.CÔNG TÁC ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng tái tục hợp đồng bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Trang 37)

Đề phịng và hạn chế tổn thất (ĐPHCTT) khơng những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của DNBH. ĐPHCTT bao gồm đề phòng và hạn chế tổn thất, cho nên khâu này khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cịn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất gây ra cho lái xe trong mỗi vụ tai nạn cũng giảm đi, từ đó DNBH sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả BH. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác ĐPHCTT nên công ty Bảo hiểm Hà Tây luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác ĐPHCTT. Hàng năm công ty đều trích ra một khoản tiền từ doanh thu phí nghiệp vụ làm cơng tác ĐPHCTT như sau:

Bảng 03: Chi ĐPHCTT BHTNDS của chủ xe cơ giới tại BVHT (2000-2004)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.Chi ĐPHCTT(trđ) 125,12 148,09 181,77 459,4 651,7 2.Chi bồi thường(trđ) 1044,73 1423,09 1786,3 2849,2 4038 3.Chi ĐPHCTT/chi BT(%) 11,98 10,41 10,18 16,12 16,14 4.Tốc độ tăng chi ĐPHCTT(%) - 18,36 22,74 152,74 41,86 (Nguồn: Bảo Việt Hà Tây) Từ bảng 03 ta thấy:

Chi ĐPHCTT về số tuyệt đối đều tăng lên qua các năm, năm 2000 là 125,12 triệu đồng tăng lên 651,7 triệu đồng năm 2004. Do tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, số lượng xe lưu hành lớn, chất lượng đường sá giảm sút. Năm 2003 tốc độ chi ĐPHCTT tăng vọt 152,74% do trong năm số xe cơ giới tham gia BH nghiệp vụ này tăng đột biến, chính vì vậy khoản tiền dùng trích lập

quỹ dự phịng cũng tăng lên. Tuy nhiên, về tốc độ chi ĐPHCTT thì chỉ có năm 2004 là giảm trong giai đoạn 2000-2004. Điều này chứng tỏ công tác ĐPHCTT của cơng ty có hiệu quả

Đạt được kết quả trên, là do:

- Công ty đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, với Công an tuyên truyền luật lệ giao thông tới đơng đảo người dân. Từ đó, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ xe cơ giới khi tham gia BH.

- Tổ chức hội nghị cuối năm để đánh giá quá trình thực hiện cơng tác ĐPHCTT, tìm ra nguyên nhân, mức độ tổn thất của mỗi vụ tai nạn. Từ đó có các biện pháp hữu hiệu cho công tác ĐPHCTT cho năm sau

Tuy nhiên chi ĐPHCTT của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới còn hạn chế. Trong năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả chi phí bỏ ra.

3.3. Cơng tác giám định và bồi thƣờng tổn thất a.Giám định tổn thất a.Giám định tổn thất a.Giám định tổn thất

Giám định tổn thất là cơ sở xác định chính xác số tiền bồi thường. Việc bồi thường có được tiến hành nhanh chóng, kịp thời hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác giám định. Để đảm bảo tính khách quan, xác thực của biên bản giám định, công tác giám định phải tuân theo 2 nguyên tắc sau:

- Biên bản giám định được lập phải có ít nhất 2 người hoặc 2 bên cùng ký nhận sự việc, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền như: UBND, Cơng an..

- Đề nghị người được BH xuất trình các giấy tờ như: giấy chứng nhận BH, giấy chứng nhận thương tích, giấy ra viện, bệnh án, kết luận X- Quang …có xác nhận của bệnh viện. Trong trường hợp cần thiết, giám định viên phải trực tiếp xuống cơ sở khám, chữa bệnh để xác minh lại giấy tờ

Trong những năm gần đây, các sản phẩm về BH xe cơ giới đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Do đó, cơng tác giám định xe cơ giới đặc biệt là công tác giám định trong BHTNDS của chủ xe cơ giới phải được củng cố và nâng cao. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường thời gian qua cơng ty đã có các biện pháp cần thiết như:

- Cử cán bộ tham dự các khoá học đào tạo cho các giám định viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ.

