Hệ số đồng dạng và mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống cẩm chướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo đột biến in vitro và đánh giá sinh trưởng, phát triển, sai khác di truyền của các dòng đột biến giống hoa cẩm chướng quận chúa (Trang 130 - 134)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.5.Hệ số đồng dạng và mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống cẩm chướng

Dòng thuần là nguyên liệu quan trọng để tạo ra các tổ hợp lai có ưu thế lai cao cũng như có các tính trạng mong muốn khác. Để đánh giá độ thuần về mặt di truyền của các dòng cẩm chướng nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phân tích các kết quả phân tích PCR-SSR dựa trên sự xuất hiện các băng của các mồi phân tích. Kết quả phân tích (bảng 3.26) cho thấy các dòng, giống nghiên cứu có tỷ lệ dị hợp tử (H%) thay đổi từ 14,29% đến 29,41%. Tỷ lệ dị hợp tử cao nhất ở dòng đột biến H3 (29,41%) tiếp theo là dòng H2, H6, H1, H4, ĐC và H7. Tỷ lệ dị hợp tử thấp nhất ở dòng H7 (14,29%). Tỷ lệ dị hợp tử trung bình của cả 7 dòng, giống cẩm chướng nghiên cứu là (21,15%). Kết quả này cho thấy các dòng, giống cẩm chướng nghiên cứu có độ thuần di truyền rất cao.

Bảng 3.26. Tỷ lệ dị hợp tử của dòng, giống cẩm chướng

STT Tên dòng, giống Số mồi xuất hiện dị hợp tử Tỷ lệ dị hợp tử (H%) 1 H1 3 18,75 2 H2 5 27,78 3 H3 5 29,41 4 H4 3 17,65 5 H6 4 23,53 6 H7 2 14,29 7 ĐC 3 16,67 Tổng số 148,08 Trung bình 21,15

3.5.5. Hệ số đồng dạng và mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống cẩm chướng chướng

mềm NTSYSpc2.1, từ đó thiết lập được bảng hệ số tương đồng di truyền (bảng 3.27) và sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền (hình 3.34).

Bảng 3.27. Hệ số tương đồng di truyền giữa các dòng, giống cẩm chướng

ĐC H1 H2 H3 H4 H6 H7 ĐC 1,00000 H1 0,6342 1,00000 H2 0,6585 0,5854 1,00000 H3 0,5854 0,5098 0,5884 1,00000 H4 0,8293 0,7561 0,6829 0,6098 1,00000 H6 0,6585 0,6829 0,7073 0,5366 0,7317 1,00000 H7 0,6098 0,6341 0,5122 0,6341 0,629 0,5122 1,00000

Hệ số tương đồng di truyền của 6 dòng đột biến và giống Quận Chúa dao động trong khoảng 0,5098 đến 0,8293. Mức sai khác di truyền lớn nhất là cặp dòng H1-H3 (Hệ số tương đồng di truyển là 0,5098). Cặp giống ĐC và dòng H4 có sự tương đồng di truyền cao nhất (Hệ số tương đồng di truyền 0,8293).

Từ sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống cẩm chướng cho thấy mức độ sai khác di truyền giữa các giống có sự khác nhau. Kết quả xử lý số liệu cho thấy ở mức tương đồng di truyền khác nhau các dòng, giống nghiên cứu được phân thành các nhóm khác nhau:

* Ở mức tương đồng di truyền 0,60 có thể chia 7 dòng, giống cẩm chướng thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Gồm giống ĐC và dòng H4, H1, H2, H6. Hệ số tương đồng di truyền giữa các dòng, giống trong nhóm 1 dao động từ 0,6342 đến 0,8298. Hệ số tương đồng di truyền của các dòng, giống thuộc nhóm 1 với 2 dòng H3 và H7 dao động trong khoảng từ 0,5098 (H1 - H3) đến 0,6098 (ĐC - H7).

Nhóm 2: Dòng H3 và H7 hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H3 và H7 là 0,6341. Hệ số tương đồng di truyền của các dòng thuộc nhóm 2 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5098 (H3 - H1) đến 0,6341 (H7 - H1).

* Ở mức tương đồng di truyền 0,65 có thể chia 7 dòng, giống cẩm chướng thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Gồm giống ĐC và dòng H4, H1, H2, H6. Hệ số tương đồng di truyền giữa các dòng, giống trong nhóm 1 dao động từ 0,6342 đến 0,8298. Hệ số tương đồng di truyền của các dòng, giống thuộc nhóm 1 với 2 dòng H3 và H7 dao động trong khoảng từ 0,5098 (H1 - H3) đến 0,6098 (ĐC - H7).

