Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần mía đường sông con (Trang 78)

2.1.1 .Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Mía đường Sơng Con

2.3.2 Những kết quả đạt được

Năm 2015, Cơng ty cổ phần mía đường Sơng Con đang đứng trước giai đoạn điều chỉnh lại và thu hẹp quy mơ sản xuất nên gặp phải khá nhiều khó khăn, doanh thu có xu hướng giảm, lợi nhuận giảm, chi phí phát sinh cao. Tuy nhiên cơng ty cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

Thứ nhất, về việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của cơng ty

Cơng ty có kế hoạch và chính sách xác định nhu cầu vốn lưu động thương xuyên phù hợp với thực tế phát sinh, luôn đảm bảo nguồn vốn lưu động ở mức độ an tồn, hợp lý. Các chính sách tài chính của cơng ty ln đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Đặc biệt công ty đang chuyển dần nguồn vốn tài trợ cho các tài sản lưu động bằng vốn chủ sở hữu từ đó giảm dần lượng tài trợ từ các nguồn vốn tạm thời mà chủ yếu là từ nợ ngắn hạn. TSLĐ của Cơng ty cuối năm 2015 được tài trợ bởi tồn bộ nguồn vốn ngắn hạn và một phần từ nguồn vốn dài hạn vì vậy đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, mang lại tính ổn định cho Cơng ty.

Thứ hai, về quản trị vốn bằng tiền

Phịng kế tốn-tài chính của cơng ty ln chủ động thiết lập và thực hiện kế hoạch cân đối thu chi tiền mặt hợp lý. Tuy nhiên, các khoản vốn bằng tiền của cơng ty trong thời gian vừa qua có sự giảm sút. Việc quản lý vốn bằng tiền theo xu hướng đầu tư an toàn, hưởng lãi định kỳ từ tiền gửi ngân hàng và cũng tăng tốc độ thanh tốn, giảm thiểu chi phí quản lý quỹ khơng cần thiết.

Thứ ba, về quản trị các khoản phải thu

Các khoản phải thu của công ty trong năm 2015 giảm xuống, cơng ty có những chính sách, kế hoạch cụ thể để quản lý tốt và hiệu quả các khoản bị

chiếm dụng, không phát sinh thêm các khoản nợ ngắn hạn hay nợ khó địi. Ngồi ra, cơng ty cũng nâng cao uy tín của mình với bên nhà cung cấp nguyên liệu khi trả trước cho họ một khoản tiền để có được ưu đãi về giá cũng như luôn sẵn sàng nguyên liệu cho sản xuất.

Thứ tư, về quản trị hàng tồn kho

Cơng ty thực hiện mua sắm và tích trữ ngun liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ln đảm bảo đáp ứng cho q trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả, các tài sản này luôn được bảo quản tốt, chất lượng đảm bảo, phù hợp các tiêu chuẩn đề ra. Bên cạnh đó, chính sách tiêu thụ của cơng ty được tập trung vào công tác tiêu thụ thành phẩm tồn kho đã giảm bớt một lượng lớn tránh tình trạng hàng quá hạn hay giảm chất lượng, nhanh chóng thu hồi vốn để xoay vòng sản xuất.

1. 2. 2.1. 2.2. 2.2.1. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.3.1. 2.3.3 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân

Qua các bước phân tích từ thực tế cho tới các hệ thống chỉ tiêu phân tích ở trên, chúng ta thấy những kết quả đạt được qua hai năm 2014 và 2015, điều đó thể hiện những nỗ lực và cố gắng của Công ty trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong cơng tác tổ chức quản lý sử dụng VLĐ nói riêng. Tuy nhiên những kết quả đạt được này vẫn chưa phản ánh được hết những tiềm lực và khả năng có thể của Cơng ty. Sở dĩ như vậy, là vì tại Cơng ty vẫn

cịn một số những tồn tại và hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý và sử dụng VLĐ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác quản lý vốn bằng tiền

 Lượng vốn bằng tiền của công ty cuối năm 2015 giảm sút so với năm 2014. Khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty giảm mạnh do lượng tiền mặt khơng cao. Tuy nhiên khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của công ty vẫn được giữ vững nên công ty chỉ cần lưu ý giám sát và kiểm sốt q trình thu chi để tránh tình trạng thất thốt, mất khả năng thanh tốn.

