Bối cảnh kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại hà anh (Trang 94 - 97)

2.3.2 .Những hạn chế, tồn tại

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội

Năm 2014, bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.

Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm sốt. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp. Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép trong

vùng biển của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hịa bình, ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Cụ thể là:

- Một số dấu hiệu ban đầu cho thấy kinh tế đã phục hồi trở lại. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.

• Ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp tạo đà tăng trưởng, giúp cải thiện mức độ xếp hạng rủi ro quốc gia, tạo điều kiện phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế và huy động được 1 tỉ USD với điều kiện tương đối hợp lý.

• Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó

khăn: Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tổng phương tiện thanh tốn tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

Mức độ rủi ro nợ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp nhưng nợ cơng gia tăng đang gây nhiều quan ngại.

• Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); Tín dụng đã tăng dần nhưng vẫn dưới mức kỳ vọng, hạn chế nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

•     CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình

quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%. Mục tiêu kiểm sốt lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành cơng, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng.

• Kết quả hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước là khá tương phản. Khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục là nguồn tăng trưởng quan trọng, trong khi hoạt động của doanh nghiệp trong nước cịn khó khăn, với số DN đóng cửa hoặc ngừng hoạt động vẫn gia tăng. • Trong năm 2014 Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp mạnh nhằm cải thiện mơi trường kinh doanh, dự tính sẽ mang lại hiệu quả trong năm tới. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 19 về cắt giảm thủ tục và chi phí hành chính, tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch trong các cơ quan hành chính nhà nước. Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp, và Luật Đầu tư sửa đổi sẽ tăng cường quản trị doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

• Tuy hoạt động có tích cực hơn nhưng cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Chính phủ đã đửa ra quan điểm rõ ràng về cải cách doanh nghiệp nhà nước nhưng vấn đề quan trọng là thực hiện một cách nhất quán và quyết liệt.

• Dự báo trung hạn cho thấy GDP tăng trưởng ở mức khiêm tốn và quá trình ổn định kinh tế vĩ mơ tiếp tục được củng cố. Chính phủ tái khẳng định quyết tâm tiếp tục cũng cố tài khố và giảm dần nợ cơng. Vấn đề quan trọng ở đây là tăng nguồn thu, tăng cường kiểm soát chi thường xun, và nâng cao hiệu quả đầu tư cơng.

• Hiệu quả hoạt động kém của khu vực tài chính là do một loạt phức hợp các vấn đề về thể chế và quy định pháp lý. Những vấn đề này bao gồm các cơ quan chức năng trung ương và địa phương can thiệp vào các quyết định về đầu tư và tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước; cơ cấu quản trị của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại nhà nước không phù hợp và năng lực quản trị rủi ro cịn yếu; một số ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động tín dụng với khách hàng có quan hệ; cơ sở hạ tầng tài chính cịn yếu kém, với những bất cập về các tiêu chuẩn báo cáo tài chính; và việc quản lý và giám sát đối với khu vực tài chính cịn nhiều lỗ hổng. Chính phủ đã cơng bố một chương trình cải cách tồn diện nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như vấn đề nợ xấu. Ưu tiên hiện nay là phải đẩy nhanh tốc độ cải cách.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại hà anh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)