2.4. Các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan
2.4.1. Các chính sách của nhà nước
Yếu tố các chính sách của nhà nước có tính chất tác động trực tiếp cùng chiều đến thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Salavan. Trong đó bao gồm rất nhiều loại hình chính sách khác nhau và cũng mang lại hiệu quả ở những mức độ khác nhau.
2.4.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo
Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách
Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng nhà nước Lào được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội khơng vì mục đích lợi nhuận nên có thể nói nó là một trong những cơng cụ địn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thốt nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế
gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.
Trong các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng, thì dịch vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách là có ý nghĩa lớn nhất đối với người nghèo nổi bật là các dịch vụ sau: Cho vay hộ nghèo, cho vay vốn đi xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 34 của Thủ tướng Chính phủ Lào, cho vay hộ nghèo tại 18 tỉnh có huyện nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sách và về sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, ngay bản thân trong các dịch vụ của ngân hàng đã thể hiện việc giảm nghèo theo hướng đa chiều.
Trong thời gian vừa qua ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Salavan đã có các giải pháp huy động nguồn vốn, phối hợp với các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các huyện, thành phố củng cố các tổ tiết kiệm vay vốn, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chính sách vốn vay ưu đãi. Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn, xác định đúng đối tượng cho vay.
Kết quả của chính sách
Tồn tỉnh đã cho 41.485 lượt hộ nghèo vay với tổng doanh số cho vay 1.066.967 triệu kip. Trong đó cho vay học sinh sinh viên 11.560 lượt, số tiền cho vay là 116.621 triệu kip, tổng số dư nợ cho vay học sinh sinh viên là 147.456 triệu kip; cho vay hộ cận nghèo được 5.123 hộ với kinh phí là 246.584 triệu kip. Công tác cho vay qua các tổ tiết kiệm vay vốn được đánh giá hiệu quả, cơ bản đáp ứng các hoạt động tiết kiệm và vay vốn; nguồn vốn cho vay hộ nghèo đã thực sự đến được với hộ nghèo tạo điều kiện cho các hộ nghèo thiếu vốn có được vốn đầu tư cho phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trong thời gian qua việc giải quyết tín dụng cho người nghèo cũng đã được thực hiện ở một số bản của 3 huyện như: Huyện Kong Se Don, huyện La Kon Pheng và huyện Sa Muoi, có 19 quỹ ở 17 bản, 1.561 hộ, 9.119 người dân. Thành viên của quỹ có 759 hộ 4.110 thành viên, cho đến nay có tổng vốn là 2.252.140.000 kip, đã cho vay 559.000.000 kip, mục đích các quỹ cho vay là hỗ trợ cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư vào sản xuất: chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác. Riêng ngân hàng Chính sách trong năm 2011-2020 đã cho nhân dân vay để trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi, sản xuất thủ công và dịch vụ với tổng vốn là 43,842 tỷ kip, trong đó tập trung tín dụng cho 3 huyện nghèo nhất là huyện Kong Se Don, huyện La Kon Pheng và huyện Sa Muoi 34,509 tỷ kip. Trong năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo trong 3 huyện nghèo tiếp cận hệ thống tín dụng khoảng 18%.
2.4.1.2. Chính sách tạo việc làm, dạy nghề
Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách
Hơn cả việc hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống cho người dân, chính quyền tỉnh Salavan luôn quan tâm tới việc làm thế nào để người dân có thể tự tồn tại và tự đảm bảo cho cuộc sống tại hiện tại và tương lai, mà đặc biệt trong xã hội hoà nhập như hiện này trình độ lao động phải liên tục được nâng cao để đáp ứng nhu cầu công việc.