 Bên cạnh đó, mặc dù công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty đã đảm bảo tương đối tốt khả năng thanh toán nhưng hiệu suất sinh lời của vốn tiền tệ không cao do doanh nghiệp duy trì tiền gửi ngân hàng có lãi suất thấp đã khơng những gây ra tình trạng ứ đọng vốn mà còn tiết giảm cơ hội đầu tư gia tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.

Thứ hai, công tác xác định nhu cầu VLĐ mặc dù đơn giản, nhanh

chóng nhưng có sai lệch nhiều so với thực tế (cụ thể năm 2015 dự báo nhu cầu VLĐ cao hơn so với thực tế 7.98%) có thể làm cho cơng ty phải tăng cường thêm vay nợ, từ đó làm tăng thêm chi phí sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân là do công ty sử dụng phương pháp gián tiếp dựa vào số VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch nên kết quả dự báo vẫn còn nhiều sai số. Do đó cơng ty cần chú trọng hơn công tác sự báo này nhằm giúp doanh nghiệp vừa khơng bị thiếu vốn cho hoạt động của mình mà lại khơng lãng phí vốn.

Thứ ba, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tuy có chuyển biến tích cực

nhưng cịn thấp so với trung bình ngành. Nguyên nhân do trong năm 2015 mặc dù cơng ty đã giải phóng được lượng lớn hàng tồn kho nhưng lại nhập thêm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó cơng tác trích lập dự phịng giảm giá hàng

tồn kho chưa được quan tâm thích đáng, nếu có biến động xấu xảy ra như lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho của Công ty.

Thứ tư, khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty về cơ bản vẫn

được đảm bảo nhưng chưa thực sự tốt. Hai hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời là các chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng thanh tốn đều cịn thấp so với trung bình ngành. Điều này cho thấy công tác dự báo và xác định lượng dự trữ tiền chưa thực sự tốt, tiềm ẩn mất khả năng thanh tốn khi thị trường có nhiều biến động.

Mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới khơng ổn định, thị trường tiêu thụ và sức mua của khách hàng giảm sút nhưng Cơng ty vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này cho thấy sự cố gắng và đoàn kết của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Công ty đã cùng nhau vượt qua những khó khăn thách thức để đạt được các mục tiêu và thành quả như ngày hơm nay. Tuy vậy khó khăn chưa hết, thách thức vẫn cịn vì vậy Cơng ty cần cố gắng hơn nữa trong tất cả các khâu của q trình SXKD nói chung và khắc phục những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠNG CON

3

3.2 Mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

3.2.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội

 Tình hình kinh tế thế giới

Bước sang năm 2016, với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước được dự báo sẽ tốt hơn, điều hành kinh tế vĩ mô đi đúng hướng, kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục phục hồi.

Kinh tế thế giới mặc dù còn nhiều rủi ro, thách thức, đặc biệt là căng thẳng chính trị ở nhiều khu vực chưa được giải quyết dứt điểm, diễn biến giá dầu rất khó dự đốn, nhưng đánh giá chung, tình hình kinh tế thế giới vẫn được dự báo nhiều khả năng sẽ khả quan hơn năm 2015. Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2016. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ được cải thiện.

