2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.2.3. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế
ngoài đối với nền kinh tế
Lý thuyết đã chỉ ra rằng FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút. Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc đẩy hành vi đầu tư ra bên ngồi của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn… ở nước thu hút. Bảng mô tả các yếu tố “đẩy” và “kéo” dẫn đến xu hướng đầu tư của FDI theo nghiên cứu của UNCTAD, 2006
Bảng 2.2. Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI
Yếu tố “Đẩy” – Nước chủ đầu tư Yếu tố “Kéo” – Nước thu hút 1. Thị
trường và Thương mại
Thị trường nước chủ đầu tư hạn chế buộc công ty phải tìm kiếm một thị trường mới
Thị trường lớn và phát triển là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.
2. Chi phí sản xuất
Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào như nguồn tài nguyên, chi phí lao động cao gây ra xu hướng đầu tư
Nguồn lực tài nguyên sẵn có, chi phí lao động thấp giúp giảm chi phí sản xuất nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu
ra nước ngoài. tư.
3. Doanh nghiệp địa phương
Xu hướng tồn cầu hóa và áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương là động lực tác động cơng ty tìm kiếm thị trường nước ngồi.
Những Hiệp ước thương mại, Đầu tư song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho vốn đầu tư nước ngồi.
4.Thể chế Chính sách hỗ trợ như cắt giảm chi phí, nâng cao các khả năng hoạt động doanh nghiệp
Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như chính sách tự do hóa và tư nhân hóa, ổn định chính trị, quản trị minh bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, quyền sở hữu, v.v…
Nguồn: UNCTAD, 2006 và tổng hợp của Phan Thị Quốc Hương, 2014
Như vậy, FDI có thể xảy ra theo xu hướng tác động của cả hai nhóm yếu tố: yếu tố “đẩy” của nước chủ đầu tư và yếu tố “kéo” của nước thu hút cùng với sự quan tâm từ cả hai phía chính phủ của các quốc gia này. Các chính sách ưu đãi vốn đầu tư nước ngoài được đưa ra bởi nước sở tại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu chỉ dựa trên các yếu tố có lợi thế cạnh tranh cao, chẳng hạn như sự sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc hứa hẹn lợi nhuận đầu tư cao hơn từ chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích đơn giản như vậy thường khơng đủ và ít có tác động tốt trong việc thúc đẩy thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư theo hướng bền vững được chú trọng ưu tiên, nhằm vừa đạt được những lợi ích về mặt kinh tế, vừa hướng đến những vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Có rất nhiều nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế là khá phổ biến. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hai hướng: trực tiếp và gián tiếp, trong đó tác động gián tiếp của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn gọi là tác động lan tỏa. Các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Một số nghiên cứu đề cập việc đo lường tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế nói chung theo cách tác động trực tiếp, trong khi những nghiên cứu khác lại tập trung nghiên cứu tác
động của FDI đối với hoạt động sản xuất, thương mại quốc tế, đầu tư địa phương theo hướng tác động lan tỏa. [8]
2.2.3.1. Tác động của FDI đối với hoạt động sản xuất.
FDI sẽ tác động vào hoạt động sản xuất từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Điều này xuất phát từ lập luận cho rằng các công ty đa quốc gia sở hữu công nghệ sản xuất tiên tiến nên sẽ “kích thích” nâng cao trình độ kỹ thuật – cơng nghệ trong nước. Thật vậy, q trình cạnh tranh gay gắt địi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới mình, nâng cao trình độ sản xuất để có thể tồn tại trên thương trường, nhất là khi họ muốn đối đầu với những công ty đa quốc gia. Ngồi ra, các cơng ty đa quốc gia thường sử dụng kỹ thuật quản lý hiện đại để tối đa hóa trong sử dụng các nguồn lực, giảm chi phí sản xuất, do đó thu hút các cơng ty đa quốc gia sẽ tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực bằng cách nâng cao năng suất, thúc đẩy khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, FDI góp phần cải thiện kỹ năng lực lượng lao động địa phương, hỗ trợ sử dụng các phương tiện sản xuất hiện đại.
2.2.3.2. Tác động của FDI đối với thương mại quốc tế.
Nhiều công ty đa quốc gia đạt được hiệu quả kinh doanh thông qua việc quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm sử dụng thương hiệu uy tín. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập của các công ty này vào thị trường nước ngoài. Ngày nay, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế mới theo quy định của WTO, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm từ các nước đang phát triển không đáp ứng các tiêu chuẩn này. Vai trò của FDI rất quan trọng trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển đạt được các tiêu chuẩn quốc tế cần thiết để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và cũng để nâng cao chất lượng sản xuất trong nước.
2.2.3.3. Tác động của FDI đối với đầu tư địa phương.
cứu tác động của FDI đến sản xuất, thương mại quốc tế, một vấn đề quan trọng không kém là nghiên cứu tác động của FDI đến đầu tư trong nước theo xu hướng FDI và đầu tư trong nước hỗ trợ hay thay thế nhau. Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ này với kết quả thu được là khác nhau. Nhiều nghiên cứu nước ngoài cho kết luận khác nhau về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Vai trò của FDI thể hiện khác nhau giữa các quốc gia, có thể là tốt, xấu, hoặc khơng đáng kể. Tác động này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thể chế và công nghệ trong nền kinh tế của nước chủ nhà. Ngay cả trong một quốc gia, kết luận vẫn chưa rõ ràng đối với các khoảng thời gian khác nhau trong quá trình quan sát và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung dịng vốn FDI ln được xem là một yếu tố quan trọng có tác dụng hỗ trợ nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, xuất khẩu… đặc biệt, tác động lan tỏa đã góp phần rất lớn trong tăng trưởng và phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển.
Bất cứ một hoạt động đầu tư nào đều có thể tác động đến nước sở tại ở các góc độ: các tác động tích cực, các tác động tiêu cực; hoặc, những tác động định lượng, những tác động mang tính chất định tính. Phân tích tác động của vốn FDI đối với nền kinh tế để thấy được tính hai mặt của một hoạt động đầu tư, theo đó, chính quyền cần có những chính sách để tối đa hóa những điểm mạnh và hạn chế thấp nhất những tác động mang tính chất tác hại đối với địa phương tiếp nhận vốn để cân bằng được lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại.
2.3. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương
Vốn FDI là sự di chuyển vốn quốc tế gắn liền với sự chuyển giao cơng nghệ và kinh nghiệm quản lý... khía cạnh trực tiếp được thể hiện ở việc tham gia điều hành trực tiếp của nhà đầu tư nước ngồi tạo cho dịng vốn này có lợi thế cao hơn so với hình thức đầu tư gián tiếp nếu xét từ khía cạnh tăng tài sản, công nghệ và năng lực quản lý. Thu hút vốn FDI vào địa phương đó chính là
việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà đầu tư nước ngồi đem vốn đến đầu tư trực tiếp bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận. Giai đoạn phát triển kinh
tế trước đây, chúng ta tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy mục tiêu thu hút đó chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư… mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI. Trong bối cảnh mới, việc thu hút FDI vào địa phương cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, vùng lãnh thổ và riêng một địa phương cụ thể.
Bảng 2.3. Thu hút FDI vào địa phương
Mục tiêu thu hút FDI là chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của từng quốc gia, từng ngành và từng địa phương. FDI là một trong những nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển. Thu hút FDI theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để kích thích dịng vốn FDI đầu tư vào trong nước, định hướng các hình thức đầu tư, hướng các dòng vốn FDI vào các lĩnh vực, ngành, vùng và sản phẩm… theo mục tiêu định trước của nước, của địa phương tiếp nhận đầu tư