(1) Cơng trình nước ngồi
Hầu hết các nghiên cứu thừa nhận sự cần thiết của vốn đầu tư nước ngoài đối với quốc gia tiếp nhận bao gồm vốn, bí quyết cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, marketing, mạng lưới sản xuất toàn cầu…; và là một động lực quan trọng tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp nhận phát triển và tăng trưởng kinh tế (Lall, 2000; OECD, 2002). Theo UNCTAD (1999), FDI có thể hỗ trợ phát triển cho địa phương bằng cách: (i) bổ sung các nguồn lực tài chính cho phát triển; (ii) đẩy mạnh cạnh tranh xuất khẩu; (iii) tạo ra việc làm và phát triển kỹ năng làm việc cho ngưười lao động; (iv) bảo vệ môi trường và tránh nhiệm xã hội; (v) tăng cường trình độ cơng nghệ (bao gồm chuyển nhượng, khuếch tán, và tạo ra cơng nghệ). Có cùng quan điểm, OECD (2002) chỉ ra những lợi ích của nguồn vốn FDI và gợi ý việc chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI được thực hiện qua bốn kênh: (i) chuyển giao theo chiều dọc với nhà cung cấp ở nước sở tại; (ii) chuyển giao theo chiều ngang với các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty thuộc ngành phụ trợ; (iii) di chuyển các lao động có tay nghề cao; (iv) quốc tế hóa hoạt động R&D.
Về động cơ của FDI, World Bank (2011), Rajan (2004) và nhiều nghiên cứu khác cho thấy có một xu thế chạy đua để thu hút FDI trên toàn thế giới, tuy nhiên các lý do thu hút FDI vào từng quốc gia không giống nhau [88, 95, 97, 98, 173, 175]. Các nghiên cứu cũng đã tổng kết lại một số lý do hấp dẫn FDI chủ yếu bao gồm: (i) tìm kiếm nguồn lực bao gồm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người; (ii) tìm kiếm thị trường; (iii) tìm kiếm
hiệu quả đầu tư bằng cách giảm chi phí sản xuất, chi phí lao động; (iv) tìm kiếm tài sản chiến lược ở quốc gia tiếp nhận ví dụ cơng nghệ mới, thương hiệu, các kênh phân phối. Theo đó, các nghiên cứu gợi ý rằng các quốc gia cần phải dựa trên tiềm lực và lợi thế riêng của mình, để có chính sách thu hút FDI cho phù hợp và hiệu quả.
Về hệ thống chính sách FDI, các chính sách có thể được phân chia làm
ba cấp độ: (i) chính sách thu hút FDI; (ii) chính sách nâng cấp FDI; (iii) chính sách tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước [32, 33, 34, 35, 188]. Trong đó, chính sách thu hút FDI được hình thành bằng các ưu đãi về thuế, đất đai, cơ chế thuận lợi trong việc chu chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường trong nước và các bảo đảm bằng luật về quyền sở hữu vốn và tài sản, sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư. Chính sách nâng cấp FDI được hình thành theo các định hướng ưu tiên thu hút FDI theo chiến lược phát triển của quốc gia. Trong một số trường hợp, có nước cịn áp dụng hình thức trợ cấp của Chính phủ cho nhà đầu tư để họ thực hiện dự án có quy mơ lớn, tác động lan tỏa rộng, thuộc danh mục ưu tiên cao nhất. Chính sách khuyến khích các mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngồi nước được hình thành như là một phần trong chính sách cơng nghiệp, dịch vụ của từng quốc gia, nhằm làm cho các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ FDI nhờ vào mối quan hệ hợp tác và phân công về công nghệ và thị trường tiêu thụ với các MNCs. Chính sách này cũng khuyến khích TNC quốc tế hợp tác với các cơ sở đào tạo (nhất là bậc đại học và dạy nghề trình độ cao), tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước để nâng cao hơn nữa trình độ và năng lực của các cơ sở, tổ chức đó. Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, chính sách thu hút FDI được ưu tiên hàng đầu, trong khi các quốc gia phát triển theo đuổi tuơng đối đồng đều các cấp độ chính sách nói trên. Các cơng trình nghiên cứu trong nước cách tiếp cận hệ thống chính sách FDI theo ba cấp độ như phân tích
khá ít gặp.
