Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH TM khánh mai (Trang 62 - 89)

2.1 Khái quát tình hình tổ chức và tình hình hoạt độngcủa cơng ty

2.1.2.3 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm vừa qua được biểu hiện qua bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh:

Bảng 2.3: Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỉ lệ

1. Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ 61.146.092.876 96.066.760.028 -34.920.667.152 -36,35%

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 0 0 0 0

3. Doanh thu thuần 61.146.092.876 95.066.760.028 -33.920.667.152 -35,68%

4. Giá vốn hàng bán 56.823.355.632 90.703.327.284 -33.879.971.652 -37,35%

5. Lợi nhuận gộp 4.322.737.244 4.363.432.744 -40.695.500 -0,93%

6. Doanh thu hoạt động

tài chính 1.763.630 2.095.760 -332.130 -15,85%

7. Chi phí tài chính 141.191.860 404.412.004 -263.220.144 -65,09%

Trong đó: chi phí lãi vay 141.191.860 404.412.004 -263.220.144 -65,09%

8. Chi phí quản lí kinh doanh 4.154.097.520 3.889.650.786 264.446.734 6,80%

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 29.211.494 71.465.714 -42.254.220 -59,13%

10. Thu nhập khác 0 0 0 -

11. Chi phí khác 0 0 0 -

12. Lợi nhuận khác 0 0 0 -

13.Lợi nhuận kế toán trước

thuế 29.211.494 71.465.714 -42.254.220 -59,13%

14. Chi phí thuế thu nhập 6.426.528 15.722.456 -9.295.928 -59,13%

15.Lợi nhuận sau thuế thu

Từ bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty chưa thực sự khả quan. Tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2015 so với năm 2014 giảm hơn 32 triệu đồng tương ứng giảm 59,13%.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2015 giảm so với 2014 hơn 34 tỷ tương ứng giảm 36,35%. Kéo theo giá vốn hàng bán cũng giảm hơn 33 tỷ tương ứng giảm 37,35%.

Cơng ty chủ yếu là kinh doanh nên khơng có các khoản giảm trừ doanh thu.

Tuy nhiên lợi nhuận gộp lại giảm không đáng kể, lợi nhuận gộp năm 2015 giảm so với 2014 hơn 40 triệu tương ứng giảm 0,93%.

Doanh thu hoạt động tài chính giảm, năm 2015 so với 2014 giảm hơn 3 trăm nghìn, tương ứng giảm 15,85%.

Chi phí tài chính năm 2015 giảm so với 2014 hơn 263 triệu tương ứng giảm 65,09%. Từ đây ta thấy chi phí lãi vay của cơng ty trong năm giảm, do cơ cấu nợ của cơng ty có sự thay đổi. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh

Tuy nhiên chi phí quản lý kinh doanh của cơng ty, năm 2015 tăng so với 2014 là hơn 264 triệu tương ứng tăng 6,8%. Điều này là do trong năm có đầu tư thêm một số trang thiết bị do vậy chi phí quản lý kinh doanh có tăng lên. Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống. Giá vốn hàng bán giảm trong khi chi phí quản lý kinh của doanh nghiệp lại tăng lên. Điều này cho thấy hiệu quả của việc quản lí trong kinh doanh bán hàng của công ty chưa thực sự hiệu quả.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận kế tốn trước thuế của doanh nghiệp. Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp giảm kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng giảm

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2015 giảm so với 2014 hơn 32 triệu tương ứng giảm 59,13%

Mặc dù kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tăng trưởng nhưng ngược lại đặt trong nền kinh tế hiện nay và tình hình thị trường kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đang kiếm một chỗ đứng vững chắc, các bước đi ổn định nhằm khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường đầy các đối thủ cạnh tranh như hiện giờ.

2.2 Thực trạng quản lý vốn lưu động của công ty TNHH TM Khánh Mai trong thời gian qua

2.2.1 Thực trạng vốn lưu động và phân bổ vốn lưu động 2.2.1.1 Thực trạng nguồn vốn lưu động

Trên góc độ là hiệu số giữa tài sản và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, chúng ta có thể nhận thấy biến động gia tăng của nguồn vốn lưu động thường xuyên có cùng xu hướng gia tăng của tài sản ngắn hạn. Nếu năm 2014, nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp ở mức -2,683 tỷ thì năm 2015 con số này tăng đã tăng lên là 3,747 tỷ. Xét về giá trị tuyệt đối thì nguồn vốn lưu động thường xuyên ở năm 2015 tăng gần 2,5 lần so với năm 2014. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng ở năm 2015 là sự bổ sung quan trọng và cần thiết cho nhu cầu vốn lưu động phục vụ kinh doanh liên tục luân phiên chu chuyển tuần hoàn trong doanh nghiệp ( Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên(Đơn vị tính: đồng) (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tỉ lệ Tài sản ngắn hạn 4.550.896.232 3.685.991.868 Tài sản dài hạn 17.566.404.158 16.884.833.286 Nợ ngắn hạn 803.188.550 6.369.522.412 Nợ dài hạn 10.890.000.000 3.800.000.000 Vốn chủ sở hữu 10.424.111.840 10.401.302.742

