tiếp nước ngồi
(1) Cơng trình nước ngồi
theo hai nội dung chính là: quan điểm của các học giả về thu hút vốn đầu tư cấp quốc gia, cấp tỉnh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các địa phương. Cụ thể là:
Với quan điểm chiết trung, Dunning (2004) cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng cả hai yếu tố: yếu tố đẩy từ nước đầu tư và yếu tố kéo từ nước thu hút đầu tư. Một số yếu tố như thị trường trong nước bị hạn chế, chi phí các yếu tố đầu vào và lao động, áp lực cạnh tranh cao... của nước đầu tư sẽ là động lực để thúc đẩy hành vi đầu tư ra nước ngoài. Ngược lại, thị trường lớn và phát triển ổn định, chi phí các yếu tố đầu vào và lao động rẻ, chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý... sẽ thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bắt nguồn từ lý thuyết thương mại quốc tế của Ohlin-Ho (1966) giải thích hiện tượng đầu tư quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư (vốn, lao động) giữa các nước, đa phần là giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Kemp (1964) đề xuất mơ hình di chuyển vốn quốc tế. Quan điểm của McDougall - Kemp phát triển từ lý thuyết của Mac. Dougall (1960) , cho rằng các nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước thiếu vốn. Do đó, xuất hiện dịng lưu chuyển giữa 2 nhóm nước Tuy nhiên, mơ hình này khơng giải thích được hiện tượng cùng một nước nhưng có cả hai dịng vốn chảy vào và chảy ra. Do đó, lý thuyết lợi nhuận cận biên chỉ có thể là bước khởi đầu nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Nghiên cứu của Kindleberger (1969) hay Dunning, Krugman đều cho rằng các cơng ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (bí mật về cơng nghệ và lợi thế về thông tin vượt trội…) giúp các cơng ty vượt có lợi thế về chi phí ở nước ngồi nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường sản phẩm
Nhóm các cơng trình giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các địa phương, quốc gia, bao gồm:
Romer và Lucas cho rằng các yếu tố sau tác động đến hành vi đầu tư: ý định đầu tư; sự ổn định về môi trường đầu tư; sự phát triển của hệ thống tài chính; chính sách lãi suất; chính sách đầu tư cơng; chất lượng nguồn nhân lực; sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc các dự án trong cùng ngành có mối liên kết; khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ; khả năng hỗ trợ và chính sách hỗ trợ đầu tư của nước thu hút đầu tư (thị trường, luật lệ, thủ tục, cơng nghệ)
Tổng hợp phân tích hành vi đầu tư của doanh nghiệp từ nhiều nghiên cứu (mơ hình đầu tư theo lý thuyết tân cổ điển của Solow (1956); mơ hình hành vi đầu tư của doanh nghiệp tiếp cận theo mơ hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990); mơ hình ngoại tác của Romer (1986) và Lucas (1988) cho thấy các yếu tố có thể tác động tới hành vi đầu tư: (1) ý định đầu tư (sự thay đổi nhu cầu); (2) sự ổn định về mơi trường đầu tư; (3) các chính sách hỗ trợ đầu tư (quy định pháp luật, quy trình, thủ tục); (4) chính sách lãi suất; (5) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (6) chính sách đầu tư cơng; (7) chất lượng nguồn nhân lực; (8) sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (9) khả năng tiếp thu và vận dụng và phát triển công nghệ; (10) mức độ đầy đủ và minh bạch về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, về các tiến bộ công nghệ.
Môi trường đầu tư tại nơi thu hút đầu tư là yếu tố quyết định để thu hút đầu tư vào địa phương đó đồng thời là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh giữa các địa phương. Parasuraman (1985) đã đưa ra mơ hình SERVQUAL nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ với năm thành phần đánh giá, bao gồm: (1) yếu tố tin cậy; (2) yếu tố khả năng đáp ứng; (3) yếu tố năng lực phục vụ; (4) yếu tố đồng cảm; (5) yếu tố phương tiện hữu hình. Tuy nhiên, các nghiên cứu
khoa học gần đây cho thấy chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng là hai khái niệm khác nhau. Tác giả Oliver cho rằng sự thỏa mãn của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng khi được đáp ứng mong muốn sau khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ. Sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng qt nói lên sự hài lịng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ, đó là sự khác biệt giữa kết quả nhận được so với kỳ vọng. Trong khi đó, Zeithml và Bitner cho rằng chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ.