Trước tình cảnh đó, tỉnh Salavan đã mở ra nhiều lớp dạy nghề chủ yếu dành cho các đối tượng khó khăn khơng có điều kiện để đi học hoặc những người đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ lao động thấp. Tỉnh đã tổ chức dạy nghề và đưa nó trở thành một trong các chính sách quan trọng để giảm nghèo. Đối tượng học nghề chủ yếu là người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, nhóm nghề đào tạo chủ yếu là nghề nông nghiệp: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật thú y, trồng trọt, sửa chữa máy nông nghiệp, mây tre đan, thêu ren, sửa chữa lắp đặt điện dân dụng, hàn, nấu ăn… Trên 70% lao động sau khi đào tạo có việc làm biết áp dụng nghề đã được đào tạo vào sản suất, tiêu thụ sản phẩm, Đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, một số hộ còn vươn thành hộ khá và giàu
Kết quả của chính sách:
Giai đoạn 2011 - 2020 thực hiện được 67 lớp, với trên 2.879 lao động nông thôn được học nghề, tổng số kinh phí thực hiện là 20.175 triệu kip. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 34% (năm 2011) lên 41,2% (năm 2020), dự kiến hết năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 43,4% (trong đó lao động qua đào tạo nghề là 36,2%), đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Giai đoạn 2011-2020 toàn tỉnh Salavan tạo việc làm mới cho 2.696 người, trong đó lao động đi xuất khẩu lao động là 243 người. Việc lồng ghép các chương trình, dự án đã hỗ trợ hàng chục ngàn lao động đã từng bước được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,5%, giảm0,3% so với năm 2010; cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp 74%; công nghiệp, xây dựng 8%; dịch vụ 18%.
Đã cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm được 120.747 triệu kip với 6.579 dự án và 7.670 lao động tạo được việc làm, góp phần giảm nghèo, ổn định xã hội và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của nhân dân, người lao động. Công tác cho vay vốn giải quyết việc làm được triển khai thực hiện thuận lợi, giúp các chủ dự án nhận được vốn vay kịp thời, các dự án chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động tại hộ gia đình và chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số dịch vụ kinh doanh nhỏ.
Như vậy, trong giai đoạn 2011 - 2020 tỉnh Salavan đã làm khá tốt công tác đào tạo cho người lao động vậy tiến tới trong giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Salavan nên tiếp tục phát huy chính sách này những đối tượng phải mở rộng ra hơn đối với cả những người khơng nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt về trình độ giáo dục dẫn đến trình độ lao động thấp để họ sớm ổn định cơng việc và gắn bó với nghề trong tương lai.
2.4.1.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo
Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách
Giáo dục là lĩnh vực luôn được đề cao trên mặt trận giảm nghèo và theo phương pháp tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều thì đây cũng là 1 trong 5 chỉ tiêu để xếp loại nghèo.
Tỉnh đã thực hiện chế độ phổ cập phổ thơng trong tồn tỉnh, mở các lớp học cấp I ngoài giờ để bồi dưỡng văn hóa cấp I cho người mù chữ, hiện nay đang triển khai tổ chức lớp bồi dưỡng cấp II ở các huyện. Về giáo dục đối với người nghèo, tỉnh Salavan đã thực hiện một số chính sách do Nhà nước ban hành như: Miễn lệ phí và dịch vụ phí giáo dục các cấp, cấp ngân sách quản lý hành chính cấp I từ 20.000 đến 40.000 kip/đầu người trong năm 2011-2020 cho các trường phổ thông cấp I, và 20.000 kip/đầu người đối với trường mẫu giáo và trường phổ thông cấp II giai đoạn 2011-2020. Cấp phụ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đối với trường trung học phổ thông, thực hiện chính sách tăng lương đối với thầy cơ dạy chung cả cấp I và giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng xa theo chế độ tỷ lệ sau: 30%, 40% và 50% theo thứ tự. Khen thưởng và tăng chức giáo viên giỏi, ưu tiên cấp học bổng cho học sinh giỏi.
