Ưu, nhược điểm và các sự cố thường gặp của hình thức hố móng không gia cố:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của mái hố móng không gia cố (Trang 25 - 26)

không gia cố:

-Ưu điểm:

+ Về kinh tế, kỹ thuật: kỹ thuật thi công hố móng không gia cố đơn giản không yêu cầu kết cấu gia cố phức tạp, dễ thi công có thể sử dụng cả nhân công thủ công và máy móc thiết bị nên làm giảm thời gian thi công hố móng và giảm giá thành thi công hố móng.

+ Về tính phổ biến áp dụng: hố móng không gia cố phù hợp với nhiều loại hố móng công trình, được áp dụng phổ biến hiện nay với những nơi có nền địa chất tốt, những nơi có mặt bằng thi công không quá chật hẹp và những công trình có quy mô nhỏ...

-Nhược điểm:

+ Do mái hố móng không được gia cố nên hố móng không gia cố không áp dụng được ở những nơi có nền địa chất yếu, những nơi có mực nước ngầm cao.

+ Do hố móng không gia cố thường phải mở mái hố đào, nên không áp dụng được những nơi có mặt bằng thi công chật hẹp, và những nơi có áp lực tĩnh, áp lực động phía bên trên mái hố móng.

+ Mái hố móng không gia cố dễ bị ảnh hưởng tác động xấu của thời tiết làm xói mái hố móng và các phương tiện thi công phía trên mái hố móng.

-Sự cố thường gặp của hố móng không gia cố:

+ Trong những công trình nêu tại mục 1.3.1 trên, ta có thể thấy sự cố khi mái hố móng của cống tiêu tự chảy trạm bơm Đào Xá huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội bị nứt tạo một vết nứt rộng dọc mái hố móng. Một vài nguyên nhân của sự cố hố móng không gia cố này là do:

-Đơn vị thi công chất tải đất lên thành của mái hố móng.

-Máy móc thiết bị thi công vận nguyên vật liệu, phế thải đi lại xung quanh hố móng gây lực động xung quanh hố móng và làm nứt mái hố móng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của mái hố móng không gia cố (Trang 25 - 26)