Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)

Tác giả đã tiếp cận 23 cơng trình nghiên cứu (trong đó có 20 cơng trình trong nước và 3 cơng trình nước ngồi) nghiên cứu về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngồi.

(1). Cơng trình nước ngồi

Các học giả Papanek G. F [93], Rogoff K. and Rienhart C [94], Nguyễn Thị Phương [92], Le Hai Van [91] đều có chung một quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Họ nhấn mạnh sự tất yếu của các dòng vốn FDI (vốn của các nhà đầu tư từ nước này đem sang nước khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn so với khi họ đầu tư tại quốc gia của

họ). Đầu tư trực tiếp nước ngồi có ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Nó khơng chỉ mang tới cơng nghệ tiên tiến, bổ sung thêm nguồn vốn trong khi nước sở tại đang thiếu vốn đầu tư mà còn mang tới kinh nghiệm quản trị tiên tiến, có hiệu quả cũng như mang tới những chuyên gia giỏi lành nghề từ nước khác. Rồi từ đó họ đóng góp quan trọng vào việc gia tăng xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Le Hai Van [91], Nguyễn Thị Phương [92], Papanek G. F [93] đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ba học giả này nhấn mạnh vai trò quan trọng nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngồi là thu hút cơng nghệ cao, kinh nghiệm quản trị tiên tiến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tác giả của những nghiên cứu này cho biết mặt tiêu cực của việc thu hút vốn FDI là vì để thu được nhiều lợi nhuận các nhà đầu tư FDI đã thực hiện chuyển giá, báo lỗ (lỗ giả lãi thật) để trốn nộp thuế cho nước sở tại, trốn tránh đầu tư xây dựng cơng trình xử lý chất thải, dễ gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường và những ảnh hưởng tiêu cực khác.

(2). Cơng trình trong nước

Nghiên cứu của những tác giả trong nước tập trung ở các luận án, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Thành phố. Những nghiên cứu này tiếp cận các nội dung chủ yếu sau

Nhận thức và quan niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nhiều

nghiên cứu cho rằng, đầu tư FDI là một trong những hình thức đầu tư phát triển của một quốc gia hay của một địa phương [20,48,55,82,97,98]. Nó tồn tại do yêu cầu phát triển của cả quốc gia tiếp nhận đầu tư và của cả nhà đầu tư nước ngồi dư vốn và mong muốn có được nhiều lợi nhuận hơn. FDI là một trong những bộ phận đầu tư phát triển của quốc gia. Lợi nhuận là mục đích lớn nhất của đầu tư FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư của một nước đưa vốn bằng tiền hoặc bằng công nghệ, kỹ thuật, nguyên liệu, bằng sáng chế… sang một nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư tại nước đó nhằm

thu được nhiều lợi nhuận hơn. Về nguyên tắc, dòng vốn FDI chảy từ nước dư thừa vốn sang nước thiếu vốn và đem lại hiệu quả; Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia thiếu vốn họ cũng có thể lựa chọn cách đưa vốn ra nước ngồi để đầu tư nhằm có được hiệu quả cao hơn so với việc thực hiện đầu tư ở nước họ. Dưới tác động của yếu tố chính trị có quốc gia thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước này hay ở nước khác để đạt được mục đích riêng phục vụ cho mục tiêu “bành trướng” kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trên thế giới cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng gay gắt, yếu tố lợi nhuận trở thành điều kiện tiên quyết đối với thu hút vốn FDI. Lao động giá rẻ khơng cịn là yếu tố hấp dẫn nữa đối với thu hút FDI. Kết cấu hạ tầng, chất lượng lao động và mơi trường chính trị, mơi trường đầu tư đã trở thành những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vào năm 1996 Luật pháp về ĐTNN của Việt Nam ra đời và trong đó đã quy định: “ĐTNN là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo luật định” [43].

Các hình thái của đầu tư trực tiếp nước ngoài . Qua tổng quan một số

các nghiên cứu [56,57,62,81], các tác giả cho rằng, đầu tư trực tiếp nước ngồi có hai hình thái cơ bản: (1). 100% vốn nước ngồi. Tức là gồm những doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngồi đem vốn của mình vào một quốc gia (nước tiếp thu vốn FDI) để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; (2). Nhà đầu tư nước ngồi góp vốn liên doanh với nhà đầu tư của nước sở tại để phát triển sản xuất kinh doanh (với một tỷ lệ góp vốn nhất định theo quy định của luật pháp của nước sở tại. Nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thái đầu tư phù hợp để tạo ra lợi nhuận như mong muốn. Hình thức đầu tư này không ảnh hưởng đến hiệu quả của việc đầu tư.