Nguồn vốn thường xuyên 21.314.111.840 14.201.302.742

Nguồn vốn lưu động

thường xuyên ( NWC) 3.747.707.682 -2.683.530.544 6.431.238.226

- 239,66 %

Cùng với đó, nhu cầu vốn lưu động ở năm 2015 tăng 785 triệu so với năm 2014 tương ứng tăng 32,22%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với định hướng tăng cường cung ứng hàng hóa trên thị trường của doanh nghiệp dựa trên lợi thế về thị phần, năng lực cạnh tranh, vị thế trong nghành, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường….( bảng 2.5)

Bảng 2.5: Xác định nhu cầu vốn lưu động

(đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỉ lệ

Hàng tồn kho 2.174.599.180 1.240.028.214 Phải thu khách hàng 1.850.066.990 1.968.648.518 Phải trả người bán 803.188.550 772.234.714

Nhu cầu vốn lưu động 3.221.477.620 2.436.442.018 785.035.602 32,22%

2.2.1.2 Tình hình phân bổ vốn lưu động

Tổng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2015 đã tăng lên 816 triệu tương ứng tăng 24,75%. Trong kết cấu vốn lưu động, vốn bằng tiền chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, so với năm 2014 thì tỉ trọng vốn bằng tiền giảm do một phần

nguồn tiền nằm trong hàng tồn kho. Mặt khác, tỉ trọng các khoản phải thu và vốn tồn kho có sự biến động ngược chiều. Nếu như tỉ trọng các khoản phải thu giảm 14,72% thì tỉ trọng vốn tồn kho tăng 27,5%. Về mặt giá trị, các khoản phải thu giảm từ 1,968 tỷ năm 2014 xuống còn 1,850 tỷ năm 2015 ; trong khi vốn tồn kho năm 2014 là 934 triệu lên 2,174 tỷ năm 2015 ( bảng 2.6).

Do doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức là kinh doanh thương mại nên nguồn vốn lưu động chủ yếu trong nợ phải thu và vốn tồn kho nằm chủ yếu ở khâu dự trữ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty

Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trongvốn lưu động vốn lưu động

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch

Giá trị (đồng) Tỉtrọng Giá trị (đồng) Tỉ trọng Giá trị (đồng) Tỉ lệ

1. Vốn bằng tiền 92.578.112 2,25% 397.194.876 12,03% -304.616.764 -76,69% 2. Các khoản phải thu 1.850.066.990 44,93% 1.968.648.518 59,65% -118.581.528 -6,02% 3. Vốn tồn kho 2.174.599.180 52,82% 934.570.966 28,32% 1.240.028.214 132,68% Tổng cộng vốn lưu động 4.117.244.282 100,0% 3.300.414.360 100,0% 816.829.922 24,75%

Nhìn một cách tổn quát ta thấy vốn bằng tiền và các khoản phải thu giảm tương đối lớn trong khi vốn tồn kho tăng khá mạnh. Tình hình diễn biến của các bộ phận trong vốn lưu động phản ánh tín hiệu chưa thực sự tích cực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình trạng ứ đọng vốn do bị chiếm dụng vốn từ phía khách hàng giảm, cho thấy các biện pháp quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp trong năm qua khá tốt. Tuy nhiên lượng dự trữ hàng tồn kho tăng khiến lượng tiền mặt giảm, điều này cho thấy khả năng dự trữ hàng hóa của

Vốn bằng tiền 2%

Các khoản phải thu 45% Vốn tồn kho 53% Năm 2015 Vốn bằng tiền 12%

Các khoản phải thu 60% Vốn tồn kho

28%

Năm 2014

Hình 2.1: Kết cấu tỉ trọng các bộ phận trong vốn lưu động

Nhìn chung, tình hình phân bổ VLĐ của cơng ty là khá ổn, hợp lý với

2.2.2 Thực trạng nguồn vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Qua bảng cân đối kế tốn của cơng ty, ta có thể thấy vốn lưu động của cơng ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn và một phần được tài trợ bởi nguồn dài hạn. Chính sách tài trợ của cơng ty đảm bảo sự cân bằng tài chính, hướng đến sự an tồn ổn định.

