1. Cách xác định tính chất của đất:
3.2. Lựa chọn các tham số và thiết lập các phương án tính toán
Ổn định của mái dốc nói chung, mái hố móng không gia cố nói riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: dung trọng, góc ma sát trong, lực dính của đất; yếu tố nước ngầm; sự phân bố các lớp đất; các đặc trưng hình học của mái dốc ….
Tuy nhiên, do khuôn khổ có hạn của luận văn nên trong trường hợp này chỉ chọn ra 4 tham số cơ bản nhất, ảnh hưởng đến ổn định của mái dốc, đó là: Hệ số mái dốc; Dung trọng đất nền; Góc ma sát trong; Lực dính. Như vậy trong sơ đồ tính toán đã đơn giản hoá một số yếu tố như: không xét tới ảnh hưởng của nước ngầm, không xét đến sự phân lớp của khối đất mái hố móng cũng như các cơ trên mái, không xét đến các yếu tố tải trọng tác động trọng quá trình thi công.
Phạm vi giá trị của các tham số xét đến trong bài toán thì được chọn căn cứ vào số liệu thực tế của các công trình đã và đang xây dựng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) đã được giới thiệu ở chương 2. Cụ thể phạm vi giá trị của các tham số được chọn như sau:
• X1: Hệ số mái dốc: m= 0,5÷2,0
• X2: Dung trọng đất nền: γ= 1,4÷2,0 (T/m3) • X3: Góc ma sát trong của đất: φ = 5÷20 (độ) • X4: Lực dính C=0,05÷0,3(kg/cm2)
Theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm toàn phần dạng 2P
k
Pthì ứng với trường hợp tính toán của luận văn xem xét đến 4 tham số (k=4), vì vậy xây dựng được 2P
4
P
giá trị trung bình của các tham số: X1=X2=X3=X4=0; tương ứng với mR0R=1,25; γR0=1,7(T/m3); φR R0R=12,5(độ); CR0R=0,175(kg/cm2).
Khi các tham số nhận giá trị lớn nhất thì ta ký hiệu +1 hoặc +, khi nhận giá trị nhỏ nhất thì ký hiệu -1 hoặc -. Các phương án tính toán được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 3-1. Bảng sơ đồ các phương án tính toán