Kết quả của chính sách
Về đầu tư Nhà nước đối với giáo dục xóa đói giảm nghèo năm 2019-2020 đầu tư 1,17 tỷ kip, đầu tư tư nhân 8,6 tỷ kip. Đào tạo giáo viên nông thôn ở huyện Kong Se Don, huyện La Kon Pheng và huyện Sa Muoi tổng số 135 người.
Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục theo Nghị định 12/2015/NĐ- CP, ngày 12/03/2015 của Chính phủ Lào, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 12.914 lượt học sinh, sinh viên được hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù học phí tại các cấp học, kinh phí thực hiện 48.578 triệu kip. Ngồi ra tỉnh cịn thực hiện chính sách bán trú dân ni, xây dựng các điểm trường bán trú, hỗ trợ tiền ăn cho 1.525 học sinh trong các trường mầm non với tổng kinh phí 12.780 triệu kip góp phần duy trì tỷ lệ trẻ đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh chuyển cấp trong toàn tỉnh. Đây là kết quả rất đáng khích lệ và thể hiện tính đa chiều đã được sử dụng trong cơng tác giảm nghèo dù sử dụng cách thức để tiếp cận nghèo đi chăng nữa.
2.4.1.4. Chính sách hỗ trợ y tế
Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách
Tỉnh Salavan trong những năm qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo trong đó phải kể đến việc phát miễn phí bảo hiểm y tế cho người nghèo. Có thể nói bảo hiểm y tế như tấm bùa hộ mệnh, giúp họ bớt gánh nặng chi phí khám, chữa nhất là khi mắc các bệnh hiểm nghèo.
Ngồi ra, vì vai trị quan trọng của bảo hiểm y tế đối với các hộ nghèo mà khi đánh giá nghèo đa chiều nó được được coi như một tiêu chí quan trọng. Khi áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo theo hướng đo chiều ta đã phát hiện ra những đối tượng không nghèo về thu nhập (chuẩn nghèo trước đây) sẽ không được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và họ cũng không mua do tính phức tạp và hạn chế của nó khi thăm, khám bệnh vơ tình làm cho số lượng hộ thiếu hụt về mặt bảo hiểm y tế là rất lớn và rất nhiều hộ cận nghèo cũng khơng có bảo hiểm y tế nên khi xảy ra rủi ro họ dễ trở thành hộ nghèo phát sinh.
Kết quả của chính sách
Qua 5 năm, tồn tỉnh đã mua và cấp 723.249 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho nguời nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo với tổng số kinh phí mua thẻ 724.633 triệu kip. Thực hiện khám chữa bệnh cho trên 6 triệu lượt người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số, tổng kinh phí chi cho khám, chữa bệnh là 6.000 triệu kip. Với chính sách hỗ trợ y tế đã giúp cho đồng bào nhất là hộ nghèo tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người dân ngày càng chủ động trong việc tăng cường sức khoẻ, phịng chống dịch bệnh góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế tồn dân [54]. Khơng chỉ nhận được bảo hiểm y tế miễn phí mà các quy định của bảo hiểm y tế đối với người nghèo cũng có sự thay đổi. Đối với những hộ nghèo đa chiều thiếu hụt về bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh cịn đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác (không bị thiếu hụt bảo hiểm y tế) là 70%. Bên cạnh đó, mức hưởng thụ của người nghèo khi đi khám bệnh trái tuyến được ngân sách xã hội hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh. Đó thực sự là một nỗ lực rất lớn của việc thay đổi chính sách bảo hiểm y tế theo chuẩn nghèo đa chiều.
