2.6. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa
2.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hồ Chí Minh
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số thành phố tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh trong thu hút vốn FDI như sau:
cường vai trị của chính quyền địa phương điều kiện tiên quyết để thu hút vốn
từ các nhà đầu tư nước ngồi là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và mơi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh xây dựng phát triển
cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.
Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ
Thứ tư, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ để thu hút nguồn vốn FDI
Chính sách phát triển dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI là rất cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài như: dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật, cung cấp các thơng tin đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính, vận tải, kho bãi, hay chuyển giao cơng nghệ, dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép…
Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương:
Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành cơng nghệ cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng.
Thứ sáu, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư: Chủ động chủ trì và
phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết.
Thứ bảy, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngồi và cơng nghệ phù hợp: Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ
thiết kế dự án cụ thể khả thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án.
Thứ tám, marketing lãnh thổ cũng là một trong những biện pháp cần
được chú trọng từ bài học kinh nghiệm của Hà Nội, Đà Nẵng, để phát huy hơn nữa những lợi thế sẵn có của địa phương trong thu hút FDI.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận án đã tập trung luận giải một số vấn đề sau:
(1). Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, việc di chuyển vốn giữa các quốc gia là tất yếu với mục đích kiếm tìm lợi nhuận. Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do tích luỹ nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc hút vốn từ bên ngoài là tất yếu. Một trong những nguồn vốn hết sức quan trọng để bổ sung và thúc đẩy để phát triển kinh tế địa phương đó là vốn FDI.
(2). Qua nghiên cứu các hình thức thu hút vốn FDI, mỗi hình thức đầu tư của nước ngồi đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc các quốc gia và từng địa phương lựa chọn hình thức nào cịn phụ thuộc vào lợi thế, mục tiêu và định hướng phát triển. Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức nào thì cũng phải tạo ra càng nhiều càng tốt giá trị tăng thêm của nền kinh tế đồng thời phải đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút.
(3). Phân tích các tác động của FDI đối với nền kinh tế để phát huy những điểm mạnh, hạn chế những tồn tại, là cơ sở lựa chọn thu hút vốn FDI một cách hiệu quả nhất.
(4). Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào một địa phương điều này cũng cho thấy việc thu hút vốn FDI là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu để tìm cách thu hút vốn FDI tốt nhất cho địa phương của mình.
Chương 2 cũng đã đề xuất 3 nhóm tiêu chí để đánh giá thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, chỉ số ngưỡng FDI là một chỉ số quan trọng, đánh giá khách quan mức độ cần thiết thu hút FDI vào địa phương. Thứ nhất, chỉ số này có tính tham khảo lớn trong quá trình xây dựng kế hoạch thu hút vốn FDI tại từng quốc gia để đảm bảo lượng
vốn FDI thu hút được kiểm soát và khai thác hết tiềm năng. Thứ hai, so sánh
lượng vốn FDI với giá trị ngưỡng cung cấp chỉ báo quan trọng trong quá trình điều hành, đặc biệt là trong quá trình xây dựng hệ thống chính sách FDI. Thứ ba, việc xác định ngưỡng FDI còn giúp cho nền kinh tế neo giữ kỳ vọng FDI
tốt hơn. Theo đó, tác động của FDI đối với nền kinh tế là tối ưu nhất. Thứ tư, chỉ số ngưỡng FDI cần được so sánh với nhu cầu thực tế của đơn vị sở tại, giúp các nhà làm chính sách hiểu được cần có những chính sách FDI phù hợp để mở rộng hấp thụ nguồn vốn này.
Chương 2 gồm những nội dung cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề phân tích thực trạng tại chương 3 một cách logic và có hệ thống.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH