1.1. Cơ sở lý luận về nghèo, nghèo theo thu nhập và nghèo đa chiều
1.1.2. Quan niệm về nghèo theo thu nhập
1.1.2.1. Quan niệm về nghèo theo thu nhập trên thế giới
Nghèo là một vấn nạn đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, là một trong số những thước đo quan trọng để phản ánh chất lượng cuộc sống, là một vấn đề toàn cầu mà hiện nay ln được các quốc gia quan tâm và tìm mọi cách để giảm nghèo bền vững. Xác định bản chất của nghèo và cách thức đo lường nghèo là vấn đề kinh tế hết sức phức tạp và khó khăn.
Trước đây, nghèo thường được đo bằng thu nhập hoặc chi tiêu, điều này có nghĩa là các chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức thu nhập đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền và người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo.
Theo đó, World Bank (2018) đã đưa ra chuẩn nghèo theo thu nhập như sau: thu nhập dưới 3,2 USD/ngày là ngưỡng nghèo cùng cực của các nước thu nhập trung bình thấp, trong khi đó ngưỡng này ở các nước thu nhập trung bình cao là 5,5 USD/ngày.
Trong đó, châu Phi cận Sahara là khu vực có tỷ lệ nghèo cùng cực lớn nhất. Trong đó tỷ lệ tăng lớn nhất là tỷ lệ dân số có thu nhập từ trên 1,9 USD đến dưới 3,2 USD/ngày. Những người nghèo ở đây phải sống trong nhiều điều kiện thiếu thốn như thiếu lương thực, điều kiện giáo dục và các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản.
Đông Á - Thái Bình Dương là khu vực đạt thành tích tốt nhất về thúc đẩy thịnh vượng chung. Nhóm 40% thu nhập thấp nhất của khu vực này tăng thu nhập trung bình 4,7%/năm. Đông Á là khu vực giảm nhiều nhất về số người nghèo cùng cực và tỷ lệ dân số có thu nhập bình qn dưới 3,2 và 5,5 USD/ngày. Mặc dù tỷ lệ nghèo cùng cực còn rất thấp nhưng tỷ lệ dân số thiếu điều kiện vệ sinh của khu vực này lại khá cao….
- Tuy nhiên, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn đói nghèo riêng của nước mình và thường thấp hơn chuẩn đói nghèo mà WB khuyến nghị. Chẳng hạn:
- Nước Mỹ ngưỡng nghèo của người dân Mỹ là 26.246 USD/năm đối với một gia đình 4 người. Điều này nghĩa là hộ gia đình có 2 người lớn, 2 trẻ em và thu nhập trước thuế dưới 26.246 USD/năm được coi là hộ nghèo.
- Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ nghèo đói cao. Theo phân loại của quốc gia này, người có thu nhập dưới 2.300 nhân dân tệ/năm được xếp vào nhóm nghèo cùng cực. Chuẩn nghèo này của Trung Quốc thấp hơn một nửa so với tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) đặt ra là dưới 700 USD/năm.
1.1.2.2. Quan niệm về nghèo theo thu nhập của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chuẩn nghèo bình quân cả nước là: 261.000kip/người/tháng. Cho giai đoạn 2011-2020.
Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu xuất hiện những hạn chế:
Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền (như
tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v...) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v...).
Thứ hai, có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như khơng có sẵn dịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương hay do chính nhận thức của người dân).
Vì những hạn chế trên nếu chỉ sử dụng chuẩn nghèo thu nhập để đo lường và xác định đối tượng nghèo sẽ dẫn đến bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu. Để khắc phục những hạn chế do cách thức đo lường này đem lại phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã ra đời, phù hợp với bản chất đa chiều của nghèo và đem lại những hiệu quả cao hơn trong việc xác định cá thể/ hộ nghèo để tiến tới giảm nghèo bền vững.