Đánh giá tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giả pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng phú thắng (Trang 62 - 67)

2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại Cơng ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng Phú

2.2.4. Đánh giá tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

Cơng nợ và khả năng thanh toán là một nội dung rất quan trọng trong phân tích TCDN, giúp ta có cái nhìn đầy đủ hơn khi đánh giá quá trình tạo lập và phân bổ vốn của DN. Đồng thời phân tích tình hình cơng nợ sẽ đánh giá được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào, doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Cuối mỗi năm doanh nghiệp tiến hành đánh giá quy mơ, tình hình cơng nợ cũng như xem xét các chỉ tiêu khả năng thanh tốn để từ đó xây dựng kế hoạch hành động cho năm tài chính tới. Và để đánh giá tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của cơng ty ta sử dụng bảng phân tích quy mơ cơng nợ và bảng tính tốn các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn.

2.2.4.1 Tình hình cơng nợ

Ta xem xét sự biến động của tài sản, các khoản phải thu, các khoản phải trả cuối năm so với đầu năm 2015 và các chỉ tiêu phản ánh tình hình cơng nợ.

Bảng 2.7 Biến động tổng tài sản, các khoản phải trả, các khoản phải thu năm 2015

ĐVT: VNĐ

STT Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Tỉ lệ

1 Tổng tài sản 111.036.446.966 75.274.549.131 35.761.897.835 47,51% 2 Các khoản phải

thu 26.802.899.993 23.784.688.297 3.018.211.696 12,69% 3 Các khoản phải

trả 80.570.365.020 45.099.845.696 35.470.519.324 78,65%

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cơng nợ năm 2015 ST

T Chỉ tiêu

ĐV

T Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Tỷ lệ

1 Hệ số các khoản phải thu

trên tổng tài sản Lần 0,241 0,316 -0,075 2 Hệ số các khoản phải trả

trên tổng nguồn vốn Lần 0,726 0,599 0,127 3 Tỉ lệ các khoản phải trả

trên phải thu Lần 1,135 1,453 -0,318

4 Chênh lệch các khoản phải trả - phải thu

VN Đ 53.767.465.0 27 21.315.157.3 99 32.452.307.6 28 152,25 %

Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ

5 Các khoản phải thu bình quân VN Đ 25.293.794.1 45 17.196.553.1 88 8.097.240.95 8 47,09 % 6 Doanh thu thuần VN

Đ 233.798.333. 749 131.764.093. 105 102.034.240. 644 77,44 %

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 – Cơng ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng Phú Thắng) Tại thời điểm cuối năm 2015, công nợ phải trả và công nợ phải thu đều tăng lên so với thời điểm cuối năm 2014. Cụ thể là:

Các khoản phải thu biểu thị cho số vốn DN bị chiếm dụng, bao gồm

phải thu dài hạn và phải thu ngắn hạn. . Tại thời điểm đầu năm và cuối năm, DN khơng có khoản phải thu dài hạn nào nên số liệu “Tổng các khoản phải thu” trong bảng là Phải thu ngắn hạn. Cuối năm 2015 các khoản phải thu của công ty là 26.802.899.993 đồng tăng 3.018.211.696 đồng tương ứng với mức tăng tỷ lệ là 12,69%. Trong đó các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng hầu hết các khoản phải thu.

- Các khoản phải thu khách hàng cuối năm 2015 là 26.772.508.989

đồng tăng 3.164.114.850 đồng tương ứng với mức tăng tỷ lệ là 13,40%. Tỷ trọng các khoản phải thu khác hàng trong cơ cấu các khoản phải thu rất lớn lần lượt là 99,26% ở thời điểm đầu năm và là 99,89% ở thời điểm cuối năm.

Việc các khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng nhẹ cho thấy sự tăng lên của doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty trong năm, cơng ty vẫn tiếp tục thực hiện chính sách bán chịu hàng hóa 1 cách hiệu quả.Nhưng đi kèm với nó cũng là nguy cơ rủi ro tài chính.

