CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ
2.3 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc
2.3.3 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1998 đến tháng
Bùng nổ ở Thái Lan vào tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đã nhanh chóng tạo ra phạm vi ảnh hưởng lớn có nguy cơ tồn cầu. Sau rất nhiều những cố gắng của bản thân các nước ở tâm của cuộc khủng hoảng, cùng với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế cho đến đầu năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vẫn chưa được ngăn chặn. Trung Quốc tất nhiên không thể nằm ngồi vịng xốy khủng hoảng. Trong bối cảnh đồng tiền các nước trong khu vực đồng loạt giảm giá trước sức ép của khủng hoảng, đồng NDT cũng được cân nhắc giảm giá. Những người ủng hộ chính sách phá giá NDT lập luận rằng thực tế tăng trưởng xuất khẩu đang chậm lại ở Trung Quốc mà nguyên nhân chính ở đây là Trung Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi đồng nội tệ đang được đánh giá cao hơn đồng tiền của các nước trong khu vực, vì vậy, giảm giá NDT là cần thiết. Tuy nhiên, chính lúc này, các nhà kinh tế kể cả các cường quốc kinh tế, đã xem Trung Quốc như là chiếc phao cuối cùng ngăn chặn không cho những diễn biến của cuộc khủng hoảng tiếp tục xấu hơn bằng cách giữ tỷ giá cố định so với USD không bị kéo vào vịng xốy của cơn lốc phá giá đồng nội tệ. Trước những ý kiến cho rằng lợi ích xuất khẩu đang bị ảnh hưởng, sức ép giảm giá để đối phó với khủng hoảng và sự kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Trung Quốc đã điều hành chính sách tỷ giá ổn định trong suốt thời kì khủng hoảng và cả thời gian dài sau này, bất chấp những suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu và kinh doanh ngày càng lớn. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng giữ tỷ giá cố định là một việc cần thiết đầu tiên vì lợi ích quốc gia bởi lý do sự cố định tỷ giá hối đoái cung cấp sự ổn định vững chắc cho giá cả hàng hoá trong nước và hạn chế hành vi dòng vốn đầu cơ ngắn hạn, điều này giúp ích cho sự phát triển kinh tế bền vững, cùng với niềm tin những bất lợi mà Trung Quốc phải chịu do không giảm giá đồng nội tệ như các nước trong khu vực sẽ được bù đắp bằng một sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn các đối thủ cạnh tranh thời kì sau khủng hoảng.
Bên cạnh việc chỉ đạo NHTW Trung Quốc PBC phải tác động vào thị trường ngoại hối để giữ đồng NDT ổn định (Từ giai đoạn đầu khủng hoảng 1997 đến 1999, PBC đã thành công trong việc can thiệp thường xuyên để neo giữ tỷ giá cố định NDT/USD ở mức từ 8,2897 xuống 8,2783), trong thời gian này, để giảm bớt sức ép điều chỉnh và phá giá đồng NDT, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một sự phối hợp khá linh hoạt và mềm dẻo giữa chính sách tỷ giá với chính sách tiền tệ. Sau khi có nhiều biện pháp quản lý chặt ngoại hối đầu những năm 90, từ năm 1994-1996 Trung Quốc đã có những điều chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như: cho phép các công ty xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ, các cơng ty nước ngồi từng bước được giao dịch, mua bán các loại ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dân tệ xâm nhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ Thế giới... Năm 1998, để bảo vệ đồng NDT trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, một lần nữa Trung Quốc lại quay lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ và găm giữ giảm những dự kiến
về phá giá đồng NDT. Thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp bắt buộc phải bán cho những ngân hàng đã được chỉ định trước, việc bán ngoại tệ cũng phải có hố đơn theo quy định mới được rút, thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng Trung Quốc để đổi lấy một lượng NDT nhất định sử dụng trong lãnh thổ nước này. Song song với việc quản lý chặt chẽ trên thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã phối hợp với các chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu. Trong năm 1998, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền cho vay và tiền gửi bằng đồng NDT, lãi suất tái chiết khấu cũng giảm 1,91% đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các tiền gửi bằng ngoại tệ. Kết hợp với chính sách lãi suất chính là chính sách hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW, chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư... Với cơ chế quản lý chặt chẽ như vậy, tỷ giá giữa đồng NDT và USD vẫn cố định là 8,3 NDT/USD cho tới ngày nay.
