Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty: Quy trình kiểm toán theo A/S 2:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte thực hiện (Trang 43 - 50)

Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.

2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của công ty: Quy trình kiểm toán theo A/S 2:

Quy trình kiểm toán theo A/S 2:

Được biết đến như một công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời được kế thừa các thành quả của VACO trước đó và được sự trợ giúp của Deloitte Touch Tohmatsu thế giới, Deloitte Việt Nam đã xây dựng được một quy trình kiểm toán hoàn chỉnh theo A/S 2 gồm 6 bước công việc như sau:

+ Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán. + Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.

+ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. + Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.

+ Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán + Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán.

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán theo A/S 2

Quản lý hợp đồng kiểm toán

Những công việc trước khi thực hiện

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Thiết lập nhóm kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh Tìm hiểu về HTKSNB

Tìm hiểu về chu trình kế toán

Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ Xác lập mức trọng yếu

Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch các thủ tục kiểm tra

hiệu quả hoạt động của HTKSNB Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán

Thực hiện

Thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB

Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán Thực hiện xem xét lại BCTC

Kết thúc công việc

Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

Thu thập thư giải trình của BGĐ Tổng hợp các ghi chép

Phát hành báo cáo kiểm toán

Những công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán

Đánh giá chất lượng hợp đồng

Chuẩn bị, xem xét lại và kiểm soát các giấy tờ làm việc

Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán:

Đánh giá và quản lý rủi ro Chất lượng kiểm toán

Đây là bước công việc do các GĐ và phó GĐ kiểm toán thực hiện, trưởng phòng kiểm toán có thể trợ giúp. Bao gồm các công việc:

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Ký kết một hợp đồng kiểm toán có thể đem lại cho doanh nghiệp doanh thu nhưng cũng tiềm tàng rủi ro lớn. Rủi ro về lợi ích kinh tế, rủi ro về danh tiếng khi kiểm toán không thực hiện được,… Việc quyết định có chấp nhận một khách hàng mới hay một hợp đồng mới hay không là điều phải cân nhắc rất kỹ càng.

Trước khi ký kết hợp đồng mới, Giám đốc kiểm toán sẽ thực hiện đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán căn cứ vào đánh giá rủi ro của khách hàng và hợp đồng kiểm toán. Giám đốc kiểm toán cần xem xét rủi ro liên quan đến gian lận của khách hàng, tình hình tài chính,… Rủi ro chấp nhận hợp đồng được đánh giá qua ba mức là trung bình, cao hơn trung bình và rất cao.

Trên thực tế các công việc được tiến hành liên tục và kế hoạch kiểm toán được lập sẽ điều chỉnh phù hợp với rủi ro chấp nhận hợp đồng ở các mức khác nhau.

Thiết lập nhóm kiểm toán

Nhóm kiểm toán được trưởng nhóm kiểm toán lựa chọn cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Các thành viên trong nhóm phải đảm bảo đủ năng lực, tính độc lập và thời gian để thực hiện hợp đồng kiểm toán. Nếu có sự tham gia của các chuyên viên ở bộ phận khác như quản lý rủi ro hay thuế thì cần xem xét việc có người giám sát các nhân viên này hay không. Dù có hay không thì Giám đốc kiểm toán phụ trách cuộc kiểm toán đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả của công việc đã thực hiện. ∗ Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát:

Giám đốc kiểm toán cùng các kiểm toán viên trong đoàn và các chuyên gia về lĩnh vực kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chiến lược. Kế hoạch chiến lược bao gồm:

• Thiết lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và khoanh vùng rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu

• Hướng dẫn đoàn kiểm toán phát triển chương trình kiểm toán đã xây dựng.

Kế hoạch chiến lược thường bao gồm các nội dung: • Xem xét các yếu tố bên ngoài;

• Cân nhắc các vấn đề diễn ra trong kỳ kế toán;

• Tìm hiểu sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh trong kỳ kế toán; • Đánh giá ban đầu về HTKSNB;

Các công việc mà kiểm toán viên cần làm khi lập kế hoạch chiến lược: • Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh. • Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.

• Tìm hiểu chu trình kế toán.

• Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. • Xác lập mức trọng yếu.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế h oạc kiểm toán

Công việc này được thực hiện bởi GĐ kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán và KTV nhằm :

• Nhận diện rủi ro thông qua quá trình thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ, bao gồm các thủ tục kiểm soát có liên quan đến

các rủi ro, và bằng việc xem xét các số dư tài khoản hoặc giải trình trong BCTC;

• Chỉ rõ từng rủi ro tới một hoặc nhiều lỗi tiềm tàng liên quan đến số dư tài khoản hoặc giải trình.

• Xem xét các rủi ro có thể gây ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC;

• Ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.

Các lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với từng số dư tài khoản quan trọng và giải trình bao gồm:

• Tính trọn vẹn: Các nghiệp vụ xảy ra không được ghi chép • Tính có thực: các nghiệp vụ được ghi chép không tồn tại

• Tính đúng đắn của việc ghi sổ: các nghiệp vụ được ghi chép không chính xác • Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ phát sinh bị ghi nhận nhầm kỳ

• Tính định giá: các khoản tiền ghi nhận bị đánh giá sai

• Tính trình bày: các nghiệp vụ ghi nhận phân loại và trình bày không đúng đắn

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

• Công việc này được thực hiện bởi kiểm toán viên và chủ nhiệm kiểm toán. Thiết kế thủ tục kiểm tra cơ bản nhằm phát hiện sai phạm trọng yếu có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không phát hiện và sửa chữa bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Thủ tục kiểm tra cơ bản gồm thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích hoặc kết hợp cả hai.

Tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán

Công việc được thực hiện bởi kiểm toán viên và chủ nhiệm kiểm toán có sự phê duyệt của Giám đốc nhằm:

• Đánh dấu tất cả các vấn đề quan trọng và rủi ro phát hiện trong quá trình lập kế hoạch ban đầu

• Cung cấp bằng chứng chứng tỏ kế hoạch đã lập phù hợp với hợp đồng kiểm toán và có khả năng bao quát hầu hết các rủi ro.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán:

Công việc thực hiện kế hoạch kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên. Bao gồm 4 công việc sau:

Thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ

Công việc này được thực hiện để đảm bảo rằng nhận định ban đầu của kiểm toán viên là đúng đắn bằng cách thu thập mọi bằng chứng chứng minh rằng hệ thống KSNB có hoạt động hiệu quả trong suốt cả kỳ kế toán hay không. Không chỉ thế, kiểm toán viên cũng phải kiểm tra tính hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB. Nếu không tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của hệ thống thì phải thay thế bẳng các thủ tục kiểm tra cơ bản khác.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được

Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích cơ bản và thủ tục kiểm tra chi tiết, cả hai đều được thực hiện theo chương trình kiểm toán đã lập.

- Thủ tục phân tích cơ bản: so sánh số liệu ghi sổ với ước tính được xây dựng dựa trên những nguồn thông tin độc lập để nhận định các khoản mục nào có thể sai phạm.

Trên thực tế, việc sử dụng thủ tục phân tích mang tính chất so sánh chênh lệch giữa số ghi sổ với số liệu ước tính của kiểm toán viên với Threshold – giá trị biểu hiện sự khác biệt lớn nhất cho phép để xem xét, nhận định xem khoản mục có bị ghi chép sai hay không.

- Kiểm tra chi tiết: kiểm toán viên lựa chọn mẫu trong tổng thể (các số dư hoặc các phát sinh) để kiểm tra tới các chứng từ có liên quan đảm bảo các nghiệp vụ hay số dư đó là có thực.

Đánh giá khái quát các sai phạm và phạm vi kiểm toán

Khi đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, KTV phải kết luận được:

- Phạm vi của cuộc kiểm toán không bị giới hạn, từ đó giúp KTV có thể đưa ra được kết luận phù hợp làm căn cứ cho ý kiến kiểm toán;

- BCTC đưuọc lập dựa trên những quy định, chuẩn mực nào.

Từ đó, KTV có thể đánh giá khoanh vùng sai phạm trong quá trình thiết lập mức trọng yếu.

Đối với những phần hành có dấu hiệu gian lận thì xem xét ảnh hưởng tới BCTC để đưa ra các thủ tục bổ sung thêm như kiểm tra chi tiết thêm mẫu chọn,…

Đối với gian lận chắc chắn, KTV cân nhắc xem có gửi cho ban quản lý hay không hoặc thậm chí là sử dụng đến công cụ pháp luật nếu chính ban quản lý là người gian lận.

Thực hiện xem xét lại Báo cáo tài chính

Công việc được thực hiện bởi KTV và được soát xét bởi Giám đốc kiểm toán và chủ nhiệm kiểm toán. Việc làm này cho phép nhìn lại một cách khái quát toàn bộ báo cáo. Kiểm toán viên nên thực hiện rà soát lại BCTC vào thời điểm sắp kết thúc kiểm toán để nhận định xem những công việc mà đoàn kiểm toán đã thực hiện có thể đảm bảo BCTC không mắc những sai phạm trọng yếu hay không, liệu có cần điều chỉnh chương trình kiểm toán trước khi kết thúc cuộc kiểm toán hay không,…

Những công việc mà kiểm toán viên phải làm trong giai đoạn này là : - Xem xét lại những sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán

- Thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc: nhằm có được bằng chứng về sự nhận thức trách nhiệm của BGĐ trong việc lập và phê chuẩn BCTC phù hợp với các chuẩn mực kế toán và quy định pháp luật có liên quan.

- Tổng hợp các ghi chép

- Phát hành báo cáo kiểm toán: KTV phải đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán phù hợp với từng tình huống cụ thể và các chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp luật. GĐ kiểm toán chịu trách nhiệm về nội dung và ngày phát hành báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, công ty kiểm toán có thể phát hành thêm thư quản lý cung cấp một bảng tổng hợp các ý kiến đánh giá về những yếu kém được lưu ý trong quá trình kiểm toán và giải pháp cải thiện nhằm mục đích tư vấn, trợ giúp cho khách hàng được kiểm toán.

Những công việc thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán:

Sau mỗi cuộc kiểm toán, GĐ kiểm toán sẽ tiến hành tổng kết những ưu nhược điểm trong cuộc kiểm toán với các thành viên trong đoàn kiểm toán, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán tiếp theo. Công ty tiến hành lưu trữ các file kiểm toán nhằm trợ giúp KTV trong việc nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng trong việc lập và thực hiện kế hoạch trong các cuộc kiểm toán sau.

Kiểm toán viên nên tập trung vào 4 mục sau: - Đánh giá lại rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán - Đánh giá công việc thực hiện

- Thực hiện soát xét nội bộ - Xem xét lại phí kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH deloitte thực hiện (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w