Nhóm 2: Dòng H3, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H3 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5098 (H3 - H1) đến 0,6341 (H3 - H7).

Nhóm 3: Dòng H7, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H7 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5122 (H7 - H2; H7 - H6) đến 0,6341 (H7 - H1; H7 - H3).

* Ở mức tương đồng 0,70 có thể chia 7 dòng, giống cẩm chướng thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Gồm giống ĐC và dòng H4. Hệ số tương đồng di truyền giữa giống ĐC và dòng H4 là 0,8293. Hệ số tương đồng di truyền của các giống ĐC và dòng H4 với các dòng khác dao động trong khoảng từ 0,5854 (ĐC - H3) đến 0,7317 (H4 - H6).

Nhóm 2: Dòng H1, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H1 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5098 (H1 - H3) đến 0,7561 (H1 - H4).

Nhóm 3: Gồm dòng H2 và H6, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H3 và dòng H6 là 0,5366. Hệ số tương đồng di truyền giữa các dòng thuộc nhóm 2 và các dòng, giống khác dao động từ 0,5122 (H2 - H7) đến 0,7317 (H6 - H4).

Nhóm 4: Dòng H3, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H3 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5098 (H3 - H1) đến 0,6341 (H3 - H7).

Nhóm 5: Dòng H7, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H7 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5122 (H7 - H2; H7 - H6) đến 0,6341 (H7 - H1; H7 - H3).

* Ở mức tương đồng 0,75 có thể chia 7 dòng, giống cẩm chướng thành 6 nhóm:

Nhóm 1: Gồm giống ĐC và dòng H4. Hệ số tương đồng di truyền giữa giống ĐC và dòng H4 là 0,8293. Hệ số tương đồng di truyền của giống ĐC và dòng H4 với các dòng khác dao động trong khoảng từ 0,5854 (ĐC - H3) đến 0,7317 (H4 - H6).

Nhóm 2: Dòng H1, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H1 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5098 (H1 - H3) đến 0,7561 (H1 - H4).

Nhóm 3: Dòng H2, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H3 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5122 (H2 - H7) đến 0,7073 (H2 - H6).

dòng, giống khác dao động từ 0,5098 (H3 - H1) đến 0,6341 (H3 - H7).

Nhóm 5: Dòng H6, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H3 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5122 (H6 - H7) đến 0,7317 (H6 - H4).

Nhóm 6: Dòng H7, hệ số tương đồng di truyền giữa dòng H7 với các dòng, giống khác dao động từ 0,5122 (H7 - H2; H7 - H6) đến 0,6341 (H7 - H1; H7 - H3).

Kết quả phân tích DNA hoàn toàn phù hợp với sự khác biệt giữa các dòng, giống được nghiên cứu về mặt hình thái như đặc điểm thân lá, màu sắc, cấu trúc cánh hoa.

* Kết luận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng 20 cặp mồi SSR để nghiên cứu sự đa dạng di truyền của 6 dòng cẩm chướng đột biến chọn lọc được qua xử lý gây tạo đột biến in vitro bằng tác nhân EMS và chiếu xạ gamma và giống cẩm chướng Quận Chúa kết quả cho thấy:

- Các dòng đột biến đều có sự khác biệt về mặt di truyền so với giống gốc, trong đó sự sai khác lớn nhất là dòng H3 (hệ số tương đồng di truyền H3-H1: 0,5098) và thấp nhất là dòng H4 (hệ số tương đồng di truyền H4-ĐC: 0,8293).

- Trong 20 cặp mồi SSR được lựa chọn để nghiên cứu, mồi CB001a, CDB221 không phân biệt được sự sai khác về mặt di truyền giữa các dòng, giống hoa cẩm chướng được nghiên cứu. Mồi CB016a chỉ cho sự sai khác giữa mẫu đối chứng và các dòng khác, không có sự sai khác giữa các dòng biến dị được nghiên cứu. Mồi DCA221, CB047a, có thể sử dụng để phân biệt dòng H7 với các dòng khác và đối chứng.

- Cặp mồi cho kết quả đa hình cao nhất là CB004a, CB026a với tổng số băng thu được tương ứng là 13 và 11. Đặc biệt với cặp mồi này cho kết quả mẫu H6 và H4 xuất hiện 4 băng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo đột biến in vitro và đánh giá sinh trưởng, phát triển, sai khác di truyền của các dòng đột biến giống hoa cẩm chướng quận chúa (Trang 130 - 134)