- Thay đổi cơ cấu tổ chức các phịng trong cơng ty: thành lập phịng Quản lý nghiệp vụ chuyên giải quyết công tác giám định, bồi thường tại cơng ty và các phịng BH khu vực đã đưa công tác giám định dần dần được chun nghiệp hố.

- Bên cạnh đó, mỗi phịng BH tại cơng ty đều có một giám định viên phụ trách một loại hình BH. Vì vậy, khi tai nạn hay tổn thất xảy ra cho bất kỳ khách hàng nào, tại địa bàn nào thì phịng BH khu vực đó có trách nhiệm giám định ban đầu, thu thập hồ sơ, giúp khách hàng khắc phục hậu quả.

- Với các rủi ro khơng thuộc phân cấp, hay có liên quan đến các đơn vị bạn thì phải đồng thời có mặt tại nơi xảy ra rủi ro, thu thập các thông tin ban đầu và thông báo với các cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết hoặc xem ý kiến chỉ đạo của công ty.

- Đối với những vụ tai nạn xảy ra ở tỉnh khác mà vẫn thuộc trách nhiệm BH của công ty, công ty sẽ chủ động phối hợp với các công ty BH ở tỉnh đó, uỷ thác cho lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn nơi xảy ra tai nạn giám định hộ. Bên cạnh đó, cơng ty còn tổ chức giám định cho các vụ tai nạn do xe của các tỉnh khác gây ra trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, công tác giám định của công ty còn một số hạn chế như:

- Một số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của BH nhưng công ty không trực tiếp đến hiện trường giám định mà chỉ thông qua hồ sơ giải quyết nên việc xác định nguyên nhân vụ tai nạn, xác định thiệt hại thực tế phát sinh thiếu chính xác dễ phát sinh hiện tượng tiêu cực

- Một số vụ tai nạn không được giám định kịp thời nên hiện trường tai nạn bị thay đổi do đó ảnh hưởng đến chất lượng giám định

Sở dĩ còn những tồn tại trên là do:

- Công tác quản lý giao thông chưa được tồn diện

- Tuy hệ thống thơng tin của tỉnh đã phát triển nhưng ở các tỉnh khác vẫn kém dẫn đến việc liên lạc giữa các chủ xe – Cơng an- BH cịn hạn chế

- Trình độ chun mơn trong cơng tác giám định của một số cán bộ còn hạn chế

- Do khu vực xảy ra các vụ tai nạn ở xa, hoang vắng, ít người qua lại, khó có thể giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia BH là rất dễ xảy ra

b. Công tác bồi thƣờng

Đối với các DNBH thì việc có nhiều người tham gia BH không chỉ đơn thuần là cơ hội mà còn là thách thức. Các DNBH đều ý thức được rằng cùng với số phí BH tăng lên, trách nhiệm của họ cũng tăng lên, uy tín của họ sẽ nhanh chóng mất đI nếu họ giải quyết bồi thường không tốt, không đầy đủ và kịp thời,

nếu họ gây phiền hà cho người dân. Bồi thường đầy đủ và kịp thời là biện pháp tuyên truyền tốt nhất cho các DNBH. Với số người mua BH tăng lên theo cấp số nhân thì chẳng bao lâu nữa số vụ địi bồi thường thiệt hại cũng tăng lên theo cấp số nhân đó. Nhiệm vụ của DNBH là rất nặng nề, họ sẽ thất bại nếu họ không kịp thời cải tiến tổ chức, không tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng để giải quyết tốt công tác bồi thường.

b1. Hồ sơ bồi thƣờng

Theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ, thủ tục đòi bồi thường đã được đơn giản đi rất nhiều, thay vì người địi bồi thường phải nộp cho cơng ty BH 13 loại giấy tờ như trước thì quy tắc BH mới, hồ sơ địi bồi thường chỉ còn 4 loại giấy tờ là:

- Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ và các giấy tờ liên quan đến các chi phí chăm sóc, cứu chữa, giấy chứng tử của nạn nhân, các chứng từ điều trị, chi phí mai táng

- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại tài sản như hoá đơn sửa chữa, thay mới tàI sản bị thiệt hại do tai nạn, các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của DNBH

- Bản kết luận điều tra tai nạn của Công an, trong trường hợp khơng có kết luận điều tra tai nạn của Công an, việc bồi thường sẽ căn cứ vào biên bản giám định của DNBH

Sau khi hồ sơ yêu cầu bồi thường hoàn tất, DNBH phải giải quyết bồi thường cho người bị nạn sau 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ

Trường hợp từ chối bồi thường, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường BH

b2. Kết quả bồi thƣờng Bảo Việt Hà Tây

Bảo Việt Hà Tây luôn xác định làm tốt việc bồi thường là trách nhiệm, là hình ảnh tuyên truyền thiết thực và hiệu quả nhất đối với khách hàng . Công ty luôn luôn cải tiến thủ tục hành chính, chống mọi biểu hiện tắc trách, thiếu tận

tâm, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho khách hàng khi thanh toán bồi thường BH. Thanh tốn tiền BH kịp thời , chính xác và đầy đủ cho khách hàng. Công ty cũng phân cấp giải quyết bồi thường tới các chức danh lãnh đạo theo đúng các quy định phân cấp của các cấp có thẩm quyền. Trong q trình thực hiện cơng tác bồi thường, công ty hết sức chú trọng tới công tác kiểm tra, xác minh tai nạn nhằm hạn chế những thiếu sót và nhầm lẫn. Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 04: Kết quả bồi thƣờng BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt

Hà Tây (2000-2004) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.Số vụ TN giải quyết + ô tô + mô tô 163 149 14 213 190 23 258 227 31 400 297 103 540 340 200 2.Số tiền bồi thường(trđ)

+ ô tô + mô tô 1044,73 1017,26 27,47 1423,09 1360,62 62,47 1786,3 1681,57 104,73 2849,2 2074,46 774,74 4038 3086 952 3.Doanh thu phí BH(trđ) + mơ tơ + ơ tơ 2502,35 700,78 1801,55 2961,79 874,95 2086,84 3635,31 1162,41 2472,9 9188 5654 3534 13034 7796 5238 4.STBT bình quân 1 vụ tai nạn (trđ) + ô tô + mô tô 6,41 6,83 1,96 6,68 7,16 2,72 6,92 7,41 3,38 7,123 6,985 7,52 7,48 9,08 4,76 5. Chi BT\Phí(%) + ô tô + mô tô 41,75 56,47 3,92 48,05 65,2 7,14 49,14 68 9,01 31,01 58,7 13,7 30,98 58,92 12,21 ( Nguồn: Bảo Việt Hà Tây) Từ bảng 04, ta thấy:

- STBT của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tăng lên theo từng năm, cụ thể: năm là 1044,73 triệu đồng, tăng dần lên 4038 triệu đồng năm 2004

- Tỷ lệ bồi thường qua giai đoạn 2000-2004 không ổn định. Từ năm 2000- 2002 có xu hướng tăng: năm 2000 là 41,75% đến năm 2002 là 49,14%. Cả ô tô

và mô tô tỷ lệ bồi thường đều tăng trong thời kỳ này, trong đó tỷ lệ bồi thường của mơ tơ vẫn ở duy trì ở mức cho phép, năm 2000 là 3,92% đến năm 2002 là 9,01%; trong khi đó tỷ lệ bồi thường của ơ tơ ở mức cao: năm 2000 là 56,47% ; năm 2002 tăng lên là 68%. Nhưng từ năm 2003 tỷ lệ bồi thường lại giảm: năm 2003 là 31,01% giảm xuống còn 30,98% năm 2004. Đặc biệt trong năm 2003 tỷ lệ bồi thường giảm tới 18,13% so với năm 2002

- STBT bình quân mỗi vụ tai nạn tăng lên: năm 2000 là 6,41 triệu đồng đến năm 2004 là 7,48 triệu đồng. Điều này cho thấy mức độ thiệt hại trong mỗi vụ tai nạn là tăng.

