CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ
2.2 Khái quát về chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1994 đến năm 2013
2.2.1 Cơ quan điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (The People's Bank of China - PBC) là ngân hàng trung ương của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có quyền kiểm sốt chính sách tiền tệ và quản lý các định chế tài chính của nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử thể giới.
Ngân hàng được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1948 trên cơ sở hợp nhất các Ngân hàng Hoa Bắc, Ngân hàng Bắc Hải và Ngân hàng Nông dân Tây Bắc. Trụ sở ban đầu đặt tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc, sau đó chuyển về Bắc Kinh năm 1949. Trong thời gian từ 1949 đến 1978, nó là ngân hàng duy nhất của toàn Trung Quốc và đảm đương vai trò ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại
2.2.2 Các cơng cụ của chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Cơng cụ tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tỷ giá như sau:
Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú
ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế sâu sắc.
Đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT. Chính sách này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát của Trung quốc tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Tháng 1/1994, Trung Quốc chính thức cơng bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT; đồng thời, để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung-cầu ngoại tệ thông suốt. Đồng thời, từ năm 1994-1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối PBC. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Từ năm 1997 đến nay chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng khi dự trữ ngoại hối tăng lên.
Hiện Trung quốc đang thực hiện việc quản lý tỷ giá theo một rổ tiền tệ của các đối tác thương mại chính. Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tỷ giá thuộc nhiệm vụ của Vụ CSTT của PBC vì theo quan điểm của PBC trong việc điều hành chính sách tiền tệ, kênh tỷ giá cũng là một kênh quan trọng trong cơ chế truyền dẫn và có tác động qua lại với các kênh khác. Kết quả là nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Thị trường ngoại tệ ổn định, cung cầu ngoại tệ được cân đối.
Có thể nói trong thời gian qua, Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả trong quá trình cải cách nền kinh tế, trong đó có những đóng góp quan trọng của việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành cơng cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng.