Điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương của tỉnh Salavan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 107 - 112)

2.4. Các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan

2.4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương của tỉnh Salavan

Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Salavan có xu hướng phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếng Anh viết là Gross regional domestic product (viết tắt là GRDP) theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh liên tục tăng theo các năm, năm 2020 đạt 20.595.760 triệu kip tăng 46,6% so với năm 2015 (9.588.970 triệu kip).

Tỉ lệ tăng trưởng (GRDP) trung bình năm trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 7,28%, Năm 2020 thu nhập bình quân đầu người 1.147 USD/ năm, tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020 theo giá so sánh năm 2010 đạt 6.367.231 triệu kip, tăng 7,31%, cao nhất trong giai đoạn 2015 -2020 và cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước, trong mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp tăng 3,25%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,85%, khu vực dịch vụ tăng 5,43% (so với năm 2018). Sự tăng trưởng GRDP và tăng trưởng kinh tế là bằng chứng về sự phát triển KT-XH của tỉnh trong nhiều năm qua. Điều này đã giúp ổn định kinh tế của địa phương, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.

Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương được xem là nền tảng cơ bản nhất dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Salavan.

2.4.2.1. Ngân sách giảm nghèo

Trong quá trình thực hiện giảm nghèo, tỉnh Salavan đã sử dụng quỹ phát triển bản ở huyện nghèo gồm có vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 2.455.535.000 kip và kết hợp với tiền đóng góp của dân bản, cho đến bây giờ đã có 23 bản có quỹ phát triển bản với 1.148 hộ thành viên và có 908 hộ vay tín dụng để sản xuất và kinh doanh nhỏ. Bên cạnh đó quỹ xóa đói giảm nghèo đã hoạt động tích cực trong 4 huyện trong 5 năm qua, quỹ này đã thực hiện 264 dự án với tổng ngân sách là 32.771,64 triệu kip để xóa đói giảm nghèo, chủ yếu là tập trung vào một số ngành như: nông nghiệp, giao thơng cơng chính, giáo dục và y tế. Trong 5 năm qua đã có 4.272 hộ thoát nghèo, đạt 50,6% số hộ nghèo toàn bộ, so với kế hoạch thực hiện được 54,9%.

2.4.2.2. Nguồn lực tài chính cho cơng tác giảm nghèo tại tỉnh Salavan

Tổng nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2011 - 2020 là 5.022 tỷ kip trong đó chủ yếu là vốn vay tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (chiếm 55,1%), tiếp đó là vốn ngân sách nhà nước Lào (chiếm 44%), đến vốn huy động từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân (0,9%) và thấp nhất là đến từ vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (0,2%).

Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói, giảm nghèo; các Chương trình, dự án hỗ trợ các bản, xóm đặc biệt khó khăn theo Chương trình giảm nghèo bền vững của nước Lào đã cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân. Người nghèo tiếp cận tốt hơn về các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo được tăng cường và cải thiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; 99% số hộ chính sách có đời sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư; đã xoá xong nhà tạm nhà dột nát cho hộ nghèo diện chính sách người có cơng vào đầu năm 2016, hết năm 2017 đã cơ bản hồn thành chỉ tiêu xố nhà dột nát của hộ nghèo.

Cơng tác xố đói giảm nghèo được đẩy mạnh, kết quả là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đã giảm từ 28,34% năm 2016 xuống 14% vào năm 2020, cơ bản khơng cịn hộ thiếu đói kinh niên; tình trạng nghèo từ diện rộng thu hẹp lại chỉ cịn ở vùng đặc biệt khó khăn, trong một số nhóm dân cư,… Chất lượng giảm nghèo chuyển sang mục tiêu giảm nghèo bền vững; về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ.

(Đơn vị: %)

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Salavan

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

2.4.3. Đặc điểm hộ gia đình

Yếu tố về đặc điểm hộ gia đình có tác động trực tiếp đến việc gây ra tình trạng nghèo đa chiều, hoặc một số trường khác sẽ giúp tạo ra khả năng thoát nghèo đa chiều của hộ gia đình. Yếu tố này chủ yếu được phản ánh thơng qua trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình, quy mơ hộ và khả năng tiếp cận nguồn lực của hộ.

2.4.3.1. Trình độ học vấn

Những người có trình độ thấp hoặc chưa qua đào tạo nghề hết sức phổ biến (Bảng 2.13). Trình độ học vấn thấp, tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, sau ĐH bình quân của 8 huyện chưa tới 0,5%, số người được đào tạo nghề rất ít là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nghèo tại các địa phương này.

Tình trạng học sinh trong độ tuổi đi học phải thôi học, nghỉ học giữa chừng tương đối phổ biến, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nghèo. Con em của những hộ gia đình có thu nhập thấp phải lao vào cuộc mưu sinh quá sớm.

Bảng 2.18. Tỷ lệ dân số mù chữ, biết chữ, có bằng cấp (khơng tính số nhân khẩu dưới tuổi đi học) ở các huyện

(Đơn vị: %) Địa bàn Mù chữ Biết đọc, viết Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 THCN/ học nghề ĐH/ Sau ĐH Tổng cộng (%) Huyện Salavan 7,16 15,15 39,56 32,78 3,84 0,83 0,68 0,00 100 Huyện Ta Oiy 4,18 9,37 49,56 31,58 4,68 0,13 0,51 0,00 100

Huyện Tum Lan 5,45 9,92 53,81 26,61 3,55 0,07 0,39 0,20 100

Huyện La Kon Pheng 9,67 11,62 48,69 25,74 3,78 0,11 0,22 0,17 100

Huyện Va Pi 5,97 21,93 41,04 27,83 2,83 0,24 0,16 0,00 100

Huyện Kong Se Don 11,03 7,22 47,91 31,94 1,90 0,00 0,00 0,00 100

Huyện Lao Ngarm 15,03 6,12 43,91 32,04 1,50 0,40 0,00 0,00 100

Huyện Sa Muoi 5,08 13,17 45,19 34,66 1,90 0,00 0,00 0,00 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020 3.4.3.2. Quy mô hộ

Bảng 2.19. Qui mơ hộ gia đình chia theo nhóm chi tiêu bình qn đầu người.

Địa bàn Qui mơ hộ gia đình theo chi tiêu bình qn đầu người

(Đơn vị: %)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Huyện Salavan 5,63 5,35 4,38 3,82 4,00 Huyện Ta Oiy 5,29 5,42 5,16 4,24 3,50

Huyện Tum Lan 5,20 5,31 4,48 4,47 -

Địa bàn Qui mô hộ gia đình theo chi tiêu bình quân đầu người

(Đơn vị: %)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Huyện Va Pi 5,66 4,89 4,23 2,53 -

Huyện Kong Se Don 6,38 5,67 4,00 4,00 2,00 Huyện Lao Ngarm 5,10 4,23 3,25 3,12 - Huyện Sa Muoi 5,25 4,65 4,76 3,65

Trung bình 5,64 5,1 4,31 3,74 3,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Qua Số liệu điều tra tại các huyện cho thấy có sự khác biệt rõ ràng ở quy mơ các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo và các hộ thuộc nhóm giàu. Ở nhóm nghèo có quy mơ trung bình lên tới 5,64 người thì nhóm giàu chỉ có 3,44 người, tức quy mô hộ nghèo cao hơn khoảng 2,2 người.

