Theo kết quả tính toán bằng phần mềm Geoslope: K= 1,

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của mái hố móng không gia cố (Trang 104 - 107)

Từ kết quả thu được ở trên cho thấy sai khác kết quả của hai phương pháp là nhỏ. Như vậy có thể thấy rằng hàm hồi quy thu được ở chương 3 đủ độ tin cậy, có thể áp dụng trong thiết kế và thi công khi sơ bộ lựa chọn phương án thiết kế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Hố móng cụm đầu mối trạm Bơm Bình phú là hố móng lớn, có bề rộng đáy hố móng B = 33,8m. Vì vậy công tác hố móng của cụm đầu mối trạm bơm Bình Phú là một công tác quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và giá thành của Dự án. Vì vậy việc thiết kế hố móng cụm đầu mối trạm bơm là một trong những công tác rất quan trọng của Dự án.

Đặc điểm hố móng của trạm bơm Bình Phú phù hợp với đối tượng nghiên cứu trong bài toán qui hoạch thực nghiệm ở Chương 3, nên phù hợp để chọn làm trường hợp tính toán kiểm tra sự tin cậy của hàm hồi qui thu được.

Qua việc so sánh giữa kết quả tính toán ổn định của trạm bơm Bình Phú bằng phần mềm GeoSlpope và kết quả của hàm hồi qui đưa ra thì ta thấy sai số của hai kết quả là nhỏ. Điều đó cho thấy hàm hồi qui thu được ở chương 3 đủ độ tin cậy và có thể ứng dụng để xác định nhanh hệ số ổn định mái của các hố móng không gia cố khi lựa chọn phuơng án trong thiết kế cũng như thi công.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hố móng không gia cố là hình thức hố móng có yêu cầu kỹ thuật đơn giản, giúp giảm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công của công trình. Tuy nhiên hình thức hố móng cũng có nhiều hạn chế về mặt ổn định, chỉ có thể áp dụng ở những trường hợp chiều sâu móng không lớn và điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn cho phép. Việc xác định hợp lý hệ số mái hố móng trong thiết kế và thi công sẽ giúp cho hố móng đảm bảo yêu cầu ổn định, làm giảm khối lượng và rút ngắn thời gian thi công.

Sự ổn định của mái hố móng không gia cố phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn; đặc điểm hình học của hố móng; tổ hợp các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động lên hố móng. Qui luật quan hệ giữa các yếu tố trên không thể biểu diễn bằng các hàm lý thuyết, vì vậy Qui hoạch thực nghiệm là phương pháp phù hợp trong trường hợp này để tìm ra hàm hồi qui biểu diễn quan hệ giữa các yếu tố trên.

Hàm hồi qui thực nghiệm thu được của luận văn đã biểu diễn mối quan hệ định lượng giữa các yếu tố đối với hệ số ổn định của mái dốc. Thông qua các hệ số của hàm hồi qui thu được đã cho thấy lực dính (C) của đất nền đóng vai trò quan trọng nhất đối với hệ số ổn định K, tiếp theo tiếp theo là góc ma sát trong của đất (φ), hệ số mái dốc (m) và dung trọng (γ). Điều đó hoàn toàn phù hợp với qui luật thực tế.

Độ tin cậy của hàm hồi qui đã được kiểm tra bằng phương án thí nghiệm tại tâm và một trường hợp công trình thực tế là trạm bơm Bình Phú. Các trường hợp kiểm tra trên đã thể hiện hàm hồi qui thực nghiệm thu được là phù hợp và đủ độ tin cậy để có thể ứng dụng trong thực tế.

Hàm hồi qui thực nghiệm của luận văn là một công cụ giúp xác định nhanh hệ số ổn định của mái hố móng một cách đơn giản mà không cần các

phần mềm tính toán, và kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Có thể sử dụng hàm hồi qui thực nghiệm này để xác định nhanh hệ số ổn định mái dốc trong trường hợp thiết kế lựa chọn phương án hoặc trong trường hợp thi công.

Những hạn chế của đề tài:

Do khuôn khổ hạn chế của luận văn nên trong phân tích ổn định của mái hố móng đã bỏ qua một số yếu tố quan trọng như: Yếu tố địa chất thủy văn; sự phân tầng địa chất; các tải trọng bên ngoài trong quá trình thi công công trình; đặc điểm hình học phức tạp của hố móng (ví dụ như mái hố móng có cơ).

Kiến nghị:

• Trong các nghiên cứu trong lai cần bổ sung đầy đủ các yếu tố chưa được xét tới ở trong luận văn này để tiến hành những phân tích đầy đủ, chính xác hơn về mối quan hệ giữa các nhân tố với sự ổn định của hố móng, từ đó đưa ra các phương án tối ưu khi thiết kế hố móng công trình.

• Qui hoạch thực nghiệm là cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu thực nghiệm hiện đại. Đó là phương pháp mới, trong đó toán học đóng vai trò tích cực. Trong tương lai nên ứng dụng phương pháp này nhiều hơn trong việc giải quyết các bài toán tìm điều kiện tối ưu trong kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Cương, Nguyễn Công Mẫn – 1997 - Kỹ thuật nền móng. 2. Nguyễn Bá Kế - NXB Xây dựng – 2002 - Thiết kế và thi công hố

móng sâu.

3. Nguyễn Uyên - NXB Xây dựng – 2008 - Thiết kế và xử lý hố móng. 4. TCXDVN 285-2002 Công trình thuỷ lợi - các quy định chủ yếu về

thiết kế.

5. Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi – Tập 3.

6. Bài giảng Qui hoạch thực nghiệm – Giang Thị Kim Liên – ĐHSP Đà Nẵng

7. Xử lý số liệu thực nghiệm trong xây dựng – Nguyễn Doãn Ý – NXB Khoa học và Kỹ thuật - 2009

8. Tiêu chuẩn ngành 14TCVN 447-1987 về công tác đất thi công và nghiệm thu

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của mái hố móng không gia cố (Trang 104 - 107)