Đặc điểm hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giả pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng phú thắng (Trang 33 - 39)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng Phú

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm chủ yếu

Ngành nghề chủ yếu là sản xuất, kinh doanh dây cáp điện (đồng - nhôm) hạ thế, trung thế; cột đèn chiếu sáng cơng cộng, cột đèn trang trí; tủ điện... và cung cấp đầy đủ thiết bị vật tư phục vụ hệ thống điện - hệ thống chiếu sáng công cộng

cho các cơng trình quốc dân, cá nhân và xuất khẩu. Trong những năm qua Phú Thắng đã không ngừng phấn đấu vươn lên để lọt vào tốp đầu những doanh nghiệp trong ngành trên tồn quốc.

Với các đối tác kinh doanh Cơng ty CP Dây và Cáp điện Phú Thắng hợp tác trên sự tin cậy, lâu dài và chặt chẽ mang lại sự ổn định đúng như tôn chỉ của ban lãnh đạo của công ty : “Đến đúng nơi, mua đúng chỗ”

- Xây dựng theo hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 : 2008

- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

- Tuân thủ các định chế pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và Quốc tế nhằm đảm bảo chắc chắn chất lượng các sản phẩm do CTC Việt Nam cung cấp.

- Tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các đối tác trong nước nhằm tạo nên sức mạnh tập thể khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Khơng ngừng đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển của Đất nước nói chung và của nghành Điện nói riêng.

2.1.2.2. Bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo luật Doanh nghiệp. Điều lệ công ty là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của công ty.

Sơ đồ tổ chức công ty :

Tổng số cán bộ công nhân viên của Cơng ty hiện nay gồm 199 người. Trình độ chun mơn nhân viên Số lượng lao động

(người)

Tỷ lệ (%)

Trên Đại học 2 4

+ Đại hoc – cao dẳng 64 32

+ Trung cấp 22 11 + Công nhân 36 18 + Lao động phổ thông 75 37 Tổng cộng 199 + Nam 145 73 + Nữ 54 27

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban kiểm sốt Thư ký cơng ty

BAN GIÁM ĐỐC

PHỊNG THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT

PHỊNG KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN

PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN

PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

Chức năng chính của các bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ): Gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và và Điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thơng qua báo cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo.

- Hội đồng quản trị ( HĐQT): Là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, HĐQT có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều Lệ công ty , các quy chế nội bộ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong q trình hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của cơng ty. Ban kiểm sốt hoạt động độc lập với HĐQT và ban Tổng giám đốc.

- Ban Giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật công ty, là người điều hành và ra quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của cơng ty.

Bộ phận tài chính – kế tốn, chức năng và nhiệm vụ : - Kế toán trưởng:

+ Là người đứng đầu bộ máy kế tốn, có nhiệm vụ phụ trách chung, đơn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do nhà nước ban hành.

+Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như mọi hoạt động khác của công ty liên quan đến các công tác kế tốn – tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Cơng ty.

+ Là người trực tiếp báo cáo các thơng tin kế tốn lên Giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu đã báo cáo.

+ Tổ chức trình tự ln chuyển chứng từ, cơng tác kế tốn, thống kê trong Cơng ty phù hợp với chế độ quản lý tài chính cơng ty.

- Phó phịng phụ trách tài chính: phụ trách, đơn đốc các bộ phận cấp dưới chấp hành nhiệm vụ liên quan đến việc tổng hợp và phân tích số liệu từ các BCTC, lập kế hoạch tài chính trong tương lai, định hướng phát triển để trình lên

Kế tốn trưởng, phân tích hoạt động tài chính, hiệu quả các dự án … - Phó phịng phụ trách kế tốn: phụ trách, đơn đốc các bộ phận kế tốn cấp dưới chấp hành nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực kế tốn, tập hợp các số liệu trong năm tài khóa, hạch toán kế toán theo các quy định hiện hành và chuẩn mực, và chịu trách nhiệm trước kế tốn trưởng về các thơng tin và số liệu báo cáo.

- Kế toán tổng hợp:

+ Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào sổ Nhật kí chung, chuyển số liệu sang tài khoản kế tốn phụ hợp với sổ cái.

+ Cuối tháng, quý, hoặc năm cộng số liệu để lập Bảng CĐKT và các CTC. + Lên các báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm nộp lên các cơ quan cấp trên theo đúng quy định.

+ Lên báo cáo tài chính cuối năm theo đúng quy định nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.

+, Thực hiện cơng tác kế tốn tổng hợp để trình lên kế tốn trưởng khi có nhu cầu thu thập thơng tin.

- Kế tốn thuế:

+, Kiểm tra, đối chiếu các hóa đơn thuế GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra.

+ Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT tồn cơng ty. + Theo dõi BCTC, nộp ngân sách, hồn thuế khi có phát sinh.

+ Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế. + Phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế ở các cơ sở. + Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.

- Kế tốn cơng nợ:

+Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán. +Theo dõi các khoản công nợ với người bán.

+ Kiểm tra các dự tốn thanh quyết tốn các cơng trình và hạng mục cơng trình đảm bảo nguyên tắc, thủ tục theo đúng quy định nhà nước.

+Theo dõi chi tiết các khoản phải thu, giá trị từng hợp đồng, cũng như thời gian tiến độ thanh tốn của từng khách hàng, từng cơng trình

- Kế toán ngân hàng:

+ Theo dõi chi tiết các khoản ký quỹ, theo dõi từng lần nhận nợ, định kỳ tính các khoản lãi vay phải trả ngân hàng, các món đáo hạn vay và lên kế hoạch trả nợ từng món vay tại ngân hàng.

+ Thực hiện các giao dịch thanh toán, nhận nợ, bảo lãnh, chuyển tiền và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch ngân hàng, làm các thủ tục vay vốn ngân hàng.

- Kế toán TSCĐ và hàng tồn kho:

+ Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại về nguyên vật liệu, hàng tồn kho.

+ Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu tại công ty và thực hiện kiểm kê kho công ty định kỳ theo quy định, theo dõi nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo số liệu từ kho công ty

+ Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định, tính tốn khấu hao, giá trị cịn lại của tài sản; định kỳ kiểm tra tình trạng của tài sản, theo dõi chi tiết nhập, xuất, tồn tại kho của công ty.

- Thủ quỹ:

+, Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi chi, thu tiền.

+ Căn cứ vào chứng từ thu, chi đã được kí duyệt, thủ quỹ tiến hành thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi, nộp và rút tiền ngân hàng, cùng với kế toán tiền mặt quản lý quỹ tiền mặt của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giả pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng phú thắng (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)