Đánh giá chung thực trạng tài chính của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giả pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng phú thắng (Trang 74)

Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế và cùng sự phân tích đánh giá, em xin có một số ý kiến đánh giá chung về thực trạng tài chính năm 2015 của Cơng ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng Phú Thắng như sau:

2.3.1. Những mặt tích cực

Trong năm 2015 tổng vốn kinh doanh của công ty tăng thêm 47,51%, chủ yếu giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và doanh thu của của công ty tăng lên 77,44% cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt trong việc sử dụng ngồn vốn. Bằng sự nỗ lực, cố gắng cơng ty đã làm ăn có lãi và lợi nhuận đã tăng so với năm trước.

Công ty làm ăn tốt trong kinh doanh ngắn hạn và với cơ cấu vốn công ty tận dụng được nguồn lợi từ địn bẩy tái chính.

Nguồn vốn chiếm dụng của cơng ty tăng mạnh so với năm trước do đó cơng ty tận dụng được một nguồn vốn lớn mà khơng mất chi phí giải quyết nhu cầu vốn trong ngắn hạn cho công ty

Cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm, cơng ty đều có nguồn vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn dài hạn không những đủ để đầu tư tài sản dài hạn mà còn một phần nguồn vốn dài hạn được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này tạo ra sự an tồn cho tình hình tài chính của cơng ty, tránh những rủi ro tài chính như rủi ro về lãi suất, rủi ro vỡ nợ.

Khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính khi dùng một phần nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Cơ cấu vốn của công ty nghiêng nhiều về vay nợ hơn là vốn chủ sở hữu dẫn đến mức độ tự chủ về tài chính thấp, gây áp lực về thanh tốn, rủi ro tài chính cao, chi phí lãi vay cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chính sách tài trợ vốn của doanh nghiệp làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tương đối cao.

Do dự trũ tiền mặt thấp nên khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty ở mức thấp ảnh hưởng đến việc thanh tốn của cơng ty khi các khoản nợ đáo hạn.

Hàng tồn kho của công ty vẫn ở mức khá cao, điều này làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Lợi nhuận sau thuế của công ty ở mức thấp chưa cao so với doanh thu đạt được cho việc quản lý và chính sách kinh doanh của cơng ty cịn nhiều thiếu sót.

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CÁP ĐIỆN VÀ

CHIẾU SÁNG PHÚ THẮNG

Trong hơn 7 năm hình thành và phát triển Cơng ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng Phú Thắng đã đạt được những thành tích nhất định trong cơng tác quản trị hoạt động kinh doanh và quản trị hoạt động tài chính của mình, khơng ngừng đổi mới và phát triển để trở thành một đơn vị uy tín trong mắt bạn bè đối tác và khách hàng.

Trong cơ chế thị trường nhiều biến động như hiện nay, bản thân công ty đã không ngừng phấn đấu, tập trung mọi năng lực, phát huy cao độ tính sáng tạo, trí tuệ của tập thể cán bộ cơng nhân viên đưa đơn vị ngày càng vững trách và uy tín hơn trên thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đảm bảo đủ đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên luôn được cải thiện. Bên cạnh đó cơng ty đang khơng ngừng tăng cường quy mơ kinh doanh, đổi mới cơng nghệ.

Có những thành quả như vậy là nhờ sự cố gắng nỗ lực, năng động sáng tạo của ban giám đốc và tồn thể cán bộ cơng nhân viên của công ty trong thời gian qua, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của phịng Tài Chính – Kế tốn trong việc đưa ra các quyết định quản trị doanh nghiệp. Qua phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty, giúp ta thấy được một phần những thành tựu đạt được của cơng ty và một số hạn chế cịn tồn tại. Để ngày càng phát triển vững chắc hơn nữa, công ty cần có những biện pháp giải quyết những tồn tại đó.

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Cơng ty trong thời gian tới 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới vẫn chưa được như mức dự báo. Nhưng về cơ bản có thể thấy, những tác động của khủng hoảng tài chính và nợ cơng đã khơng cịn trầm trọng, kinh tế tồn cầu bắt đầu thích nghi dần với những biến động về chính trị, an ninh. Nền kinh tế thế giới năm 2015 bộc lộ một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, khu vực vẫn cịn khơng đồng đều, chưa ổn định và thiếu bền vững. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mạnh và đồng bộ. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, cú sốc trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai trên thế giới, trong tháng 8-2015 và sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ đã dẫn đến bất ổn và tâm lý xa lánh các tài sản rủi ro. Ngoài ra, bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới cũng đang kìm hãm đà tăng trưởng. Các tổ chức quốc tế như IMF, WB, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều nhận định, kinh tế thế giới năm 2015 tăng trưởng chậm, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Sự phục hồi của nền kinh tế phát triển không đủ bù đắp sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế đang phát triển; nợ và tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, làm giảm dư địa tài chính, thiếu hụt đầu tư khiến sản xuất và tiêu dùng trì trệ ở nhiều nước.

