Từ tổng quan các cơng trình nghiên cứu, tác giả rút ra những đánh giá và nhận định chính sau đây:
1.5.1. Những điểm có thể kế thừa
Những nhận thức về đầu tư, đầu tư phát triển, nguồn vốn cho đầu tư phát triển và xem FDI là một nội dung quan trọng của đầu tư phát triển. Thu hút vốn FDI vào địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhận mạnh yếu tố môi trường đầu tư (các nghiên cứu trước đây còn nguyên giá trị ở thời điểm hiện tại), hệ thống hỗ trợ như: kết cấu hạ tầng, các thủ tục hành chính... ln có ảnh hưởng nhất định đến quyết định đầu tư của các DN FDI. Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả FDI cho tác giả những kết quả và hướng nhìn tồn
diện ở góc độ thu hút vốn FDI theo giá trị bền vững. Nghĩa là, chính sách thu hút vốn FDI như thế nào để đạt được kết quả tác động tích cực đến tồn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương.
1.5.2. Những điểm đã đề cập nhưng chưa thỏa đáng
Rất khó để xác định mức độ thu hút vốn FDI vào địa phương bao nhiêu là đủ, là phù hợp với khả năng hấp thụ của mỗi địa phương. Các nghiên cứu phần lớn chỉ dừng lại ở việc phân tích và đánh giá giữa nguồn vốn kế hoạch và nguồn vốn thực hiện để xác định mức độ thu hút FDI trong năm nghiên cứu. Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại cũng đã rất khác so với các nghiên cứu trước đây, môi trường đầu tư hiện tại với nhiều khó khăn, thách thức, tình hình chính trị trên tồn thế giới nhiều biến động... những yếu tố này là khoảng trống mới cho các nghiên cứu sau này.
1.5.3. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu làm rõ
Từ kết quả tổng quan, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
(1) Hoạt động FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2022 tác động tới nền kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
(2) Hệ thống chính sách FDI hiện nay của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có hiệu lực và hiệu quả hay không? Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại dịch bệnh covid – 19, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.
(3) Với nội lực hấp thụ hiện tại của nền kinh tế, quy mô vốn FDI thu hút vào Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu là tối ưu? (Ngưỡng FDI)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Theo yêu cầu nghiên cứu của luận án (cụ thể là căn cứ vào những vấn đề lý luận phải làm rõ) và với mục đích phát hiện những điểm có thể kế thừa từ những cơng trình đã nghiên cứu, cố gắng làm rõ những vấn đề tuy các học giả đã đề cập nhưng chưa thỏa đáng, từ đó xác định những vấn đề luận án phải đi sâu làm rõ, tác giả tập trung tổng quan 98 tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến các nội dung đề tài nghiên cứu. Các tài liệu, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài vào một nước (cấp quốc gia), vào một tỉnh (cấp địa phương) rất phong phú với nhiều cách thức tiếp cận và các kết quả nghiên cứu đều có giá trị cao. Qua tổng quan các nghiên cứu, tác giả xác định những nội dung kế thừa, những điểm chưa thỏa đáng tiếp tục làm sáng tỏ, quan trọng nhất là tìm ra câu hỏi nghiên cứu về những nội dung luận án cần đi sâu làm rõ.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO ĐỊA PHƯƠNG