Tác động của FDI: Các nghiên cứu [21,59,82] đều phân tích được các

tác động của vốn FDI đến nền kinh tế theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, ở mỗi giai đoạn mức độ tác động này lại khác nhau. Những kết quả chủ

yếu của các nghiên cứu này tập trung vào các nội dung

- Tác động tích cực: Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần phát huy tiềm

năng, lợi thế so sánh của quốc gia; tăng nguồn vốn đầu tư trong khi quốc gia đang thiếu vốn; giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao trình độ cơng nghệ; tạo ra sản phẩm mới và gia tăng quy mô kinh tế; mở rộng thị trường quốc tế cũng như tạo điều kiện để quốc gia sở tại tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các chuỗi sản xuất trên phạm vi toàn cầu/chuỗi giá trị toàn cầu và mạng phân phối tồn cầu. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và hình thành đội ngũ quản lý, cơng nhân có kỹ năng nghề tiến bộ hơn. Đồng thời thơng qua đó, góp phần giảm nghèo và làm cho quan hệ chính trị, kinh tế với các nước khác tốt hơn.

- Tác động tiêu cực: thua thiệt trong phân bổ đầu ra vì tình trạng chuyển

giá (họ sử dụng các xí nghiệp con để nâng cao giá nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và giảm giá bán sản phẩm) và khai báo lỗ giả của các doanh nghiệp FDI [24,40,41,58,72,81]. Điều này khiến các quốc gia nước sở tại thu hút được những doanh nghiệp FDI kém giá trị, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp trong nước.

Việc tìm hiểu kinh nghiệm của các Quốc gia phát triển, giàu kinh nghiệm hơn trong việc thu hút vốn FDI (như Hàn Quốc, Đài Loan) sẽ là việc làm rất cần thiết cho các nước đang phát triển như Việt Nam [56,86].

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi mang tính pháp lý cao: Một số

các nghiên cứu [1, 60,61,62] chỉ ra rằng, hoạt động đầu tư liên quan đến các vấn đề sử dụng đất đai, nước, điện, giải phóng mặt bằng, tuyển dụng lao động, tín dụng, thuế, xuất nhập khẩu, mơi trường, vận tải, thông tin...; đồng thời liên quan đến rất nhiều người, nhiều lĩnh vực lại vượt ra khỏi biên giới quốc gia và mang tính tồn cầu nên nó phải được điều chỉnh bằng luật pháp, được bảo đảm bằng luật pháp. Nhà đầu tư khơng thể tự động đến một nơi nào

đó để thực hiện đầu tư. Mọi hoạt động đầu tư phải được luật pháp cho phép - tức là phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Chẳng hạn như ở Việt Nam thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (ở cấp trung ương) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (ở cấp địa phương) cấp phép (Giấy chứng nhận đầu tư) theo Luật đầu tư và các Luật có liên quan. Hoạt động đầu tư không chỉ chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia mà còn bị sự ràng buộc bởi các quy ước quốc tế và luật pháp quốc tế. Hoạt động đầu tư FDI và đầu tư tài chính khơng những chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước tiếp nhận vốn FDI và đầu tư tài chính mà cịn bị tác động bởi các giá trị văn hóa của nước chủ nhà. Mọi việc liên quan đến đầu tư phải được thể chế hóa bằng luật pháp. Hoạt động đầu tư phải được pháp luật thừa nhận và cho phép và khi đã cho phép thì phải được bảo vệ. Hoạt động đầu tư ngồi vịng pháp luật được coi là hoạt động phi pháp và khi đó nó sẽ bị cấm. Mọi tranh chấp trong đầu tư phát triển phải được giải quyết bằng thỏa thuận giữa các bên tranh chấp hoặc phải được giải quyết tại tòa án. Hoạt động đầu tư rất cần được phản biện xã hội và giám sát xã hội. Mọi kiện cáo trong đầu tư phát triển phải được giải quyết theo luật và được giải quyết tại tịa án. Những tranh chấp nhỏ thì có thể được giải quyết thơng qua con đường thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa nhà đầu tư với đối tượng khác. Nếu các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận với nhau thì họ phải gửi đơn kiện lên cơ quan nhà nước hữu trách và cùng nhau ra tịa. Nếu ở một quốc gia có tình trạng giải quyết mâu thuẫn trong đầu tư bằng “luật xã hội đen” thì khó có được sự đầu tư bền vững và cuối cùng các nhà đầu tư cũng phải nản lòng và ra đi.

Ở Việt Nam trong những năm vừa qua và hiện nay để điều chỉnh các hoạt động đầu tư phát triển có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành. Trong đó phải kể đến Luật đầu nước ngoài [43], Luật đầu tư sửa đổi 2020 [48], Luật ngân sách 2015 [45], Luật doanh nghiệp sửa

đổi 2020 [49], luật xây dựng 2020 [xxx], luật đất đai... và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có những quy định điều chỉnh hành vi của những đối tượng liên quan mà tiêu biểu như Luật Thương mại, Luật thuế xuất và nhập khẩu, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật bảo vệ môi trường...

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w