Hệ số các khoản phải thu ở đầu năm là 0,316 lần sau đó giảm 0,075

thành 0,241 lần ở thời điểm cuối năm. Con số này cho thấy ở thời điểm cuối năm với mỗi đồng tài sản doanh nghiệp bị chiếm dụng 0,241 lần giảm 0,075 lần so với thời điểm đầu năm, nguyên nhân là do việc tăng quy mô về tổng tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số các khoản phải trả đầu năm là 0,599 và cuối năm là 0,726. Như

vậy, tại thời điểm đầu năm, mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi 0,599 đồng nguồn vốn đi chiếm dụng, cuối năm nguồn vốn đi chiếm dụng tăng lên 0,726 đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng quy mô nợ phải trả và tăng quy mô tổng tài sản, việc tăng chiếm dụng vốn này giải quyết được vấn đề nguồn vốn trong ngắn hạn cho cơng ty.

2.2.4.2. Khả năng thanh tốn

Khi đánh giá tình hình cơng nợ, nợ phải trả được xem xét là chỉ là nợ chiếm dụng. Còn để đánh giá khả năng thanh tốn thì nợ phải trả tính đến cả nợ chiếm dụng và nợ vay.

Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm 2015 Đầu năm 2015 Chênh lệch Tỉ lệ (%)

1 Tổng tài sản VNĐ 111.036.446.966 75.274.549.131 35.761.897.835 47,51% 2 Tổng nợ phải trả VNĐ 72.942.198.288 45.099.845.696 27.842.352.592 61,73% 3 Tổng tài sản ngắn hạn VNĐ 93.525.387.515 59.451.850.059 34.073.537.456 57,31% 4 Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 43.070.365.020 32.599.845.696 10.470.519.324 32,12% 5 Tiền và các khoản tương

đương tiền VNĐ 2.406.763.228 4.774.636.016 -2.367.872.788 -49,59% 6 Hàng tồn kho VNĐ 61.620.214.939 30.707.492.597 30.912.722.342 100,67%

7 Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời (3)/(4) Lần 2,17 1,82 0,35

8 Hệ số khả năng thanh

toán nhanh (3-6)/(4) Lần 0,74 0,88 -0,14

9 Hệ số khả năng thanh

toán tức thời (5)/(4) Lần 0,06 0,15 -0,09

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ

10 Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay VNĐ 399.698.850 224.034.097 175.664.753

11 Lãi vay phải trả trong kỳ VNĐ 0 0 0

12 Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay (10)/(11) Lần - -

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015 – Cơng ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng Phú Thắng)

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn):

Hệ số này cho biết DN có khả năng thanh tốn được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng TSNH. Ở đầu năm, hệ số này là 1,82 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,82 đồng TSNH đảm bảo. Về cuối năm con số này là 2,17 lần, tăng 0,35 lần. Nguyên nhân của sụ tăng khả năng thanh toán hiện thời là

do tốc độ tăng của tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời ở cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính khi dùng một phần nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số này cho biết DN có khả năng thanh tốn nhanh bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn bằng VLĐ (khơng tính đến Hàng tồn kho). Đầu năm hệ số này là 0,88 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,88 đồng VLĐ mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho, con số này về cuối năm giảm 0,14 xuống còn 0,74 lần.

Hệ số khả năng thanh toán tưc thời:

Ngồi hệ số khả năng thanh tốn nhanh, để đánh giá cụ thể hơn nữa về khả năng thanh tốn của cơng ty cịn sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này phản ánh cơng ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và tương đương tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đầu năm hệ số này là 0,15 lần tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,15 đồng tiền và tương đương tiền đảm bảo thanh toán ngay, con số này vào thời điểm cuối năm là 0,06 lần giảm 0,09 lần. Lượng tiền q nhỏ gần như cơng ty khơng có khả năng thanh tốn tức thời. Trong tương lai cơng ty cần có những biện pháp để cải thiện tăng lượng tiền để đảm bảo khả năng thanh tốn.

Tóm lại:

-Quy mơ cơng nợ phải trả lớn nhiều hơn quy mơ cơng nợ phải thu trong đó các khoản phải trả khơng có khoản nào quá hạn, nhờ đó DN có thể tận dụng nguồn vốn huy động thơng qua quan hệ tín dụng tín dụng thương mại nhưng cũng cần quản lí chặt chẽ tình hình chấp hành kỉ luật thanh tốn để giữ uy tín với nhà cung cấp.

-Thơng qua các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán cho thấy một số chỉ tiêu đã đảm bảo việc cân bằng tài chính cũng như an tồn trong kinh doanh. Xong bên cạnh đó cũng có những chỉ tiêu cịn ở mức thấp điều này địi hỏi cơng ty phải có những giải pháp để công ty phát triển vũng chắc hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giả pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cáp điện và chiếu sáng phú thắng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)