Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng số 4 thăng long (Trang 95 - 98)

III. VLĐ trong khâu lưu

2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long

xây dựng số 4 Thăng Long

2.2.3.1 Những kết quả đạt được.

Công ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, sử dụng một phần vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này tạo nên khả năng vững chắc về mặt tài chính của cơng ty, giúp cơng ty giảm thiểu rủi ro trong thanh tốn nợ ngắn hạn.

Ngoại trừ hệ số khả năng thanh toán lãi vay, các hệ số khác về khả năng thanh tốn của cơng ty được duy trì ở mức tương đối tốt, phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng, đảm bảo cho cơng ty chủ động thanh tốn các khoản nợ khi đến hạn.

Công tác tài trợ công nợ của công ty tương đối hợp lý, các khoản phải trả lớn hơn các khoản phải thu, tạo điều kiện cho cơng ty có một phần vốn chiếm dụng với chi phí thấp, có thể sử dụng để gia tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

2.2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Hạn chế:

Hệ số nợ của công ty vẫn ở mức rất cao, tỷ trọng nợ chiếm 93,62% tổng nguồn vốn. Việc phụ thuộc quá nhiều và nguồn vốn vay bên ngồi khiến cơng ty khơng chủ động được trong q trình sản xuất kinh doanh, biểu hiện là tiến độ thi cơng nhiều cơng trình cịn chậm, khi cơng ty cần vay vốn để thực hiện cơng trình thì cịn nhiều khó khăn. Đồng thời, tỷ trọng nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro tài chính của cơng ty ở mức cao, cùng với việc kinh doanh không hiệu quả dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp bị bào mòn bởi lãi vay.

Cơng tác thu hồi nợ cịn chưa thật hợp lý, tỉ trọng các khoản phải thu khá cao, trong khi doanh thu giảm, làm kéo dài kì thu tiền bình quân, như vậy việc tăng cường cho đối tác nợ không mang lại hiệu quả như mong muốn, trái lại cịn dẫn đến nguy cơ khơng thu hồi được nợ và mất vốn.

Cơng tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đang gặp khó khăn, giá vốn hàng bán giảm khá mạnh, dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận và các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn.

Công tác quản lý doanh thu, chi phí của cơng ty chưa hiệu quả, doanh thu sụt giảm trong khi giá thành sản xuất và các khoản chi phí khác vẫn ở mức cao, dẫn đến lợi nhuận bị giảm mạnh, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn, giảm đáng kể hiệu quả sử dụng vốn.

Ngun nhân

Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là của ngành xây dựng đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Trong tình trạng nền kinh tế hiện nay, nhiều dự án xây dựng bị cắt giảm, kéo theo việc thị trường của công ty cũng bị thu hẹp, khiến cơng ty gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm các dự án xây dựng và thị trường đầu ra cho sản phẩm cọc bê tơng. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty ở mức thấp và bị sụt giảm.

Cơng ty có quy mơ nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong việc đấu thầu các dự án lớn, điều này cũng thu hẹp khá nhiều thị trường của công ty.

Nền kinh tế khó khăn khiến nhiều khách hàng của cơng ty khơng trả được nợ, khiến các khoản phải thu ở vẫn mức cao trong khi doanh thu sụt giảm. Điều này làm vốn của công ty bị ứ đọng và nhiều khả năng mất vốn.

Giá cả vật tư thị trường đầu vào còn cao, dẫn đến việc giá vốn hàng bán chiếm tỉ lệ cao so với doanh thu.

Công tác quản lý doanh nghiệp của công ty chưa hiệu quả, khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng số 4 thăng long (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)