Tỉnh Salavan có một bệnh viện tỉnh với 1.000 giường, một bệnh viên quân đội 150 giường, 7 bệnh viện cấp huyện với 805 giường và trạm y tế có 56 trạm với 122 giường, tủ thuốc ở bản có 297 tủ, chiếm 48%, mạng lưới y tế bao trùm 100%. Trong năm qua tỉnh đã xây được 75 bản làm công tác y tế tốt, hiện nay tồn tỉnh có 151 bản gương mẫu về y tế, chiếm 29,26% của tổng số bản trong tỉnh. Cán bộ y tế toàn ngành
của tỉnh gồm 629 người, trong đó làm việc ở tỉnh 227 người, ở huyện 254 người và ở các trạm y tế 146 người. Về trình độ, bác sỹ 31 người, y sỹ 84 người và y tá 514 người, bình quân một cán bộ y tế đảm nhiệm 415 người dân. Đối với người nghèo, tỉnh đã tổ chức quỹ vì sức khỏe người nghèo với sự hỗ trợ vốn của ADB và tổ chức y tế thế giới, năm 2018 người nghèo đã được khám chữa bệnh 4.991 lượt người, người ốm nằm bệnh viện 878 trường hợp, tổng chi phí 395.056.000 kip. sinh đẻ, phụ nữ đã được chăm sóc và khám thai trước đẻ tăng từ 19%-61% và sinh đẻ có bác sỹ đỡ đẻ tăng từ 21%-42%. Năm 2019-2020 tại tỉnh Saravan ghi nhận 13 ca mắc COVID-19,trong đó 3 địa phương, xét nghiệm hơn 1.000 trường hợp.
2.4.1.5. Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi
Nội dung và tổ chức thực hiện chính sách
Chính sách này nhằm mục đích huy động các ngành hỗ trợ đầu tư vào địa bàn tỉnh Salavan.
Kết quả của chính sách
Trong thực tế hầu như ngành nông nghiệp vẫn phát triển mạnh hơn các ngành khác, theo báo cáo của sở nông nghiệp tỉnh Salavan, năm 2018-2020 cả tỉnh có 56 cụm bản, 152 bản và 41.048 hộ thuộc trọng điểm sản xuất nơng nghiệp theo chương trình giảm nghèo, tỉnh đã cấp giống ngô 2.300 kg, giống lúa 80 kg, phân hóa học 7,2 tấn, giống cỏ ni gia súc 5.200 thảm, 93 bò giống , 23 lợn giống, 461 con gà giống. Ngồi ra cịn cấp đất canh tác 342 ha cho 319 hộ thuộc 6 bản. Tổ chức khóa đào tạo kỹ thuật chăn ni và trồng trọt 8 khóa, số người tham dự 349 người. Có 322 cụm sản xuất nơng nghiệp, có hơn 5.000 hộ, trong đó có 30 cụm trồng trọt, 2 cụm trồng cà phê, 9 cụm trồng hoa màu, 2 cụm trồng ớt, 12 cụm trồng lúa, 3 cụm trồng chuối, trồng và chế biến chè có 2 cụm. Về chăn ni có tất cả 292 cụm, trong đó: có 233 cụm chăn ni trâu bị, 19 cụm ni lợn, 10 cụm ni dê và nuôi gà vịt 30 cụm.
Về đầu tư sản xuất nông nghiệp: Nhà nước đã thông qua 28 dự án với tổng vốn đầu tư 4.772.000.000 kip, trong đó năm 2011-2020 đã tổ chức thực hiện được 3.357.530.000 kip. Dự án phát triển lâm nghiệp với số vốn là 697.376.000 kip, đã thực hiện được 580.077.000 kip.
Về sự đầu tư của các cơng ty trong và ngồi nước: Có 40 cơng ty trong nước và 14 cơng ty nước ngồi đã th đất sản xuất nơng nghiệp trên diện tích 2.300 ha, với tổng vốn đầu tư là 9 triệu đơ la Mỹ. Trong đó: Ngành trồng trọt có 8 cơng ty, ngành lâm nghiệp 22 công ty, chăn nuôi 8 công ty, thủy lợi 18 công ty và dịch vụ 5 công ty.
Về ngành thương mại, công nghiệp chế biến và dịch vụ nói chung chưa phát triển được ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, chưa có tài liệu nào sơ kết được