104,199 169,543,921,456 132,214,182,743 77.9 {p} ... ... ... ... ... Lợi nhuận từ SXKD (46,128,164,748) (23,511,185,414) (22,616,979,334) 96.2 ... ... ... ... ... Lỗ năm nay (46,128,164,748) (17,408,410,709) (28,719,754,039) (165) {v} Ghi chú:
{m} Doanh thu trong năm 2010 tăng 39.4% so với năm 2009. Nguyên nhân của điều này có thể do công ty đã tập trung phát triển mở rộng thị trường, xây dựng thêm các chi nhánh và nhà máy mới.
{p} Do sự tăng doanh thu, trong khi đó giá vốn hàng bán trên đơn vị sản phẩm lại không đổi. Mặc dù lượng chiết khấu công ty cho khách hàng được hưởng đã tăng gấp đôi, tuy nhiên về mặt giá trị nó lại là một khoản không lớn lắm.
{v} Lỗ của công ty trong năm 2010 là trên 46 tỷ VNĐ, mặc dù doanh thu đạt mức cao nhưng chi phí phải gánh chịu cũng khá lớn. Khả năng còn tiếp tục hoạt động liên tục của công ty còn phụ thuộc vào khả năng kinh doanh có lãi của công ty trong các năm tiếp theo và sự tiếp tục trợ giúp về mặt tài chính từ cổ đông của công ty.
Đánh giá mức độ trọng yếu (M) và giá trị trọng yếu chi tiết (PM)
Việc xác lập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho toàn bộ BCTC. Việc đánh giá trọng yếu là một vấn đề tuơng đối phức tạp đòi hỏi KTV khi thực hiện phải có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán và những yêu cầu của khách hàng
Deloitte Việt Nam đã xây dựng những hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giá trọng yếu được thể hiện trong bảng sau:
Biểu 2.3 Hướng dẫn ước lượng tính trọng yếu của Deloitte Việt Nam
Loại hình khách hàng Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Công ty đăng ký trên thị
trường chứng khoán
Thu nhập sau thuế 5%-10% Công ty không đăng ký trên
thị trường chứng khoán
Tổng tài sản lưu động 2% Vốn chủ sở hữu 2% Lợi nhuận sau thuế 10% Tổng doanh thu 0.5%-3% Chi nhánh của công ty xuyên
quốc gia
Mức trọng yếu được xây dựng trên cơ sở doanh thu và ở mức độ cao hơn 2% với công ty không đăng ký trên thị trường chứng khoán ngang bậc. Mức độ trọng yếu ở chi nhánh phải thấp hơn ở công ty mẹ.
Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MHB Việt Nam là công ty chưa đăng ký trên thị trường chứng khoán, vì thế PM được tính toán dựa trên tổng doanh thu năm 2010, tỷ lệ ước lượng vào khoảng 0.5%-3% tổng doanh thu.
Sau khi xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, để thiết lập được quy trình kiểm toán cho từng khoản mục hay số dư tài khoản, KTV xác định giá tri trọng yếu chi tiết (MP) cho từng số dư tài khoản hay khoản mục. MP được xác định dựa trên PM nhưng nhỏ hơn giá trị này, thông thường MP nằm trong khoản 80%-90% PM. Dưới đây là bảng tính mức trọng yếu với công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH tính theo lợi nhuận sau thuế:
Biểu 2.4 Tính mức trọng yếu với công ty Công ty sản xuất và lắp ráp điện tử MBH.
Chỉ tiêu Tính toán Chú thích
Khoản mục lựa chọn để tính M
Tổng doanh thu Số dư khoản mục lựa chọn
tính M
1,706,554,704,956 106,586,391$
Tỷ lệ ước lượng 0.683% Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0.5% đến 3%(theo phụ lục 1)
Mức trọng yếu tính theo lợi nhuận sau thuế
11,655,662,162 727,978$
= Tổng doanh thu * tỷ lệ ước lượng Mức trọng yếu sau thuế được
chọn
727,978$ Con số này sẽ được đưa vào phần “ mức trọng yếu” ở bên dưới.
Tỷ lệ sai sót ước tính 20.00% Đây là tỷ lệ KTV giảm mức trọng yếu xuống để điều chỉnh các sai sót ước tính phát hiện ra trong quá trình kiểm toán
Mức trọng yếu chi tiết PM (chưa điều chỉnh theo tác
582,383$ Được tính bằng mức trọng yếu sau thuế được chọn nhân với (1- tỷ lệ sai
động của thuế) sót ước tính)
Tỷ lệ thuế ước tính 17.00% Trong việc xác định tỷ lệ ảnh hưởng của thuế, kiểm toán cần nhập vào tỷ lệ thực sự ảnh hưởng đến BCTC trong năm, không nên chỉ nhập vào tỷ lệ thuế theo quy định
Mức trọng yếu chi tiết PM ( đã điều chỉnh theo tác động của thuế)
11,234,400,000 701,667$
Được tính bằng mức trọng yếu chi tiết PM( chưa điều chỉnh theo tác động của thuế)/(1- tỷ lệ thuế ước tính)
Như vậy, từ biểu trên ta có: PM đối với số dư tài khoản doanh thu bán hàng tại công ty sản xuât và lắp ráp điện tử MBH được xác định bằng 11,234,400,000 VNĐ.