Về hiệu quả của các chính sách FDI, các nghiên cứu cho thấy rằng
chính sách FDI hiệu quả phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng quốc gia. Nghiên cứu của Bellak và cộng sự (2005) phân tích dữ liệu theo ngành của hai nhóm nước là Mỹ và 6 nước EU (US + EU6) và nhóm 4 nước Tây Âu (CEEC 4); kết luận cho thấy ở các nước CEEC 4 chi tiêu chính phủ cho hoạt động R&D sẽ tạo ra sự gia tăng quan trọng trong FDI; trong khi ở các nước US+EU6 sự cải thiện trong chi phí lao động đơn vị (như cải thiện năng suất lao động) và chính sách thuế sẽ thu hút nhiều FDI hơn. Còn theo Rajan (2004), một quốc gia muốn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi thì cần phải tạo ra một mơi trường thuận lợi bằng cách giảm thiểu các chi phí quản lý phức tạp (hassle cost). Nghiên cứu cũng hệ thống hóa các chi phí này trong 32 nước đang phát triển, từ đó chỉ ra mối liên hệ ngược chiều giữa chi phí quản lý và FDI đến tỷ lệ tăng trưởng GDP của các quốc gia sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác. Để đánh giá hệ thống chính sách FDI, nghiên cứu của SESRIC (2014) gợi ý sử dụng chỉ số FDI tiềm năng và chỉ số FDI thực hiện được xây dựng và phát triển bởi UNCTAD (2002).
Về mức độ thu hút vốn FDI (còn gọi là ngưỡng FDI), Theo Raheem & Oyinlola (2013), mức ngưỡng tối thiểu đối với năng lực quản lý nhà nước để FDI có tác động tích cực đối với nền kinh tế là -1.2 (chỉ số đánh giá năng lực
quản lý nhà nước được đo lường từ giá trị -2.5 đến 2.5, Kaufmann và cộng sự, 2010), Shu-Chen Chang (2015) xác định mức ngưỡng ổn định chính trị là
0.845 và ngưỡng thể chế pháp luật là 1.228 để đảm bảo FDI khơng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi Ford, Sen & Wei (2010) nghiên cứu trường hợp của Trung Quốc trong giai đoạn 1970 – 2005, kết luận cho thấy cho dù trình độ quản lý nhà nước tốt ở mức nào thì FDI cũng khơng có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế.
Trong hầu hết các nghiên cứu về tác động ngưỡng lên mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, biến ngưỡng thường được sử dụng là trình độ lao động, năng lực quản lý nhà nước, độ mở thương mại (-0,813 trong nghiên cứu của Jyun-Yi W. & Chih-Chiang H.,2008), CPI, khả năng hấp thụ của nền kinh tế (0,07 – 1,2 trong nghiên cứu của Girma, 2005). Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu tìm hiểu về ngưỡng quy mơ FDI trong mối quan hệ này. Tác giả chỉ tìm thấy nghiên cứu của Demekas D. G. và cộng sự (2005) phân tích trên mẫu 15 nước Đơng – Nam Âu trong giai đoạn 1995 – 2003 đề xuất mức ngưỡng quy mô vốn FDI không tư nhân hóa (non-privatization FDI) trên GDP là 12,1%. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng bản chất của FDI sẽ thay đổi khi nước chủ nhà thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Cũng theo nghiên cứu, làn sóng đầu tư nước ngồi ban đầu chủ yếu bị hấp dẫn bởi quy mô thị trường, dễ dàng tiếp cận thị trường, chi phí nhân cơng rẻ, nhưng một khi vốn đầu tư FDI đến “điểm tới hạn” (hay khi vượt qua giá trị ngưỡng), một loại nhà đầu tư mới sẽ xuất hiện và bị thu hút bởi chất lượng môi trường kinh doanh, sự thịnh vượng của quốc gia và mức độ phát triển của thể chế luật pháp.