Đà tăng trưởng kinh tế của năm 2015 sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn trong năm 2016. Nỗ lực điều hành nhằm cải thiện các chỉ tiêu vĩ mô quan trọng tạo tiền đề phát triển cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 tiếp theo dự báo sẽ được duy trì và đẩy mạnh. Tuy nhiên, khó khăn về thu ngân sách do giá dầu có thể tác động đến lượng vốn đầu tư, nhân tố vẫn nhiều khả năng tác động chính đến tốc độ tăng trưởng; độ trễ của hiệu lực chính sách cũng có tác động nhất định đến tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2016. Với bối cảnh như vậy, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2016 vẫn có những khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 được giả định vẫn dựa vào vốn đầu tư (giả thiết đầu tư tăng 7-7,5% (trung bình năm). Với dân số tăng trung bình 0,3%/quý và việc làm tăng 0,8%/quý năm 2016, khi đó tăng trưởng kinh tế năm 2016 sẽ đạt mức 6,32%, lạm phát trung bình năm 2016 ở mức 5%.  Vài nét về ngành đường và các đối thủ cạnh tranh

Do các yếu tố về thời tiết, đóng cửa nhà máy đường, dự báo sản lượng đường nhiều nước trên thế giới sẽ sụt giảm trong vụ mùa 2014/2015 và chuyển sang thiếu hụt từ vụ mùa 2015/2016. Việt Nam cũng đang đối mặt với khơng ít khó khăn khi giá đường liên tục giảm, tồn kho cao và dự kiến sản lượng đường cũng sẽ giảm trong vụ tới.

Với tính chất chu kỳ điển hình, cầu thị trường đường đang tiến về mức cân bằng trong vụ 2015/2016 theo dự báo của các tổ chức đường lớn trên thế giới. Trong đó ISO dự báo thặng dư đường khoảng 1.3 triệu tấn, Kingsman 2.09 triệu tấn, USDA khoảng 0.24 triệu tấn. Điều đáng chú ý là hầu hết các tổ chức này đều đưa ra dự báo thặng dư đường thế giới sẽ giảm dần từ vụ 2015/2016 và tiến tới kết thúc giai đoạn dư cung của ngành.

Tại những nước sản xuất đường lớn trên thế giới, sản lượng đường trong vụ 2015/2016 dự kiến giảm do các vấn đề về thời tiết, đóng cửa nhà máy... Cụ thể, tại Thái Lan, sản lượng đường đã đạt kỷ lục 11.2 triệu tấn, tồn kho tăng lên 1.46 triệu tấn, khủng hoảng chính trị tại đây khiến tiêu thụ nội địa giảm mạnh và tăng lượng đường xuất khẩu. Dự kiến sản lượng vụ 2015- 2016 của Thái Lan sẽ thấp hơn vụ trước do hạn hán vào tháng 5, tuy nhiên năng suất vẫn giữ ở mức cao. Tại Trung Quốc cũng đang tồn kho 8.15 triệu tấn đường và dự báo sản lượng vụ tới sẽ sụt giảm khoảng 5%. Brazil cũng đang đối diện với tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Riêng tại Ấn Độ, sản lượng tăng 5% lên 25 triệu tấn do tăng năng suất nhưng xuất khẩu dự báo giảm xuống còn 1.5 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu gia tăng

trong nước. Như vậy, sau 4 năm liên tiếp thừa cung đường kể từ vụ 2010/2011, mặc dù lượng dư thừa dự báo giảm trong vụ tới và tiến đến điểm cân bằng nhưng trước mắt thế giới vẫn đang phải chịu áp lực tồn kho cao. Sản xuất và tiêu thụ đường qua các năm của Thái Lan và Trung Quốc với dự báo sản lượng giảm trong vụ tới.

Việt Nam dự kiến giảm 4% sản lượng đường, đạt 1.53 triệu tấn Tại Việt Nam, theo Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, lượng đường tồn tại kho các nhà máy tính đến ngày 15/09/2014 là 280,000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 58,690 tấn. Trong đó, lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/08-15/9/2014 là 92,000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 10,000 tấn.Giá bán đường trắng tại kho nhà máy trên cả nước cơ bản ổn định như tháng trước, từ 12,300 – 12,800 đồng/kg. Giá đường vụ 2013/2014 ĐVT: đồng/kg. Điều đáng chú ý là hiện năng suất mía ở Việt Nam thuộc vào loại thấp trên thế giới với 1.6 triệu tấn đường và 5.5 tấn đường/ha trong khi Thái Lan đạt mức 10 triệu tấn đường, 7.1 tấn đường/ha và Brazil khoảng 38 triệu tấn đường, 8.1 tấn đường/ha. Do năng suất thấp nên giá mía tại Việt Nam khá cao so với trên thế giới, khoảng 45 USD/tấn trong khi giá mía Brazil khoảng 30 USD/tấn. Khơng chỉ gặp khó khăn về tồn kho cao, năng suất thấp, đường Việt Nam còn phải chống chọi với một lượng không nhỏ đường nhập lậu giá rẻ từ nước ngồi.

Trước những khó khăn và thách thức này, tổng diện tích vụ (2014/2015) của Việt Nam giảm hơn 5,000 ha so với vụ trước xuống khoảng 261,500 ha mía do diện tích mía sụt giảm, diễn biến sâu bệnh phức tạp và thời tiết khơ hạn tại miền Trung. Lượng mía ép cũng sẽ giảm gần 680,000 tấn xuống mức 15.37 triệu tấn, tương đương khoảng 70 ngàn tấn đường. Ngồi ra, tình hình sâu bệnh tại Tây Ninh cũng làm giảm sản lượng mía nguyên liệu của nhiều nhà máy nên dự kiến sản lượng đường RE từ mía sụt giảm 6% so

với vụ trước xuống mức 360,000 tấn. Và điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp mía đường cần thực hiện tái cơ cấu, áp dụng cơ giới hóa, cơng nghệ khoa học kỹ thuật để tăng sản lượng sản xuất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo vị thế vững chắc cho mình trước làn gió hội nhập sắp tới và cạnh tranh tốt với đường ngoại nhập

3.2.3Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020

 Định hướng phát triển

- Phát triển cơng ty cổ phần mía đường Sơng Con thành doanh nghiệp xanh bền vững, với ngành nghề cốt lõi là: Mía đường –phân vi sinh- các sản phẩm phụ sau quá trình sx đường. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư bổ sung định hướng phát triển công nghệ cao, công nghệ mới; liên kết, hợp tác đầu tư với nông dân, các nhà khoa học, các đối tác trong và ngoài nước nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến mía đường, nâng cao đời sống việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp và nơng dân, đảm bảo hài hịa các mối quan hệ lợi ích, ln thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội và mơi trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương và cộng đồng.

- Phát triển vững chắc công tác thương mại, đáp ứng nhu cầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nước.

 Mục tiêu chiến lược

- Tiếp tục phát triển các ngành nghề kinh doanh cốt lõi là Mía – Đường – Phân vi sinh; gia tăng giá trị các sản phẩm cạnh đường và phụ phẩm khác từ mía đường; tập trung đầu tư vào các sản phẩm nông, công nghiệp theo hướng khoa học công nghệ cao. Mục tiêu tăng trưởng từ 15%/năm trở lên, trở thành một doanh nghiệp có mơi trường làm việc mà tại đó cán bộ nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng, năng động – sáng tạo.

3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Cơng ty Cổ phần Mía đường Sơng Con. Cơng ty Cổ phần Mía đường Sơng Con.

Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình tổ chức quản trị và sử dụng vốn lưu động cho thấy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác quản trị và sử dụng vốn và đã gặt hái được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để khắc phục những hạn chế cịn tồn tại để qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị vốn lưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Bằng những kiến thức tích lũy được trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường và bằng quan sát, đánh giá dưới giác độ của một sinh viên tài chính qua thực tế thực tập, em xin gợi ý một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần mía đường Sơng Con như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần mía đường sông con (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)