Xuất một số kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc cho

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ

3.2 xuất một số kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc cho

tế tại Việt Nam.

Nghiên cứu về chính sách tỷ giá của Trung Quốc ở chương II đã cho thấy sự thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế trong hơn 30 năm qua, có phần đóng góp quan trọng trong cách điều hành linh hoạt và chủ động chính sách tỷ giá hối đối của Chính phủ Trung Quốc. Từ một đất nước nghèo nàn với gánh nặng dân số, từ sau năm 1979, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc cải cách, chuyển đổi ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội và thu được những kết quả tốt đẹp, giúp Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới với nhiều lĩnh vực dẫn đầu như: lượng dự trữ ngoại tệ (40%) tổng lượng dự trữ ngoại tệ của toàn thế giới), tổng vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, thặng dư cán cân thương mại…

Căn cứ vào những vấn đề còn tồn tại trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và từ kinh nghiệm thực tế của Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra những bài học phù hợp cho Việt Nam như sau:

- Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế

Chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được những mục tiêu của mình khi quá trình điều hành được đặt ra trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế khác, trong đó phải tính đến mục tiêu của chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn thường có sự mâu thuẫn với nhau. Một sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong điều hành các chính sách có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho chính sách tỷ giá giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra. Trở lại năm 1994, khi Trung Quốc phá giá gần 50% đồng NDT đã đặt nền kinh tế đứng trước nguy cơ lạm phát cao, năm 1994 với tỷ lệ lạm phát 24,1% trở thành tỷ lệ lạm phát kỉ lục của Trung Quốc tính cho đến nay. Tuy nhiên, ngay sau đó, Chính phủ đã nhanh chóng tiến hành những biện pháp kiềm chế và đẩy lùi lạm phát như tăng lãi suất, giảm cung tiền… (sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ) và hiệu quả được nhìn thấy rõ rệt khi tỷ lệ lạm phát năm sau thấp hơn năm trước (tỷ lệ lạm phát đạt mức thấp nhất là -1,4% vào năm 1999).

Trở lại với tình hình ở Việt Nam trong những năm vừa qua, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, việc ban hành và phối hợp thực hiện chính sách tỷ giá và lãi suất còn bất cập gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Chẳng hạn, vào cuối năm 2009, NHNN thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay VND, trong khi lãi suất tiền gửi USD tại các các NHTM không thay đổi. Kết quả là nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản và tăng cường vay VND để được hưởng ưu đãi từ chính sách hỗ trợ lãi suất. Nhà nhập khẩu thay vì vay USD họ đã vay VND và mua USD để thanh toán hàng nhập. Cầu vốn VND và cầu USD tăng đột biến, tạo tạo áp lực tăng tỷ giá USD/VND và khan hiếm vốn VND trong nền kinh tế. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý mối quan hệ này trong việc hoạch định các

chính sách tiền tệ, được như vậy thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư phát triển mạnh hơn.

Ngồi ra các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ như tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở… cũng cần được cân nhắc phối hợp hiệu quả để đạt được mục tiêu của Chính phủ.

- Thời điểm và mức điều chỉnh tỷ giá là những vấn đề có tính chất quyết định đối với hiệu quả của chính sách tỷ giá

Sau khi tỷ giá USD/RMB được điều chỉnh phản ánh tương đối sát với những biến đổi của thị trường và sức mua thực tế của đồng Nhân dân tệ. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ giá danh nghĩa của đồng Nhân dân tệ với đồng Đôla Mỹ được duy trì tương đối ổn định ở mức 5,2 đến 5,8 RMB = 1 USD là mức dao động đã được điều chỉnh để phản ánh những tác động của lạm phát của Trung Quốc và Mỹ.

Bảng 3.8: Tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản từ 1990 - 1993 Chỉ tiêu Năm 1990 Năm 1991 Năm 1992 Năm 1993

Tỷ giá hối đối trung bình năm (USD/RMB) 4,783 5,323 5,515 5,762

Cán cân thương mại (triệu USD) 9165 8743 5183 -10654

Lạm phát Trung Quốc (% năm) 3,1 3,4 6,4 14,7

Lạm phát của Mỹ (% năm) 5,4 4,4 4,4 2,4

(Nguồn: Tổng hợp từ IMF và SAFE) Nhận thấy việc duy trì ổn định theo hướng cố định tương đối tỷ giá hối đoái trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng bắt đầu có những tác động xấu đến mục tiêu tăng cường mở cửa và thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế, do đồng Nhân dân tệ có khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái vào ngày 1/1/1994. Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để phá giá tiền tệ. Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cho đến việc kết hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đều phù hợp với việc phá giá tiền tệ. Đây được coi là sự thay đổi kịp thời, chính thức mở ra một giai đoạn phát triển mới cho nền kinh tế Trung Quốc.

Với Việt Nam, gần đây nhất, thực hiện Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, NHNN cũng đã có quyết định điều chỉnh tăng tỷ giá chính thức (tỷ giá bình quân liên ngân hàng) áp dụng từ ngày 11/2/2011.