Nhìn chung, tình hình bồi thường trong tồn công ty vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép và có hiệu quả khá. Bởi cơng ty đã chú trọng từ khâu khai thác, giám định đến công tác bồi thường, đặc biệt là những nghiệp vụ TNDS xe ô tô, mô tô, là những nghiệp vụ dễ phát sinh tiêu cực. Bên cạnh đó, trong năm2004 cơng ty đã củng cố công tác giám định bồi thường bằng việc sắp xếp lại phòng Quản lý nghiệp vụ để giải quyết bồi thường các vụ tai nạn trên phân cấp mở rộng, phân cấp giám định và bồi thường cho các phòng để làm tốt công tác phục vụ, các phòng đã chú trọng hơn đến mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Do vậy, những năm vừa qua vẫn duy trì được số đơn BH của khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường vẫn tăng từ năm 2000 đến năm 2002 là 41,75% đến 49,14%; tỷ lệ giảm bồi thường còn thấp: năm 2004 tỷ lệ bồi thường giảm 0,03% so với năm 20003. Nguyên nhân của những tồn tại trên, là do: - Vẫn còn tồn đọng một vài vụ sang năm sau, kéo dài thời gian chờ đợi của chủ xe. Hơn nữa, công ty vừa giải quyết những vụ xảy ra trong năm vừa phải giải quyết những vụ tai nạn từ năm trước chuyển sang trong năm nghiệp vụ. Điều này đã làm cho vấn đề tài chính của cơng ty khó khăn lớn trong việc giải quyết những vụ tai nạn mới phát sinh

- Việc hoàn tất thủ tục hồ sơ tai nạn bị chậm trễ do các cơ quan bộ phận khác gây ra cho chủ xe như: việc lấy giấy nằm viện, thanh tốn viện phí, thuốc men, giấy chứng nhận thu nhập. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ trong công tác bồi thường của công ty

- Cơng ty cịn có những cán bộ chất lượng khai thác chưa tốt, việc thực hiện quy trình, đánh giá rủi ro khi nhận BH là chưa nghiêm túc.

Việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác bồi thường sẽ giúp cơng ty đề ra những biện pháp tích cực để khắc phục, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh mà Tổng công ty và công ty đã đề ra.

3.4. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây

Hiệu quả kinh doanh của một nghiệp vụ BH là thước đo sự phát triển của nghiệp vụ đó và phản ánh trình độ sử dụng chi phí của DNBH trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong những năm vừa qua nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Tây hoạt động ngày càng hiệu quả, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 05: Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới

tại Bảo Việt Hà Tây (2000 – 2004)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1.Doanh thu nghiệp vụ(trđ) 2502,35 2961,79 3635,31 9188 13034 2.Chi phí nghiệp vụ(trđ) 2145,77 2726,28 3385,85 6891,92 9772,96 3.Lợi nhuận nghiệp vụ(trđ) 356,58 235,51 249,46 2296,08 3261,04 4.Hiệu quả tính theo doanh thu

1,166 1,086 1,074 1,3332 1,3337

5.Hiệu quả tính theo lợi nhuận

0,166 0,086 0,074 0,3332 0,3337

(Nguồn: Bảo Việt Hà Tây) Từ bảng 05, ta thấy:

Xét theo doanh thu, hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty: giảm dần từ năm 2000 đến năm 2002. Năm 2000 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong năm thì cơng ty thu được 1,166 đồng doanh thu nhưng đến năm 2002 chỉ thu đựơc 1,074 đồng doanh thu. Nguyên nhân do công tác ĐPHCTT thời gian này chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên từ năm 2003 hiệu quả theo doanh thu tăng lên đột biến, năm 2003 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong năm thì cơng ty thu được 1,3332 đồng doanh thu và năm 2004 là 1,3337 đồng doanh thu.

Xét theo lợi nhuận thì hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty cũng giảm đi từ năm 2000-2002, sau đó lại tăng lên từ năm 2003. Có được kết quả khả quan đó là do:

- Ngày 19/2/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2003/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính đối với loại hình BH bắt buộc nên số chủ xe

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng tái tục hợp đồng bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)