Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex (Trang 53 - 57)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước

a. Hoàn thiện hệ thống luật và các hành lang pháp lý

Ta thấy những quy định pháp lý về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn cịn một số tồn tại và khơng hợp lý trong quá trình thực hiện. Các xung đột pháp luật vẫn xảy ra, cịn có những quy định

khơng phù hợp giữa các điều luật. Yêu cầu đặt ra là các cơ quan chức năng cần có các biện pháp bổ sung, hồn thiện và đồng bộ hóa các nguồn luật, điều chỉnh phù hợp giữa Luật bảo hiểm với Luật giao thông đường bộ, Luật dân sự, Luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại tòa án…Thực hiện tốt những yêu cầu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

Vẫn biết một văn bản pháp luật ra đời là cả một qúa trình nghiên cứu, thử nghiệm và lấy ý kiến lâu dài, sự ra đời đó có thể tác động tiêu cực hay tích cực và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan cùng các yếu tố ngoại cảnh. Đặc biệt là các văn bản điều chỉnh một lĩnh vực mới và nhạy cảm như bảo hiểm. Vì vậy, khi xây dựng các nguồn luật điều chỉnh, các cơ quan ban nghành liên quan cần sáng suốt đi trước đón đầu sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng, trong đó có bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và thị trường bảo hiểm trên thế giới nói chung, để mỗi quy định ra đời có thể hạn chế tối thiểu những tồn tại khi thực hiện.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, nền kinh tế xã hội đang vận động, hòa nhập và phát triển không ngừng. Nghành bảo hiểm cũng vậy, một quy định có thể rất khả quan trong thời điểm hiện tại nhưng sẽ nhanh chóng khơng cịn phù hợp trong một thời gian ngắn, vì vậy các cơ quan chức năng cần tích cực tiếp thu, bổ sung kịp thời và hoàn thiện những bất cập của các quy định đó. Trước mắt là hoàn thiện các nội dung sửa đổi trong Luật KDBH cũng như những bất cập của quy định về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Tạo môi trường thuận lợi phát huy tiềm năng của thị trường bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KDBH trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDBH và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có vai trị quan trọng để định hướng và nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thông qua một số biện pháp cụ thể:

- Phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và các đơn vị có liên quan khác của Bộ Cơng an trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

- Hướng dẫn và chỉ đạo các DNBH quán triệt và nghiêm túc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát các DNBH thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công an trong việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi và gian lận bảo hiểm.

- Cung cấp thơng tin, tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới cho Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt để phối hợp thực hiện.

c . Kiến nghị với nghành cơng an

Bộ cơng an là cơ quan có hoạt động gắn bó mật thiết với nghành bảo hiểm. Đặc biệt hơn đối với nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, lực lượng cơng an lại càng có vai trị hết sức quan trọng. Hiệu quả thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm này phụ thuộc rất lớn vào sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ giữa nghành bảo hiểm và cơ quan công an.

Vì thế, để việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đạt kết quả tốt, cần định hướng một số giải pháp trong hoạt động của nghành công an:

- Cơ quan công an cần phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Tài chính tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng Cảnh sát khác có liên quan, khi tuần tra, kiểm sốt, nếu phát hiện người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe cơ giới khơng có hoặc khơng mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới cịn hiệu lực, thì phải lập biên bản và xử lý kịp thời theo quy định.

- Tuỳ từng vụ tai nạn giao thông cụ thể và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra có trách nhiệm thơng báo, cung cấp các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thơng đó cho DNBH để giải quyết việc bồi thường bảo hiểm

- Sau khi kết thúc việc xử lý vi phạm, điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thơng, Cảnh sát điều tra có trách nhiệm cung cấp Biên bản giải quyết tai nạn giao thơng, trong đó ghi rõ lỗi gây ra vụ tai nạn giao thơng, các tài liệu khác có liên quan (nếu có) cho doanh nghiệp bảo hiểm để có căn cứ giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

- Đối với những vụ tai nạn giao thơng khơng có dấu hiệu tội phạm mà người điều khiển xe cơ giới khơng có lỗi, sau khi khám nghiệm phương tiện xong phải trả ngay phương tiện giao thơng đó cho người điều khiển hoặc chủ sở hữu.

- Lực lượng Cảnh sát giao thơng, Cảnh sát khác có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi và gian lận bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex (Trang 53 - 57)