Các chiều và chỉ báo của các chiều sử dụng đo lường nghèo đa chiều tại Lào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46 - 71)

Bảng 1 Hệ thống chỉ báo đo lường mức độ nghèo đa chiều

Bảng 1.2 Các chiều và chỉ báo của các chiều sử dụng đo lường nghèo đa chiều tại Lào

tại Lào

STT Chiều Chỉ báo

từng chiều Thiếu hụt nếu

1 Giáo dục

Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ có bất kỳ thành viên nào đủ 15 tuổi chưa bao giờ đi học hoặc hiện nay khơng cịn đi học và khơng có bằng tốt nghiệp THCS hoặc khơng có bằng nghề thì được coi là thiếu hụt

Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có bất kỳ thành viên nào trong độ tuổi 5-14 chưa bao giờ đi học hoặc hiện khơng cịn đi học thì được coi là thiếu hụt

2 Y tế

Tiếp cận dịch vụ y tế

Những hộ gia đình có bất kỳ thành viên nào trong 12 tháng qua có đi khám chữa bệnh ít nhất một lần trong đó khơng đủ hoặc thiếu tiền chi trả để khám/chữa bệnh thì được coi là thiếu hụt Tiếp cận BHYT Hộ có bất kỳ thành viên nào từ 6 tuổi trở lên

khơng có BHYT thì được coi là thiếu hụt 3 Nhà ở

Chất lượng nhà ở Nhà của hộ thuộc loại nhà tạm/nhà thiếu kiên cố/nhà đơn sơ được coi là thiếu hụt

Diện tích nhà bình

qn đầu người Diện tích nhà ở bình qn đầu người dưới 20 m2

4 Điều kiện sống

Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Nguồn nước hợp vệ sinh nếu hộ sử dụng các nguồn nước sau: nước máy vào nhà, nước máy công cộng, giếng khoan/giếng đào được bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ, nước mưa, nước mua, Nếu khơng thuộc các nguồn này thì hộ được coi là thiếu hụt

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh gồm tự hoại, bán tự hoại, cải tiến có ống thông hơi, hai ngăn, Nếu hố xí/nhà tiêu của hộ khơng thuộc những loại trên thì được coi là thiếu hụt

5

Tiếp cận thông tin

Sử dụng dịch vụ viễn thơng

Hộ gia đình khơng có thành viên nào sử dụng điện thoại (cố định/di động) và Internet thì được coi là thiếu hụt

Tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin

Hộ gia đình khơng có tài sản nào trong số các tài sản được liệt kê sau đây thì được coi là thiếu hụt: tivi (màu/đen trắng), radio, máy tính (PC, laptop, tablet)

(Nguồn: Các chiều và chỉ báo của các chiều sử dụng đo lường nghèo đa chiều tại Lào của chính phủ Lào)

Như vậy, NĐC được đo lường với 5 chiều với 10 chỉ báo và tổng điểm số thiếu hụt cao nhất là 1. Một hộ được coi là nghèo đa chiều khi thiếu hụt ít nhất 1/3 số chỉ báo được gia trọng (tức điểm số thiếu hụt từ 0,333 điểm trở lên). Chỉ số nghèo đa chiều nằm trong khoảng [0, 1]. Sử dụng các chiều và chỉ báo các chiều cũng như phương pháp tính MPI cho kết quả trong phần tiếp theo.

