Jij = 2nij n i+n j

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo đột biến in vitro và đánh giá sinh trưởng, phát triển, sai khác di truyền của các dòng đột biến giống hoa cẩm chướng quận chúa (Trang 66 - 69)

Trong đó: - nij là số băng DNA có ở cả hai mẫu i và j

- ni và nj là tổng số băng RAPD của từng cá thể i và j tương ứng. - Jij là hệ số tương đồng giữa hai mẫu i và j

Hệ số PIC (Polymorphic Information Content)- Chỉ số thông tin đa hình (Nei, 1973).

PIC=1-∑pi2

Trong đó: pi là tần số xuất hiện alen thứ i.

Tỷ lệ dị hợp tử (H%):

H%= Số mồi xuất hiện ≥2 alen/ 1locus SSR

Tổng số mồi sử dụng-Số mồi khuyết số liệu x 100

2.3.5. Phương pháp theo dõi, đánh giá

2.4.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi

* Các chỉ tiêu theo dõi trong phòng:

Tỷ lệ mẫu sống (%)= Tổng số mẫu sống

Tổng số mẫu cấy x 100

Tỷ lệ mẫu phát sinh chồi (%)= Tổng số mẫu phát sinh chồi

Hệ số nhân chồi (lần)= Tổng số chồi tạo ra Tổng số chồi đưa vào nuôi cây

Chiều cao chồi trung bình (cm)= ∑ hi

n 1

n

Trong đó: hi là chiều cao của chồi thứ i; n số chồi được theo dõi

Số lá trung bình (lá/chồi)= Tổng số lá

Tổng số chồi theo dõi

Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%)= Tổng số chồi tạo rễ

Tổng số chồi theo dõi x 100

Số rễ trung bình (rễ/cây)= Tổng số rễ Tổng số chồi theo dõi

Chiều dài rễ trung bình (cm)= Tổng độ dài của rễ Tổng số rễ được theo dõi

Tỷ lệ chồi biến dị (%)= Tổng số biến dị

Tổng số chồi theo dõi x 100 - Thời gian xuất hiện rễ (ngày)

- Liều gây chết 50% mẫu thí nghiệm (LD50: Lethal dose).

* Các chỉ tiêu chất lượng chồi:

+++ : Tốt - Chồi mập, lá to, xanh đậm.

++ : Trung bình - Chồi to trung bình, lá to trung bình, xanh. + : Kém - Chồi nhỏ, xanh nhạt hoặc vàng.

* Các chỉ tiêu đánh giá ngoài đồng ruộng:

Các chỉ tiêu đánh giá ngoài đồng ruộng theo Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới, 2008).

- Chiều cao cây (cm): Đo từ sát mặt đất đến điểm cao nhất của cây (chóp lá hoặc đỉnh nụ).

- Tổng độ dài của 7 lóng dưới hoa (cm): Đo độ dài của 7 lóng trên cùng. - Độ dài của lóng thứ 5 dưới hoa (cm): Đo độ dài của lóng thứ 5 dưới hoa. - Độ dài lá tại đốt thứ 5 dưới hoa (cm): Đo tại điểm giữa đốt 2 đầu của lóng. - Chiều rộng của lá tại đốt thứ 5 dưới hoa (cm): dùng thước Palme đo tại nơi có độ rộng lớn nhất của lá.

- Chiều cao tràng hoa (cm): Dùng thước Palme đo độ dài của tràng hoa. - Độ dài đài hoa (cm): Dùng thước Palme đo độ dài của đài hoa.

- Đường kính hoa (cm): Đo khi hoa đã nở hoán toàn. - Số cánh hoa: Đếm tổng số cánh hoa khi hoa bắt đầu tàn.

- Độ dài cánh hoa lớp ngoài cùng (cm): Dùng thước Palme đo độ dài của cánh hoa lớp ngoài cùng.

- Chiều rộng cánh hoa lớp ngoài cùng (cm): Dùng thước Palme đo tại nơi rộng nhất của cánh hoa lớp ngoài cùng.

- Số lớp cánh hoa (lớp).

- Bề mặt cánh hoa: Được đánh giá dựa trên độ phẳng của bề mặt cánh. - Rìa cánh hoa: Được đánh giá dựa trên mức độ xẻ thùy của rìa cánh hoa.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương phân tích phương sai (ANOVA) theo chương trình Irristat 5.0S và Excel.

Số liệu phân tích SSR được xử lý bằng phần mềm NTSYS pc2.1. Sử dụng thuật toán nội suy Lagrange để xây dựng mô hình toán học.

Sử dụng phương pháp Reed and Muench (1983) và phương pháp Behrens and Karber (1935)để xác định liều gây chết 50% mẫu thí nghiệm (LD50).

2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 – 2013.

- Địa điểm nghiên cứu: Viện Sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo đột biến in vitro và đánh giá sinh trưởng, phát triển, sai khác di truyền của các dòng đột biến giống hoa cẩm chướng quận chúa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)