Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ

2.1 Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc

2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc trước năm 1994

Tình hình kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), cho đến trước cải cách- mở cửa kinh tế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều hạn chế, yếu kém của mơ hình kế hoạch hố tập trung.

Thơng qua những chính sách kinh tế sai lầm, coi thường các quy luật khách quan của "Đại nhảy vọt" và "Đại cách mạng văn hố vơ sản", nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào khủng hoảng và sa sút. Hậu quả là, thu nhập quốc dân giảm, các ngành kinh tế bị thụt lùi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Cuộc "Đại nhảy vọt" và "Công xã nhân dân" đã gây ra lãng phí to lớn về sức người, sức của, làm nền tài chính bị cạn kiệt... Trong mười năm cách mạng văn hoá, thu nhập quốc dân Trung Quốc đã bị thiệt hại khoảng 500 tỷ nhân dân tệ, mức lương trung bình của cơng nhân viên giảm 4,9%, thu nhập bình quân của nông dân không được cải thiện, thậm chí nhiều nơi rơi vào tình trạng đói kém. Tại thời điểm này, kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn thuộc sở hữu công cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận thức về kinh tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc, đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế độ công hữu không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai trò khống chế Nhà nước, ở vai trò chủ đạo của kinh tế công hữu. Với chủ trương theo nhiều loại hình kinh tế cùng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể, tư nhân, mà cịn có cả doanh nghiệp "ba loại vốn", các doanh nghiệp theo chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần.

Năm 1979, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Trung Quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư đầu tư vào Trung Quốc để xuất khẩu thu ngoại tê. Chính phủ Trung Quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố, sử dụng để hạch tốn, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Năm 1991, Trung Quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi có quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. Như vậy, năm 1993, mức điều chỉnh tỷ giá (phá giá) so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng NDT) gây ra vẫn rất lớn.

2.1.2 Khái quát tình hình kinh tế Trung Quốc từ năm 1994 đến năm 2013

Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá này được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Kèm theo đó là các quy định xoá bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp chuyển sang chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng theo quy định. Riêng các giao dịch thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng.

Đến cuối năm 1997, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi công hữu trong tổng sản phẩm trong nước đã từ 0,9% (năm 1978) lên 24,20%, cùng với đó là mức giảm của kinh tế công hữu đã từ 99,1% xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trò chủ thể của kinh tế cơng hữu khơng vì thế mà giảm đi. Được thực hiện tách rời quyền kinh doanh (của doanh nghiệp và quyền sở hữu của Nhà nước), từng bước áp dụng chế độ xí nghiệp hiện đại, chịu sự dẫn dắt của thị trường, đặc biệt được hoạt động trong các ngành nghề quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế, khu vực kinh tế công hữu tuy cịn nhiều khó khăn, nhưng vai trò chủ thể chắc chắn sẽ được củng cố.

Từ năm 2002 đến nay, đây cũng là giai đoạn tiếp tục cải cách sâu rộng của nền kinh tế, đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và bước đầu thực hiện mục tiêu "tập trung lực lượng xây dựng toàn diện xã hội khá giả."

Tại Hội nghị Trung ương khoá 5 tháng 12/2005, Đại hội lần thứ XVI đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 11 có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Chính thời điểm này, Trung quốc chuyển từ xã hội nông thôn sang xã hội công nghiệp, xây dựng xã hội ấm no sang xã hội khá giả với những mục tiêu và nội dung sau:

- Đảm bảo tăng trưởng bền vững.

- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phát triển một "xã hội hài hồ" có tầm quan trọng

như phát triển kinh tế, chính trị xã hội.

- Thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế: chuyển từ đầu tư và xuất khẩu vào công

nghiệp, tài nguyên và nhân lực sang tiêu dùng và đầu tư, công nghiệp và dịch vụ, nhân lực và khoa học kỹ thuật, tăng trưởng có chất lượng cao.

- Thay đổi cơ cấu ngành nghề, tăng ngành có hàm lượng khoa học cao.

- Phát triển cân đối giữa các vùng, khu vực, thành thị và nông thôn

- Giải quyết tốt vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân).

- Giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và

các vấn đề xã hội.

- Xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

- Về đối ngoại thực hiện nguyên tắc hồ bình và phát triển, hợp tác. Thực hiện khẩu

hiệu: "An ninh với láng giềng, giàu có với láng giềng, hợp tác với láng giềng."

hơn nhập khẩu. Đến năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Năm 2010, trước những thay đổi phức tạp cùng những thách thức to lớn từ môi trường kinh tế trong và ngoại nước, Trung Quốc đã kiên trì thực thi các gói kế hoạch ứng phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, đẩy nhanh chuyển biến phương thức phát triển kinh tế và điều chỉnh mang tính chiến lược kết cấu kinh tế, kinh tế quốc dân duy trì sự phát triển nhanh, ổn định, các sự nghiệp xã hội đạt được tiến bộ mới. Theo hạch toán sơ bộ, GDP năm 2010 đạt 39.798,3 tỉ NDT, trong đó giá trị gia tăng nhóm ngành nghề thứ II (công nghiệp, xây dựng) là cao nhất đạt 18.648,1 tỉ NDT chiếm tỉ trọng 46,8%. Vị trí này vẫn ln được dẫn đầu trong các năm sau đó, cụ thể là năm 2011, GDP đạt 47.156,4 tỉ NDT tăng 9,2% so với năm 2010. Giá trị gia tăng nhóm nghề khu vực II tăng 10,6% đạt 22.059,2 tỉ NDT. Tính đến tháng 02/2013, GDP năm 2012 của Trung Quốc đạt con số 51.932,2 tỉ NDT, khu vực II vẫn là khu vững có tỉ lệ gia tăng cao nhất, tăng 8,1% so với năm 2011 và đạt 23.531,9 tỉ NDT. Tại thời điểm này, hoạt động kinh tế khá tốt nhờ vào chính sách mở rộng đầu tư và bùng nổ tín dụng, trong đó đầu tư đạt gần 50% GDP và tín dụng đạt gần 200%. Tuy nhiên cho đến tháng 10/2013, tăng trưởng Trung Quốc đang giảm tốc độ do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng (539,5 tỷ NDT tương đương với 88 tỷ USD) và nợ công địa phương (15.000- 18.000 tỷ NDT tương ứng khoảng 2.450-2.950 tỷ USD), và Chính phủ đang kích thích chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân để cân bằng lại sự suy giảm của xuất khẩu và đầu tư. Yếu tố lớn nhất hỗ trợ kinh tế Trung Quốc hiện nay là lượng dữ trữ ngoại hối khổng lồ lên đến 5000 tỷ USD, chiếm đến 40% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu. Kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu có những biến đổi tương đối tích cực.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 27 - 29)