Bảng 2.4: Tình hình lãi suất và một số chỉ số của thị trường tiền tệ 1998.
Chỉ tiêu Ngày 20/03/1998 Ngày 01/07/1998 Ngày 06/12/1998
Lãi suất tiền cho vay giảm (%) 1,6 0,49 0,27
Lãi suất tiền gửi giảm (%) 0,6 1,12 0,55
Lãi suất tiền gửi USD (%) 4,875 4,250 3,755
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (%) 13 8
Mức tăng M2 (%) 17,4
(Nguồn: http://vinachina.com/bizcenter)
Ngày 11/12/2001, sau 14 năm đàm phán và thực hiện các cam kết, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Sự kiện này đã được dự báo là bước khởi đầu trong hàng loạt sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc bởi gia nhập WTO đồng nghĩa với nhiều trách nhiệm và ràng buộc hơn, trong cam kết với WTO, Trung Quốc cũng đề cập đến việc dần điều chỉnh chế độ tiền tệ. Vượt lên tất cả những quan ngại của Chính phủ những tác động tiêu cực do sự kiện này mang lại, nền kinh tế Trung quốc tiếp tục đà tăng trưởng và phát triển của mình. Cụ thể hơn, giai đoạn 2001- 2004, tốc độ GDP bình quân mỗi năm đạt 9,5%. Tính theo USD, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ 1.325 tỷ USD năm 2001 lên 2.235 tỷ USD năm 2005. Kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 40% GDP năm 2001 đã lên đến 80% GDP năm 2005.
Lúc này, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ tăng nhanh đã đặt áp lực tăng giá đồng NDT cho Trung Quốc. Trong năm 2002, tổng doanh số thương mại của Trung Quốc đạt 620,79 tỉ USD, trong đó xuất khẩu tăng 22,3% đạt 325,57 tỉ USD, nhập khẩu tăng 21,2% đạt 295,22 tỉ USD. Thặng dư thương mại đạt 30,33 tỉ so với 22,6 tỉ USD trong năm 2001. Dự trữ ngoại tệ đạt mức cao kỷ lục là 286,4 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế Trung Quốc là 8%/năm, và cao nhất thế giới. Hơn nữa, vào năm 2003, cộng đồng kinh tế quốc tế bắt
đầu lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng NDT để cân bằng thương mại quốc tế bao gồm thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Mỹ và các nước còn lại. Tuy nhiên, Chính phủ Trung quốc đã thể hiện sự cứng rắn trong chính sách tỷ giá bất chấp mọi áp lực từ bên ngoài, tỷ giá tiếp tục được neo cố định với USD cho đến tháng 07/2005. Thay vào đó, để giảm tăng cung tiền tệ, Trung Quốc đã tăng phát hành trái phiếu và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Bảng 2.5: Số liệu tỷ giá USD/RMB giai đoạn 2000 - 6/2005
Thời gian Tỷ giá
2000 8,2783 2001 8,2770 2002 8,2770 2003 8,2770 Tháng 1/2004 8,2770 Tháng 2/2004 8,2771 Tháng 3/2004 8,2771 Tháng 4/2004 8,2770 Tháng 5/2004 8,2769 Tháng 6/2004 8,2766 Tháng 7/2004 8,2769 Tháng 8/2004 8,2767 Tháng 9/2004 8,2766 Từ tháng 10/2004 đến tháng 6/2005 8,2765 (Nguồn: Tổng hợp từ SAFE và PBC)
Ngày 8 tháng 12 năm 2004, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo xoa dịu dư luận thế giới yêu cầu nâng giá đồng NDT bằng tuyên bố Trung Quốc sẽ dần chuyển sang một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn tuy nhiên phải đến tháng 07/2005, Trung Quốc mới có động thái tác động rõ rệt vào tỷ giá hối đối của mình.