Năng suất của cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều giảm thấp hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Trong khi đó, mức tăng trưởng giữa các nước và nhóm nước khơng đồng đều. Kinh tế các nước phát triển tiếp tục phục hồi nhưng chậm hơn kỳ vọng.

Mỹ là nước có nền kinh tế phục hồi tích cực nhất trong nhóm nước phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm còn 5%, tiêu dùng và thị trường bất động sản bắt đầu phục hồi. Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phục hồi yếu, tăng trưởng chậm với tốc độ là 1,5%, do phải xử lý cuộc khủng hoảng “kép” gồm vấn đề nợ cơng và di cư, cùng tình trạng giảm phát và thất nghiệp cao. Một cột trụ kinh tế khác của thế giới là Nhật Bản, cho dù tỷ giá đồng Yên đã giảm giá đến 60% so với USD kể từ đạt mức đỉnh 73,35 Yên/USD (tháng 10-2011), tạo lợi thế cho hoạt động xuất khẩu nhưng đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản còn rất bấp bênh. Tổng nợ công vẫn cao gấp đôi so với GDP (2).

Các nền kinh tế đang phát triển vẫn tiếp tục giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp với mức tăng trưởng 4,3% trong năm 2015 (3). Năm 2015, tăng trưởng của khối 5 nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) không như kỳ vọng. Nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu cải cách, mở cửa. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp chặn đà tăng trưởng nhưng sản xuất công nghiệp Trung Quốc vẫn suy giảm, xuất nhập khẩu vẫn trì trệ, thị trường nhà đất đóng băng, thị trường chứng khoán biến động mạnh, đồng Nhân dân tệ phá giá, dự trữ ngoại hối giảm mạnh… Mức tăng trưởng của Trung Quốc năm 2015 chỉ đạt 6,9% và lần đầu tiên trong 25 năm qua tăng trưởng dưới mức 7% (4). Nga và Bra-xin cũng suy thoái sâu. Tăng trưởng của Nga giảm 3,8% năm 2015 do chịu nhiều tác động tiêu cực của giá dầu giảm sâu kéo dài và do lệnh cấm vận của phương Tây (5). Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng khiến đồng nội tệ của Nga mất giá tới 72,2% so với đồng USD trong khoảng thời gian từ tháng 3-2014 đến tháng 12-2015. Bra- xin lún sâu vào khủng hoảng chính trị và kinh tế, với tình trạng thất nghiệp, lạm phát và thâm hụt ngân sách tăng cao. Ấn Độ là điểm sáng

duy nhất trong nhóm BRICS với mức tăng trưởng cao 7,3% (6) và cũng là lần đầu tiên Ấn Độ vượt Trung Quốc về thành tích tăng trưởng. Khơng kể Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2015 là 4,6% (7), tương đương mức năm 2014, do tăng trưởng các nước xuất khẩu nguyên vật liệu, trong đó có In-đơ-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a, bị chậm lại nhưng được bù lại bởi tăng trưởng nhanh tại Việt Nam và mức độ khôi phục phần nào tại Thái Lan.

Nền kinh tế ở khu vực Mỹ La-tinh đối mặt với những “cơn cuồng phong” ngược chiều trong năm 2015. Sự sụt giảm giá hàng hóa, giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và biến động tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng nặng nề tới hiệu quả kinh tế của khu vực này. Nhiều khó khăn nảy sinh với Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la... Lạm phát ở khu vực có xu hướng tiếp tục gia tăng. Đà tăng trưởng của khu vực châu Phi cũng bị chững lại. Ngoài ra, một loạt các vụ tấn công khủng bố trên thế giới trong năm 2015 cũng đã gióng lên hồi chng báo động về bất ổn chính trị, an ninh và kinh tế trên tồn cầu.

Thứ hai, thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới. Năm 2015 là năm thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động mạnh và phức tạp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 - 2009. Những diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến tâm lý thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, khiến nhiều thị trường chao đảo trong quý III/2015. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã gây sốc trên thị trường tài chính thế giới khi liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ vào tháng 8-2015. Mặc dù cuối năm 2015, IMF tuyên bố đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đủ điều kiện vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục phá giá mạnh đồng Nhân

dân tệ. Nhân dân tệ mất giá đã ảnh hưởng đến tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực và của các nền kinh tế mới nổi trên tồn thế giới. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu năm 2015 đã tạm thời lắng xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Sự khác biệt lớn trong chính sách tiền tệ ở hai bờ Đại Tây Dương khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện chính sách nới lỏng cịn Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản đã làm đồng ơ-rô giảm giá so với đồng USD và đẩy tỷ giá đồng ơ-rơ có thời điểm rơi xuống 1,05 USD/ơ-rô trong năm 2015. Đây là một trong những yếu tố tác động lớn đến sự ổn định kinh tế thế giới.

Thứ ba, giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu lớn. Năm 2015, thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên liệu (chỉ số Bloomberg) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong khi giá dầu thế giới tháng 12 -2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, chạm mức 35 USD/thùng. Việc dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu cực tới những hãng sản xuất dầu và các lĩnh vực liên quan đến dầu. Hàng trăm ngàn lao động trong ngành khai thác dầu toàn cầu đã phải nghỉ việc, nhiều hoạt động sản xuất và khai thác cũng bị ngừng trệ. Đối với những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, như Vê-nê-xu-ê-la, Bra-xin, Ê-cu-a-đo, Ni-giê-ri-a, Nga,... sự sụt giảm giá dầu đang tác động tiêu cực toàn diện tới nguồn thu và tăng trưởng kinh tế của những nước này. Các nước vùng Vịnh cũng phải cắt giảm đầu tư trên toàn cầu cũng như giảm bớt các dự án phát triển xã hội lớn của mình… Khơng chỉ có vậy, giá dầu thơ xuống thấp còn tác động mạnh tới các sản phẩm phát sinh từ dầu và giá của

những sản phẩm này cũng đang bị giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, giá dầu sụt giảm cũng làm tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại lạm phát ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ.

Thứ tư, sự đối đầu ngày càng trầm trọng giữa chủ nghĩa khu vực và hợp tác đa phương, gây bất lợi đến tiến trình tồn cầu hóa và phát triển kinh tế thế giới. Vịng đàm phán Đơ-ha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được khởi động cách đây 15 năm nhưng vẫn chưa kết thúc. Những tiến triển ít ỏi và chậm chạp của WTO tạo cơ hội và động lực thúc đẩy trào lưu đàm phán hình thành những khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương trong những quy mô khác nhau và với cấp độ khác nhau. Tồn cầu hóa gặp thêm trở ngại và liên kết khu vực gia tăng. Chỉ tính riêng trong năm 2015, WTO đã nhận được 13 thông báo về việc thành lập các hiệp định khu vực mới (RTAs). Kết quả là, tổng số các RTAs hiện hành lên đến con số là 265 RTA (8). Bên cạnh đó, RTAs đang trở thành cơng cụ của chính sách đối ngoại của các nước lớn, như Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc với nhiều toan tính chính trị, an ninh, các mục tiêu thúc đẩy cải cách, dân chủ và nhân quyền. Những mặc cả về cải cách hệ thống thể chế, hệ thống chính trị, các tiêu chí về dân chủ và nhân quyền được đưa ra thay vì chỉ là các dịng thuế quan hay điều kiện tiếp cận của thị trường. Các cam kết về chính trị và an ninh cũng trở thành điều kiện quan trọng cho việc ký kết các hiệp định thương mại (FTA) song phương.

Ngay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2015 đánh dấu bằng một loạt các động thái của các quá trình liên kết, hội nhập kinh tế. Cụ thể, đã xuất hiện cơ cấu mới và tầm cỡ về tài chính liên quốc gia - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), thành lập theo đề nghị

của Trung Quốc. Đầu tháng 12-2015, Mỹ tiếp tục đạt thành quả trong ý tưởng đối trọng với Trung Quốc về kinh tế thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với 11 nước thành viên khu vực đã được ký kết. Đây được xem là hiệp định của thế kỷ, TPP quy tụ các quốc gia đang nắm giữ tới 40% GDP tồn cầu và có thể giúp kinh tế tồn cầu gia tăng thêm 300 tỷ USD mỗi năm. TPP cũng là hiệp định thương mại mới nhất kể từ khi thành lập WTO, vượt xa khn khổ thương mại hàng hóa và dịch vụ, hình thành các dây chuyền sản xuất toàn cầu, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên... Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nó sẽ xung đột với các quy tắc thương mại đa phương, làm suy yếu nền tảng WTO và có khả năng sẽ điều chỉnh các vấn đề trọng yếu của hợp tác kinh tế đương đại. Các quốc gia không nằm trong hiệp hội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giả pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng phú thắng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)