Những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty tnhh hoàng giang xanh đà nẵng (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu của bài báo cáo

3.1. Những cơ hội và thách thức

3.1.1. Cơ hội

- Việt Nam hiện đã trở thành thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do; trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tầm cỡ và quy mô lớn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)...

- Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trị quan trọng trong q trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam.

- Sau 7 năm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thương mại nước ta, cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân 20- 25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng tương ứng 20-25%/năm.

- Trong năm 2012, Thủ tướng có QĐ số 950/QĐ/TTg về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 trong đó đề cập đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics, đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các địạ điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Luật Hải quan cũng đang trong quá trình sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi thương mại và logistics cũng như phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.

3.1.2. Thách thức

Bên cạnh những kết quả và thành tựu mà ngành logistics Việt Nam đạt được trong thời gian qua, ngành cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:

- Nhiều cơ quan chức năng, các nhà quản lý, cũng như các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành. Nhìn chung, khi nói đến đối tượng sử dụng dịch vụ logistics (các công ty thương mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến sản xuất), các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc quản trị logistics và chuỗi cung ứng, đặc biệt là các cơng đoạn cịn lại từ cảng trong nước đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

- Cơ sở vật chất hạ tầng còn chậm phát triển cũng là một hạn chế lớn đối với sự phát triển của logistics. Hoạt động của chính các doanh nghiệp logistics cịn nhiều hạn chế, cả về quy mơ hoạt động, vốn, nguồn nhân lực…

- Thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics. Nhiều hiệp định thương mại được xúc tiến hay hoãn lại ảnh hưởng trực tiếp với chiến lược

38

thu mua nguyên vật liệu cho giá thành sản phẩm tối ưu nhất. Biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng tạo nhiều thách thức cho công việc thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa với yêu cầu cao hơn về tiêu chí bền vững cho mơi trường, xã hội. Ví dụ ngành tiêu dùng nhanh hay bán lẻ như Unilever, Friesland, Wal-mart bên cạnh chỉ tiêu kinh doanh hàng năm cịn có tiêu chí giảm lượng khí thải trên tồn chuỗi cung ứng hàng năm lên đến hàng triệu tấn CO2 hàng năm. Chính vì thế, nhân sự ngành thu mua đứng trước áp lực phải mở rộng kiến thức mới về luật định, cung ứng bền vững, năng lượng – vật liệu, mà còn phải cập nhật kỹ thuật, chiến lược mua hàng cho bối cảnh kinh tế mới thay đổi nhanh hơn.

- Do những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 ngành logistics cũng chịu chung sức ép ấy với những ảnh hưởng tiêu cực khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và mối liên kết giữa các doanh nghiệp trở nên rời rạc, lỏng lẻo. Viễn dẫn số liệu minh chứng cho những khó khăn của ngành logistics trong thời điểm diễn ra dịch COVID-19, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VietnamReport) cho hay, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) từng có báo cáo rằng, vào tháng 3/2020, khoảng 15% doanh nghiệp logistics Việt Nam bị giảm 50% doanh thu so với cùng kỳ năm 2019; hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ logistics trong nước và quốc tế từ 10 - 30% so với cùng thời điểm.

- Theo Hiệp hội doanh nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bải, bốc dỡ, đại lý vận tải,… tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM và Hà Nội, với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 40%. Đây là con số rất lớn nhưng trên thực tế ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa, hầu hết các doanh nghiệp này có quy mơ vừa và nhỏ, vốn điều lệ bình quân từ 4-6 tỷ đồng, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7%. Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của doanh nghiệp về vai trò logistics ngày càng cao.

- Các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các cơng ty nước ngồi (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ, trong xu thế tồn cầu hóa, chủ hàng thường có xu hướng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. mặc dù có thể tính đến vai trị của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng quan hệ này thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất.

39

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty tnhh hoàng giang xanh đà nẵng (Trang 45 - 47)