Rõ ràng rằng phương pháp đo lường nghèo đa chiều cuả AF là khá đơn giản song có dễ dàng thực hiện hay khơng thì lại là một bài toán khác. Vì có những hộ nghèo trước đó (khi chuẩn nghèo được đánh giá bằng thu nhập và chi tiêu) được hỗ trợ về nhiều mặt sẽ trở nên không thiếu hụt khi đo bằng các nhu cầu xã hội cơ bản, từ đó khơng thấy rõ được bức tranh nghèo. Mặt khác, do những tính tốn của chỉ số MPI cho phép đo lường được cả bề rộng lẫn bề sâu của nghèo túng nên phương pháp này được đề xuất trong việc tính tốn nghèo đa chiều tại Lào; mặc dù yếu tố thu nhập không được đề cập rõ ràng. Hai cách đánh giá nghèo dựa trên thu nhập và nghèo đa chiều đã cho hai bức tranh về diễn biến nghèo trên thế giới và việc tìm trọng tâm để giải quyết nghèo khác nhau. Cách tốt nhất là đưa đánh giá nghèo theo thu nhập và chi tiêu vào đánh giá nghèo đa chiều hoặc tìm ra cách tích hợp hai khía cạnh này. Và ở Lào, sự kết hợp này thể hiện khá rõ trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2011 - 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở Lào năm 2020 giảm hơn một nửa so với năm 2011, từ 26,5% năm 2011 giảm xuống còn 18,3% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị, nhưng khoảng cách đang giảm dần.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều

Thông qua việc tìm hiểu các đề tài liên quan đến chủ đề nghiên cứu ở trong và ngồi nước, có nhiều nhận định khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo. Ở từng khu vực, có những các yếu tố khác nhau dẫn đến nghèo bao gồm: trình độ văn hóa thấp, khơng có nghề nghiệp ốn định, thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm, thiếu đất đai canh tác… (Alkire, S., & Foster, 2011). Đó là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nghèo. Vì vậy, khi nghiên cứu về nghèo, cần chú ý đến các yếu tố trên để có những giải pháp cụ thế nhằm giúp người dân thốt nghèo.

1.3.1. Các chính sách và việc thực thi chính sách của Nhà nước

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định rằng các chính sách và việc thực thi chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp cùng chiều đến thực trạng nghèo đa chiều tại quốc gia đó. Cụ thể các chính sách như: việc làm/thất nghiệp, lạm phát, thu nhập và chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong chính

sách phát triển kinh tế để phản ánh mức độ xóa nghèo đa chiều của nền kinh tế và thành công hay thất bại của mỗi quốc gia (Deutsch và Silber, 2005).

Thứ nhất, các chính sách đầu tư phát triển khu công nghiệp, công nghệ cao, vùng sản xuất chuyên canh, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp: quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu sản xuất công nghệ cao ở những vùng ven đô và khu vực nông thôn thuần túy tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Nhà nước và nhà đầu tư như thuận lợi trong công tác quy hoạch, lợi thế giá thành/suất đầu tư, cơ sở hạ tầng xã hội phát triển, cải thiện kinh tế người nơng dân tuy nhiên chính sách đầu tư này cũng khiến rất nhiều người dân nông thôn rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo việc làm. Sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cho xây dựng khu cụm công nghiệp, địa phương khơng có kế hoạch đào tạo nghề kịp thời hoặc đào tạo nghề không ăn khớp với nhu cầu thực tế khiến người dân rơi vào thế bị động. Bên cạnh đó, hoạt động của các khu cơng nghiệp thường mang theo hệ lụy, bất cập như không thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc thu gom và xử lý rác thải, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí, là những yếu tố tạo nên tình trạng nghèo mơi trường sống của người dân.

Thứ hai, chính sách vĩ mô trợ cấp, hỗ trợ khu vực sản xuất nơng nghiệp (tín

dụng ưu đãi, trợ cước, trợ giá, bảo hộ sản phẩm trong nước...) nhằm hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện về vốn, ưu thế về giá thành và thị trường cho sản phẩm nơng nghiệp được sản xuất ra, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và các loại hình HTX, doanh nghiệp chế biến nông phẩm, nâng cao đời sống vật chất cho người nông dân .