Bảng 2.20. Tỷ lệ số người sống phụ thuộc chia theo nhóm chi tiêu bình qn đầu người

Địa bàn Tỷ lệ số người sống phụ thuộc(Đơn vị: %)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Huyện Salavan 46,34 42,38 37,44 47,62 25,00 Huyện Ta Oiy 37,84 45,77 41,61 45,28 33,33 Huyện Tum Lan 51,28 44,86 37,95 40,68 0,00 Huyện La Kon Pheng 45,67 42,27 38,03 33,33 0,00 Huyện Va Pi 50,91 42,17 38,70 40,00 30,00 Huyện Kong Se Don 52,94 45,10 50,00 50,00 0,00 Huyện Lao Ngarm 41,23 41,54 41,23 43,14 0,00 Huyện Sa Muoi 39,31 38,91 34,76 45,41 0,00

Trung bình 46,1 42,3 38,05 44,21 11,04

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Kết quả Bảng 2.20 cho thấy, trong hầu hết các huyện tại Salavan, tỷ lệ người sống phụ thuộc ở những hộ nghèo thường cao hơn so với hộ không nghèo. Tỷ lệ số người sống phụ thuộc bình phân theo nhóm thu nhập trung bình.

2.4.3.3. Khả năng tiếp cận nguồn lực Đất đai Bảng 2.21. Phần trăm các hộ khơng có đất. Địa bàn Có đất, % Khơng có đất, % Huyện Salavan 60,20 39,80 Huyện Ta Oiy 79,72 20,28

Huyện Tum Lan 42,49 57,51

Huyện La Kon Pheng 51,82 48,18

Huyện Va Pi 75,44 24,56

Huyện Kong Se Don 42,58 57,42

Huyện Lao Ngarm 45,31 32,65

Huyện Sa Muoi 51,23 21,43

Bình quân 51,53 36,25

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Qua Bảng 2.21 cho thấy tỷ lệ hộ làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là khơng đáng kể. Những hộ khơng có đất, có đất ít hay chất lượng kém thường là những hộ nghèo.

Bảng 2.22. Diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu

Địa bàn

Diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu, ngàn m2

Nghèo nghèo Khá Trung bình Khá giàu Giàu

Huyện Salavan 0,939 1,320 0,915 0,560 1,060 Huyện Ta Oiy 1,542 2,096 3,459 2,166 1,658 Huyện Tum Lan 0,587 0,595 1,237 0,721 0,000 Huyện La Kon Pheng 1,979 1,556 0,040 0,000 0,000 Huyện Va Pi 2,637 5,953 1,480 0,555 0,000 Huyện Kong Se Don 1,433 1,322 1,145 1,282 0,980 Huyện Lao Ngarm 1,374 2,434 1,654 1,543 1,534 Huyện Sa Muoi 1,432 3,243 2,298 1,876 1,976

Trung bình 1,43 1,826 1,359 1,002 1,02

Kết quả Bảng 2.22 cho thấy, trong hầu hết các huyện tại Salavan, tỷ lệ diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu người khá nghèo và nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn so với hộ khá giàu và giàu.

Tín dụng

Nguồn vốn tín dụng năm 2020 đã góp phần giúp cho hơn 50 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020 từ 32,39% đến 45,45%, thu hút và tạo việc làm cho hơn 6 nghìn lao động, giúp cho hơn 15 nghìn hộ gia đình tại các xã vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho hơn 11 nghìn lượt được vay vốn học tập, cho vay xây dựng trên 46 nghìn cơng trình nước sạch, vệ sinh mơi trường…

Bảng 2.23. Nguồn vốn vay phân theo nhóm chi tiêu năm 2020 (%) Nguồn vốn Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Không vay 67,61 65,89 61,64 66,23 54,55 Vốn vay Ngân hàng

chính sách xã hội 8,48 8,55 15,64 15,58 18,18 Vốn vay ngân hàng khác 4,63 7,43 4,84 2,60 0,00 Vốn vay Quỹ Quốc gia

hỗ trợ việc làm 1,29 2,14 0,93 0,00 0,00 Vốn vay hội, đoàn thể 14,40 8,86 10,61 9,09 18,18 Vốn vay cộng đồng 3,08 4,38 2,42 5,19 9,09

Vốn tự có 0,51 2,75 3,91 1,30 0,00

Tổng nguồn vốn có vay 32,39 34,11 38,35 33,76 45,45

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ UBND tỉnh Salavan năm 2020

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)