Cơ cấu phá hoại đất dính trong mái dốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của mái hố móng không gia cố (Trang 31 - 32)

28T

Phân tích sự ổn định của mái dốc trong đất dính là dựa trên việc xem xét cân bằng dẻo giới hạn. Điều kiện cân bằng dẻo giới hạn tồn tại từ thời điểm dịch chuyển trượt cắt bắt đầu và biến dạng cứ tiếp diễn mà ứng suất không đổi. Đầu tiên cần xác định hình dạng mặt trượt, khối đất dịch chuyển ở trên mặt này được coi là một vật thế tự do ở điều kiện cân bằng. Cần đánh giá các lực hay mômen tác dụng lên vật thể tự do này và tiến hành so sánh các lực cắt tác dụng dọc theo mặt trượt với sức chống cắt mặt đất có khả năng tạo ra.

28T

Một số dạng mặt trượt có thể được xem xét cho đất dính như thấy ở hình 2.3: mặt phẳng, cung tròn, không theo quy tắc, hỗn hợp. Cho hầu hết các mục đích, một mặt trụ tròn - ở mặt cắt là cung tròn, sẽ cho kết quả thỏa mãn độ chính xác mà không cần thủ tục phân tích quá phức tạp.

28T

Sự ổn định mái dốc đào hay đắp phụ thuộc nhiều vào động thái áp lực nước lỗ rỗng. Khi thi công khối đắp, áp lực nước lỗ rỗng sẽ tăng lên và sau khi thi công, sẽ giảm dần xuống. Trong các rãnh hào, việc đào ban đầu làm giảm áp lực nước lỗ rỗng, nhưng khi có dòng thấm sẽ tăng dần. ứng suất hiệu quả và do vậy độ bền chống cắt có quan hệ nghịch với áp lực nước lỗ rỗng. Hệ số an toàn giới hạn thấp nhất trong khi thi công, sau đó đất sẽ dần dần bền

chắc hơn, còn trong mương hào, độ bền chống cắt và do vậy hệ số an toàn lại giảm đi theo thời gian.

28T

Bởi thế cần xét cả sự ổn định ngắn ngày (mới thi công) và dài ngày. Ổn định ngắn ngày xảy ra trong điều kiện hoàn toàn không thoát nước và độ bền

28T

chống cắt cho bởi τ =cuu =0). Ổn định dài ngày xảy ra trong điều kiện không thoát nước của đất sét bão hòa (theo phương pháp ứng suất tổng hay (ϕ =u 0) hoặc khi mực nước hạ thấp đột ngột (phân tích theo phương pháp ứng suất hiệu quả).

28T

Một phần của tài liệu nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của mái hố móng không gia cố (Trang 31 - 32)