(2) Cơng trình trong nước
Tác giả Nguyễn Đức Nhuận (2017) cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào vùng kinh tế Sơng Hồng chịu tác động bởi các yếu tố sau: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ cơng, nguồn nhân lực, mơi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 330 nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi vào vùng kinh tế đồng bằng sơng Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đồng bằng Sông Hồng
Tác giả Nguyễn Quỳnh Thơ (2017) “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” sử dụng kết hợp phương pháp
phân tích định tính và định lượng để phân tích đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015. Kết quả phân tích hướng đến 3 câu hỏi nghiên cứu cơ bản: (1) Hoạt động FDI ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 và những tác động tới nền kinh tế; (2) Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chính sách FDI trong giai đoạn phân tích; (3) Quy mơ vốn
FDI đã phải là tối ưu trong giai đoạn phân tích. Nghiên cứu này giúp tác giả có thể kế thừa trong nghiên cứu của mình trên một địa phương cụ thể
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2015) cho rằng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 365 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 08 yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư thì yếu tố KCHT và nguồn nhân lực là các yếu tố tác động nhiều nhất. Điều này có nghĩa là, KCHT và nguồn nhân lực là 02 yếu tố mà các nhà đầu tư xem xét nhiều nhất trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy, để các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN (KCN) trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo địa phương cần quan tâm nhiều đến 02 yếu tố này. Đây sẽ làm cơ sở để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Bá Huyền (2015) cho rằng, dịng vốn FDI chịu tác động bởi 06 yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố về chính sách, chính phủ; nhóm yếu tố về văn hóa - xã hội, nhóm yếu tố về kinh tế và thị trường; nhóm yếu tố về tài chính, nhóm yếu tố về nguồn lực và nhóm yếu tố về KCHT đầu tư. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp của 41 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy: dịng vốn FDI chịu tác động bởi 02 nhóm yếu tố là: (i) yếu tố về kinh tế và thị trường và (ii) nhóm yếu tố KCHT đầu tư.
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Quốc Hương (2017) làm rõ dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động trực tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách; nhóm yếu tố kinh tế; nhóm yếu tố chất lượng
thể chế; và nhóm yếu tố về thơng tin quá khứ về vốn FDI thu hút được. Tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát sai phân (DGMM) để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng dữ liệu biến phụ thuộc FDI được thu thập từ số liệu thống kê của tổ chức UNCTAD trong giai đoạn 2000-2012. Tác giả sử dụng các yếu tố khung chính sách, kinh tế và chất lượng thể chế làm biến đại diện cho các biến độc lập. Các biến này đều được tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2000-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: 3 trong 6 giả thuyết không đủ cơ sở để bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, bao gồm tác động nhóm yếu tố khung chính sách, động cơ tìm kiếm thị trường và động cơ tìm kiếm tài nguyên đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Minh Tiến (2015) khẳng định dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động của 07 yếu tố: Quy mô thị trường, nguồn nhân lực, Độ mở thương mại, KCHT, lao động có kỹ năng, chính sách kinh tế vĩ mơ, ổn định kinh tế vĩ mô. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ 43 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2012. Thông qua phương pháp ước lượng Moment tổng quát (hồi quy GMM Arellano-Bond) với bộ dữ dữ liệu bảng và dựa trên ước lượng PMG. Tác giả đã nghiên cứu tác động của FDI và các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế của 6 vùng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2012. Kết quả cho thấy giữa các vùng có những đặc tính hội tụ và đặc trưng đối với các tác động của các yếu tố lên tăng trưởng kinh tế, mức độ hội tụ và đặc trưng giữa các vùng có sự khác biệt.
Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014) cho rằng dòng vốn FDI chạy vào các nước phụ thuộc vào các nhóm yếu tố sau: (1) Quy mơ thị trường, (2) tổng dự trữ ngoại hối, (3) KCHT đầu tư, (3) chi phí lao động, (5) độ mở thương mại của một quốc gia. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với bộ dữ liệu bảng của 30 nước trong khoảng
thời gian 13 năm (từ 2000 - 2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Quy mô thị trường, tổng dự trữ, yếu tố cơ sở vật chất được đại diện bởi biến tiêu thụ điện có tương quan cùng chiều với FDI.
Nhóm tác giả Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2013) cho rằng sự thỏa mãn của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố: nhóm yếu tố về quy mơ thị trường; nhóm yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực; nhóm yếu tố về chi phí; nhóm yếu tố về KCHT; nhóm yếu tố về sự hình thành cụm ngành; nhóm yếu tố về cơng tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; nhóm yếu tố về chính sách ưu đãi đầu tư; nhóm yếu tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 150 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại thành phố Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện vào tháng 5/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thỏa mãn của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 05 nhóm yếu tố lần lượt là: (1) nhóm yếu tố về cơng tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; (2) nhóm yếu tố về chính sách về ưu đãi đầu tư của địa phương; (3) nhóm yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực; (4) nhóm yếu tố về KCHT; (5) nhóm yếu tố về sự hình thành và phát triển cụm ngành.
Tác giả Đinh Phi Hổ (2011) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các KCN tại Bình Phước. Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào các KCN chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát 226 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng biến hài
lòng của nhà đầu tư để thể hiện yếu tố thu hút đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của doanh nghiệp chịu tác động bởi 08 yếu tố: Chi phí cạnh tranh, chính sách đầu tư, KCHT, nguồn nhân lực, môi trường sống, lợi thế đầu tư, lợi thế về lao động địa phương, năng lực lãnh đạo địa phương.
Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào tỉnh Tiền Giang. Nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đối với một địa phương sẽ đầu tư vốn vào địa phương đó. Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố, bao gồm: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, lao động, hỗ trợ chính quyền, dịch vụ kinh doanh, ưu đãi đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, mơi trường sống. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 402 doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo phương pháp lấy mẫu định mức với 02 thuộc tính kiểm sốt là hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của các nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 04 yếu tố: sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ưu đãi đầu tư, đào tạo kỹ năng và môi trường sống.