Về mô hình xác định ngưỡng, thống kê cho thấy các mơ hình được sử
dụng để xác định giá trị ngưỡng tương đối đa dạng, trong đó nổi bật là mơ hình hồi quy ngưỡng (Threshold Regression), mơ hình tự hồi quy ngưỡng AutoRegression – TAR) đối với dữ liệu chuỗi thời gian, mơ hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu mảng (Panel Threshold Regression - PTR). Trong đó, mơ hình TAR và mơ hình PTR ưu việt hơn vì cho phép ước lượng được nhiều hơn một giá trị ngưỡng trong mơ hình (nếu có), trong khi mơ hình hồi quy ngưỡng chỉ cho phép ước lượng được một giá trị ngưỡng duy nhất. Mơ hình TAR được giới thiệu bởi Tong (1983) cho dữ liệu chuỗi thời gian, sau đó được thừa kế và phát triển bởi Hansen (1996, 1999, 2000) thành mơ hình hồi quy ngưỡng cho dữ liệu mảng (Panel Threshold Regression – PTR). Mơ hình TAR
và PTR ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và ý nghĩa của mình trên cả khía cạnh lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Các mơ hình này cho phép kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ phi tuyến tính và xác định được số ngưỡng của mơ hình. Bên cạnh đó, kỹ thuật lấy mẫu có hồn lại Bootstrap2 cho phép xác định giá trị ngưỡng và kiểm định sự tồn tại của hiệu ngưỡng (Hansen, 1996, 1997, 1999, 2000).
(2) Cơng trình trong nước
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.
Trần Văn Lợi, 2008. “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Khoa Kinh tế - Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu tác động tích cực, tiêu cực của FDI đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển và một số giải pháp để khắc phục.
Ngô Thị Hải Xuân, 2011 (Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Bộ) “Những giải
pháp chiến lược khắc phục tình trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Đề tài NCKH cấp Bộ. Báo cáo vào tháng
11 năm 2011. Nhóm tác giả đã đề cập những hạn chế và mất cân đối trong hoạt động FDI ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Nguyễn Xuân Trung, 2012 “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Thơng qua
việc phân tích một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam liên quan đến: cân đối vĩ mơ; bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ; Sự tác động lan tỏa, liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước…, tác giả đã làm sáng tỏ một số mặt tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngồi. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam.
Cao Thị Hồng Vinh (2013) nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Áp dụng phương pháp FE, RE với dữ liệu bảng giai đoạn 1995-2011. Tác giả cho thấy tác động rõ rệt của việc tham gia WTO tới dòng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cịn cho thấy cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1997 làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam, các hiệp định song phương cũng giúp thu hút dòng FDI nhiều hơn, cơ sở hạ tầng (đo lường bằng tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet) có tác động cùng chiều với FDI, việc giảm thuế suất của Việt Nam cũng giúp thu hút FDI nhiều hơn và các nhà đầu tư còn quan tâm đến thể chế, ổn định chính trị, kiểm sốt tham nhũng.
Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013) dùng dữ liệu giai đoạn 2001- 2010 ở các tỉnh thành Việt Nam với phương pháp OLS, kết luận dịng vốn FDI đang có sự dịch chuyển sang các khu vực có trình độ phát triển còn nhiều hạn chế như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; Lĩnh vực bất động sản thu hút nhiều dự án FDI và có xu hướng tăng; FDI vào lĩnh vực tài chính cịn hạn chế; chất lượng cũng như quy mô hoạt động của các doanh nghiệp có tác động mạnh tới thu hút FDI, trong khi trình độ lao động cao lại chưa có nhiều ý nghĩa trong giai đoạn này.
Về đối tượng và không gian nghiên cứu, các nghiên cứu chủ yếu được
nghiên cứu ở cấp độ quốc gia (Nguyễn Mại, 2012, 2013, 2014, 2015; Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006, 2008, 2010; Trần Quang Thắng, 2012), hoặc địa phương (Nguyễn Tiến Long, 2010), vùng (Phạm Đức Minh, 2013; Nguyễn Ngọc Anh, 2014).