Thứ ba, về các chính sách trực tiếp liên quan đến các hộ nghèo, vùng nghèo

(Dạy nghề, khuyến nông, khuyến công và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức về tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống, chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, việc làm cho hộ nghèo..): Việc thực hiện các chính sách này có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đối với người nghèo nhằm cung cấp công cụ, trang bị được cho người nghèo khả năng tự thoát nghèo, khả năng tự vệ trước những khó khăn bất ngờ. Tuy nhiên nếu việc triển khai tổ chức thực hiện chính sách rời rạc, khơng đầy đủ và đồng bộ, thiếu tính minh bạch và khơng điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nhóm người nghèo thì hiệu quả thực hiện khơng cao, không giải quyết được những vấn đề căn bản của nghèo đói.

Thứ tư, chính sách của nhà nước (năng lực thực thi, công cụ thực thi, quy trình thực thi...). Bộ máy tổ chức thực thi chính sách nhà nước nhân tố đầu tiên ảnh hưởng

thường thường xuất hiện những vấn đề phát sinh, những vấn đề này sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu máy vận hành trơn tru. Ngược lại khi bộ máy không phù hợp, bản thân nó sẽ tạo ra các nút thắt, từ đó gây trở ngại cho việc tổ chức thực hiện chính sách. Bộ máy này bao gồm các cá nhân và các phòng ban chức năng tham dự vào q trình triển khai chính sách hỗ trợ. Năng lực của đối tượng thực thi chính sách do đó ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đến việc triển khai chính sách cũng như giải quyết những tình huống phát sinh từ q trình thực thi chính sách. Khi những đối tượng được giao trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ có năng lực, họ sẽ có thể vận dụng linh hoạt những cách làm hay, những phương án giải quyết đem lại lợi ích cho các bên từ đó đem lại thành cơng cho chính sách; ngược lại khi năng lực của đội ngũ này không tốt, công tác tổ chức thực thi chính sách sẽ gặp nhiều bất cập từ những phản ứng của những đối tượng thụ hưởng chính sách khi họ không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi, hoặc cảm thấy khơng được đối xử bình đẳng theo tinh thần của chính sách được ban hành.

Thứ năm, chính sách tuyên truyền và hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội (hoạt động truyền thông giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận

với các dịch vụ về y tế, dịch vụ về giáo dục, chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, chính sách an sinh xã hội, trợ giúp người có cơng và các đối tượng người yếu thế, trợ giúp pháp lý cho người nghèo): nhằm giải thiểu nghèo trên cả ba phương diện chất lượng cuộc sống, y tế và giáo dục. Trang bị và củng cố kiến thức xã hội cho người nghèo, tăng cường sức khỏe, nâng cao trình độ học thức, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết được quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Thứ sáu, các chính sách về bình đẳng giới: bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan niệm trọng nam khinh nữ, ưu tiên cơ hội phát triển cho nam hơn nữ....v...v...cũng là một rào cản hạn chế sự phát triển con người của phái nữ, trẻ em gái. Rào cản này khiến phụ nữ và trẻ em gái ở nhiều vùng miền này ít được tham gia hoạt động xã hội, khơng có tiếng nói, là khía cạnh nghèo về vị thế xã hội.

1.3.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế của địa phương

Nghèo do điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý

- Ở các vùng địa hình hiểm trở, vùng sâu vùng xa, dân cư đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, khơng thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng hạn chế, khó khăn trong q trình thực hiện các chính sách xã hội. Những bất lợi về địa lý (xa xôi, hẻo lánh...), thiếu hụt các cơng trình cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, y tế, trường học...) cản

trở người dân đặc biệt là hộ nghèo về mặt trao đổi thơng tin, trao đổi sản phẩm, khơng có điều kiện để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực sản xuất và nhận thức về tự bảo vệ cuộc sống của bản thân (như chăm sóc sức khỏe, vệ sinh mơi trường), người dân ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội từ đó khơng được hưởng thụ các phúc lợi xã hội do nhà nước và các tổ chức từ thiện. Do đó, điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý tác động đến nghèo đa chiều ở cả 3 phương diện chất lượng cuộc sống, y tế và giáo dục.

- Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh: Các hộ gia đình nghèo thường đã rất chật vật để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày nên rất dễ bị tổn thương khi gặp phải những biến động bất thường. Nguồn thu nhập thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống trọi với các biến cố như thiên tai, hạn hán, mất mùa... Ngày nay khi dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt ( thời tiết nóng lạnh khắc nghiệt) khiến gia súc chết hàng loạt đồng thời làm giảm năng suất cây trồng khiến cho nhiều hộ gia đình sản xuất thua lỗ, lâm vào tình trạng nợ nần và khó khăn trong việc giải quyết nợ nần khiến tỷ lệ nghèo có nguy cơ gia tăng. Bên cạnh đó, dịch bệnh cây trồng và vật nuôi cũng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế của hộ gia đình và kinh tế chung, gây kiệt quệ kinh tế hộ nghèo, ảnh hưởng trực tiếp đến phương diện chất lượng cuộc sống của người dân.

Nghèo do đặc điểm kinh tế

Nền kinh tế thị trường phát triển mạnh tạo sự thay đổi mạnh mẽ cho bộ mặt xã hội của vùng, miền, tỉnh, thành phố. Kèm theo đó là các luồng di cư dân từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhưng quy mô và luồng lao động dịch chuyển không tương xứng với sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cũng như chất lượng lao động cịn thấp, khơng đồng đều, không đáp ứng với yêu cầu nền kinh tế hiện đại đặt ra lại trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế và cho chính người lao động. Ở các thành phố phát triển, một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống trong cảnh nghèo bần hàn, sống trọ hoặc thậm chí sống trong khu ổ chuột, khu lán trại tạm bợ dưới gầm cầu, bên bờ sông..v...v.. nhà ở không kiên cố, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, chật trội, không được tiếp cận với nguồn nước sạch hoặc vì giá mua nước cao nên buộc phải thay thế bằng những nguồn nước không hợp vệ sinh để sinh hoạt. Người lao động khơng có việc làm ổn định, dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, khơng được hưởng quyền lợi lao động chính đáng như tham gia BHYT, BHXH nên gánh nặng chi trả cho dịch vụ chữa bệnh cao. Mà tỷ lệ người mắc bệnh ở những đối tượng lao động phổ thơng và lao động trình độ thấp lại khá cao nên người nghèo cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của cuộc sống, nghèo chất lượng cuộc sống và y tế trầm trọng.

Ở những vùng dân cư mà nền kinh tế chủ yếu là kinh tế thuần nông, phương thức làm ăn thô sơ, lạc hậu, nền kinh tế kiểu tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì khả năng con người rơi vào tình trạng nghèo đa chiều cao hơn. Ví dụ như đồng bào các dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao hơn vùng đồng bằng, tỷ lệ hộ tái nghèo tiềm ẩn cao, trình độ dân trí thấp, nhận thức người dân hạn chế. Một số vùng còn tồn tại những hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội gây hủy hoại con người về mặt sức khỏe, hạn chế thông tin dẫn đến nghèo các khía cạnh của đời sống.

Tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô cũng mang đến một gánh nặng đáng kể cho đời sống xã hội, tăng nguy cơ nghèo đa chiều. Lạm phát cao tác động đáng kể đến nghèo và bất bình đẳng tại các vùng nơng thơn và thành phố. Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô này gây ảnh hưởng sâu rộng không chỉ cho nền kinh tế nói chung mà cịn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đặc biệt các hộ gia đình có thu nhập thấp: giá cả hàng hóa tăng mạnh, mất việc, giảm thu nhập, kinh doanh thua lỗ..v...v... Lạm phát cao, sức mua của đồng tiền giảm, người nghèo và người có thu nhập thấp ở đơ thị dành phần lớn nguồn thu nhập cho lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu như điện, nước, ga nên gặp khó khăn lớn trong sinh hoạt, khơng có phần thu nhập dành cho tiết kiệm. Điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương, đặc biệt khi phải đối mặt với những nguy cơ đau ốm, bệnh tật. Lạm phát tăng cao cũng có tác động tiêu cực đến đời sống

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 46 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)