Trước tiên bàn về thời điểm điều chỉnh tỷ giá, nhiều chuyên gia cho rằng với tình hình thực tế của nền kinh tế, việc điều chỉnh này là không tránh khỏi và là cách làm tốt nhất trong ngắn hạn. Bức tranh tỷ giá trực tiếp phản ánh tình trạng cán cân thanh toán của quốc gia. Từ nhiều năm nay, dòng tiền vào từ nguồn thu xuất khẩu chênh lệch trầm trọng so với nguồn chi cho nhập khẩu. Mức nhập siêu trong năm 2010 là 12,4 tỷ USD, tức là trung bình mỗi tháng

hơn 1 tỷ USD. Để bù đắp lượng thâm hụt thương mại khổng lồ này, Việt Nam thường dựa nhiều vào nguồn ngoại hối từ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hoặc gián tiếp, kiều hối, các khoản vay nước ngồi, và trích bù đắp từ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc bù đắp nói trên chỉ có thể coi là giải pháp mang tính thời vụ. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ngày càng mỏng. FDI năm 2010 giảm, chỉ bằng 82,2% so với 2009. Vay nợ không thể coi là giải pháp nghiêm túc để bù đắp cán cân thanh toán, đặc biệt là khi tất cả các ngưỡng an toàn nợ cơng mà Chính phủ đang cân nhắc gần đây đều đang lần lượt có nguy cơ bị đe dọa vượt ngưỡng. Các khoản đầu tư nước ngoài gián tiếp kiểu đầu tư vào chứng khoán lại càng mang tính chất thời vụ, không phải là nguồn ngoại hối lâu dài để có thể bù đắp cho thậm hụt thương mại. Qua đó thấy rằng về cơ bản, để cân bằng cán cân thanh toán trong lâu dài thì cán cân thương mại phải tự nó sẽ phải cân bằng, hoặc tiến triển theo xu hướng dần dần tự cân bằng. Những nguồn ngoại hối khác chỉ có thể phần nào bù đắp trong ngắn hạn. Trong năm 2010 Ngân hàng Nhà nước phải gồng mình sử dụng biện pháp cực chẳng đã là bào mòn quỹ dự trữ ngoại hối. Cách làm này không lâu dài, và thường xuyên vấp phải chỉ trích từ các tổ chức đánh giá tín nhiệm tài chính quốc gia.

Về mức độ điều chỉnh: đây là mức điều chỉnh lớn và gây sốc nhất trong suốt hơn một năm qua, với giá USD trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932 VND/1USD lên mức 20.693 VND/1USD - tức tăng hơn 9,3 % so với mức tăng 2,1% trong đợt điều chỉ tỷ giá ngày 17/8/2010, và tăng 3,36% ngày 11/2/2010. Như vậy, trong vòng đúng 1 năm, NHNN đã chính thức 3 lần điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng với mức tăng tổng cộng 14,46%, tức xấp xỉ mức lạm phát tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 1/2011 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2010).

Thứ nhất, theo nghiên cứu vào thời điểm đó, chênh lệch tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do là 10% như vậy để đạt mục tiêu điều chỉnh tỷ giá sát với thị trường, tuân theo quy luật cung – cầu. Rõ ràng, khi thị trường đã có khoảng cách 10% thì điều chỉnh 9,3% là phù hợp.

Thứ hai, câu hỏi đặt ra là tại sao khơng điều chỉnh ít một từng bước để thị trường dần dần thích nghi. Câu trả lời có lẽ NHNN sẽ đưa ra là chính sách điều chỉnh kiểu từ từ sẽ tạo ra tâm lý kỳ vọng. Thị trường sẽ dự đoán trước được khá sát mức điều chỉnh của NHNN và điều này tạo ra động cơ găm giữ đồng USD xuyên suốt cả năm. Tâm lý này sẽ đẩy giá USD trên thị trường chợ đen cao hơn mức cân bằng cung cầu, càng gây khó khăn hơn cho tiêu dùng và sản xuất. Trong khi nếu NHNN điều chỉnh quyết liệt một lần, và thể hiện sự trung thành với mức giá mới trong một thời gian đủ lâu thì thị trường sẽ có đủ cơ sở để tin vào tín hiệu mà những người làm chính sách tiền tệ đã đưa ra. Tâm lý găm giữ ngoại tệ sẽ sớm được giải tỏa sau khi cơn sốc ban đầu qua đi. Ví dụ, trong giai đoạn 2007-2010, tỷ giá cơ bản lại được điều chỉnh tăng một cách “nhát ngừng”. Tỷ giá bị điều chỉnh theo sau dự báo, “tin đồn” trên thị trường tự do lẫn thị trường chính thức, hiện tượng găm giữ ngoại tệ của chủ tài khoản trở nên phổ biến.

ngân hàng tương đối linh hoạt, chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn…Tất cả những điều đó cho đã cho thấy dường như đang và sẽ có những chuyển động khá sâu sắc cả về nhận thức, cũng như cách thức điều hành tỷ giá của NHNN.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)