Về dữ liệu nghiên cứu, chủ yếu các nghiên cứu được thực hiện với số
liệu chuỗi thời gian (Nguyễn Văn Duy và cộng sự, 2014; Nam Hoai Trinh & Quynh Anh Mai Nguyen, 2015), một số khác sử dụng số liệu mảng chủ yếu
với các nghiên cứu định lượng theo vùng kinh tế hoặc liên kết vùng (Nguyen Dinh Chien & Kezhong Zhang, 2012; Sajid Anwar & Lan Phi Nguyen, 2013; Meltem Sengun, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: thực trạng dòng vốn FDI, các nhân tố ảnh hưởng đến FDI, hay hệ thống chính sách FDI, kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia. Số ít sử dụng mơ hình lý giải cho mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, cũng như phân tích sự cần thiết của việc thu hút them FDI ở Việt Nam nói chung và các tỉnh thành trong nước nói riêng.
Về thực trạng dòng vốn FDI, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều có sự
thống nhất cao rằng dịng vốn FDI ở Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm, và cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc thu hút FDI để tăng trưởng kinh tế ở cả cấp độ quốc gia và địa phương (Nguyễn Mại, 2012, 2013, 2014, 2015; Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006, 2008, 2010; Trần Quang Thắng, 2012; Nguyễn Tiến Cơi, 2009; Nguyễn Xuân Trung, 2011). Một số nghiên cứu sâu còn cho thấy FDI mang lại tác động tích cực lên tăng trưởng trong cả ngắn hạn và dài hạn (Christian & Richard, 2012). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa & Bùi Thị Bích Phương (2014) chỉ ra rằng tổng dự trữ, cơ sở vật chất, chi phí lao động và độ mở thương mại là những nhân tố tác động đến FDI chảy vào quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cũng có nghiên cứu phân tích những vấn đề bất cập trong việc thu hút FDI ở Việt Nam (Trần Quang Thắng, 2012), những nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính mà khơng lượng hóa hay chỉ ra được “thu hút FDI bao nhiêu là đủ?”
Về hệ thống chính sách FDI của Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính sách FDI, kinh nghiệm thu hút FDI của các quốc gia khác (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Nguyễn Xuân Trung, 2011; Trần Quang Thắng, 2012), tuy nhiên chủ yếu dựa trên phân tích định tính. Xét riêng về hệ thống chính sách, các nghiên cứu
thường chỉ tập trung vào chính sách thu hút FDI mà khơng có sự bao qt các cấp độ chính sách FDI khác như chính sách nâng cấp FDI, chính sách tạo mối liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chỉ tiêu đánh giá chính sách FDI tại Việt Nam hầu như không được nhắc tới trong các nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử
dụng là phương pháp định tính, phân tích mơ tả truyền thống (Trần Quang Thắng, 2012; Nguyễn Tiến Cơi, 2009; Nguyễn Xuân Trung, 2011). Thời gian gần đây xuất hiện nhiều các nghiên cứu định lượng hơn, chủ yếu xoay quanh mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Chien và cộng sự, 2012), hoặc mối quan hệ giữa FDI với cơ cấu kinh tế (Đỗ Thị Thủy, 2001; Nguyễn Tiến Long, 2010), thương mại, và thể chế (Dang Duc Anh, 2013; Nguyễn Quốc Việt và cộng sự, 2014), hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng FDI (Sajid Anwar & Nguyen Phi Lan, 2011; Dương Thị Bình Minh và cộng sự, 2010; Christian & Richard, 2012; Nguyễn Thị Liên Hoa & Bùi Thị Bích Phương, 2014). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu định lượng đều dựa trên mơ hình tuyến tính. Theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào sử dụng mơ hình phi tuyến để quan sát mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, các nghiên cứu khơng luận giải được một cách cặn kẽ tại sao lại cần thu hút thêm FDI trong khi FDI đã và đang làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập tại Việt Nam. Các nghiên cứu cũng không chỉ ra được ngưỡng quy mô FDI mà tại đó tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế là tối ưu.