Nguồn hình thành nên vốn lưu động của cơng ty chủ yếu là từ bên ngồi như từ các khoản vay và nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu…

Do doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức là kinh doanh thương mại nên nguồn vốn lưu động chủ yếu trong nợ phải thu và vốn tồn kho nằm chủ yếu ở khâu dự trữ… (bảng 2.4)

Bảng 2.7: Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên

(Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tỉ lệ Tài sản ngắn hạn 4.550.896.232 3.685.991.868 Tài sản dài hạn 17.566.404.158 16.884.833.286 Nợ ngắn hạn 803.188.550 6.369.522.412 Nợ dài hạn 10.890.000.000 3.800.000.000 Vốn chủ sở hữu 10.424.111.840 10.401.302.742

Nguồn vốn thường xuyên 21.314.111.840 14.201.302.742

Nguồn vốn lưu động

thường xuyên ( NWC) 3.747.707.682 -2.683.530.544 6.431.238.226

- 239,66 %

Qua bảng tính tốn ở trên ta thấy tại thời điểm cuối năm 2015 nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty > 0 tức là Công ty đều đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính: TSLĐ của cơng ty được tài trợ bởi 2 nguồn là Nợ ngắn

khá linh hoạt tuy nhiên cơng ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn. Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an tồn cho cơng ty trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của cơng ty được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên thời điểm đầu năm nguồn vốn lưu động thường xuyên công ty lại <0 điều này cho thấy công tác quản trị vốn lưu động của Công ty chưa thực ổn định nhưng đang dần có các dấu hiệu tích cực..

2.2.3 Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động

Trong những năm vừa qua, công ty chưa áp dụng một trong các phương pháp cụ thể nào để xác định nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch. Chỉ khi phát sinh nhu cầu thực tế đầu tư tài sản lưu động phục vụ cho kinh doanh thì Cơng ty mới tìm phương án tài trợ hợp lý.

Bảng 2.8: Xác định nhu cầu vốn lưu động

(đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỉ lệ

Hàng tồn kho 2.174.599.180 1.240.028.214 Phải thu khách hàng 1.850.066.990 1.968.648.518 Phải trả người bán 803.188.550 772.234.714

Nhu cầu vốn lưu động 3.221.477.620 2.436.442.018 785.035.602 32,22%

Qua bảng ta thấy nhu cầu vốn lưu động ở các năm tăng dần… cơng ty tăng tích trữ hàng tồn kho. Điều này là phù hợp với chiến lước lấy lại thị phần đã mất, sẵn sàng cung ứng hàng hóa cho khách hàng…. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ hơn bởi có thể gây ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

2.2.4 Tình hình quản trị vốn bằng tiền

2.2.4.1 Tình hình kết cấu của vốn bằng tiền

Về tỉ trọng, tiền mặt vẫn là bộ phận có tỉ trọng lớn nhất, và số liệu phần trăm tăng từ 74,93% năm 2014 lên 84,89% năm 2015 nhưng giá trị tương ứng lại giảm từ 297 triệu năm 2014 xuống còn 78 triệu năm 2015. Bên cạnh đó,

chênh lệch giá trị tiền gửi ngân hàng giữa 2 năm là hơn 85 triệu, năm 2015 giảm gần 86% so với năm 2014. Việc giảm giá trị của các bộ phận trong vốn bằng tiền cho thấy năm 2015 doanh nghiệp đã dùng tiền đầu tư phục vụ hoạt động kinh doanh, chiến lược mở rộng thị phần đặc biệt dùng tiền vào tích trữ hàng hóa trong hàng tồn kho, các tài sản dài hạn,….(bảng 2.7)

Bảng 2.9: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trongvốn bằng tiền vốn bằng tiền

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch

Giá trị

( đồng) Tỉ trọng Giá(đồng) trị Tỉ trọng Giá(đồng) trị Tỉ lệ

Tiền mặt 78.589.122 84,89% 297.607.088 74,93% -219.017.966 -73,59% Tiền gửi ngân

hàng 13.988.990 15,11% 99.587.788 25,07% -85.598.798 -85,95%

Tiền tương đương 0 0,00% 0 0,00% 0 -

Tổng cộng vốn

bằng tiền 92.578.112 100,00% 397.194.876 100,00% -304.616.764 -76,69%

Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng

-250,000,000 -200,000,000 -150,000,000 -100,000,000 -50,000,000 0

Hình 2.2: Tình hình biến động của các bộ phận trong vốn băng tiền

2.2.4.2 Tình hình quản trị vốn bằng tiền

Để đánh giá công tác quản trị vốn bằng tiền, ta tiến hành phân tích hai nhóm hệ số tổng hợp là hệ số khả năng thanh toán và hệ số khả năng tạo tiền.

Bảng 2.10: Bảng các hệ số phản ánh khả năng thanh toán

Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệchSố tuyêt đối Tỉ lệ phần trăm Đơn vị tính

Tài sản ngắn hạn 4.550.896.232 3.685.991.868 Đồng Vốn bằng tiền 92.578.112 397.194.876 Đồng Hàng tồn kho 2.174.599.180 934.570.966 Đồng Tổng tài sản 22.117.300.390 20.570.825.154 Đồng Nợ ngắn hạn 803.188.550 6.369.522.412 Đồng Tổng nợ phải trả 11.693.188.550 10.169.522.412 Đồng 2.015 2014

Chi phí lãi vay 141.191.860 404.412.004 Đồng

Tổng lợi nhuận trước thuế 29.211.494 71.465.714 Đồng

2015 2014

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 5,666 0,579 5,087 879,1%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2,959 0,432 2,527 584,9%

Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,115 0,062 0,053 84,8%

Từ kết quả tính tốn trên ta thấy, trong năm 2015 các hệ số phản ánh khả năng thanh tốn đều có kết quả cao hơn năm trước. Đặc biệt hệ số phản ánh khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh tốn nhanh có mức chênh lệch giữa 2 năm là cao nhất và vượt trội hẳn. Cụ thể hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng từ 0,579 lên 5,666 tương ứng tăng 879,1%; hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng từ 0,432 lên 2,959 tương ứng tăng 584,9%; hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng từ 0,062 lên 0,115 tương ứng tăng 84,8%; hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng từ 0,177 lên 0,207 tương ứng tăng 17,1%. Hệ số khả n ăng t hanh toán hiện thời Hệ số khả n ăng t hanh toán nha nh Hệ số khả n ăng t hanh tức t hời Hệ số khả n ăng t hanh toán lãi v ay 0 1 2 3 4 5 6 7 Column1 Năm 2014

Hình 2.3: Sự biến động của các hệ số phản ánh khả năng thanh toán

Trên phương diện lý thuyết, nếu tách hệ số khả năng thanh toán lãi vay ra khỏi nhóm các hệ số thì các hệ số đều có điểm chung là cùng liên quan đến

trong cơng thức tính tốn của hệ số trước ta sẽ được công thức xác định ở hệ số sau. Từ định hướng này, khi áp dụng số liệu thực tế tại doanh nghiệp, ta có kết quả tính tốn cụ thể của từng hệ số ở doanh nghiệp. theo đó thì mức chênh lệch giá trị hệ số giữa 2 năm 2015 và 2014 giảm dần từ khả năng thanh tốn hiện thời, hay ta có thể hiểu rằng với mẫu số khơng có nhiều sự thay đổi thì giá trị tử số ở từng hệ số đã giảm khá lớn qua từng hệ số. Xuất phát từ thực trạng thực tế của cơng ty ta có thể nhận thấy, vốn tồn kho có tính thanh khoản thấp hơn nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự biến động của các hệ số thêm vào đó là sự sụt giảm vốn bằng tiền trong năm 2015 làm hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm rõ rệt so với khả năng thanh toán nhanh. Giá trị vốn tồn kho lớn trong bối cảnh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng để chiếm thêm thị phần là một chiến lược hoàn tồn phù hợp khơng những đảm bảo cho việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, ổn định mà còn hỗ trợ việc phân phối trên thị trường phát huy hiệu quả trên cơ sở đa dạng hóa cấu trúc hệ số khả năng thanh khoản và đảm bảo khả năng thanh tốn của bộ phận này. Cùng với đó ta phải nhắc đến khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp, hệ số này tăng lên từ 0,177 lên 0,207 tương ứng tăng 17,1%; mặc dù lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp trong năm giảm nhưng chi phí lãi vay trong năm cũng giảm từ đó hệ số chi trả lãi vay vẫn tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH TM khánh mai (Trang 62 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)