Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1994

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ

2.3.1Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1994

2.3 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc

2.3.1Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1994

Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã sớm nhận ra tính bất cập của cơ chế quản lý dựa gần như tuyệt đối vào công cụ kế hoạch hoá thời kỳ trước và bắt đầu cải tổ, chuyển đổi nền kinh tế ngay từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, trong đó sở hữu tư nhân và sức mạnh của thị trường thay thế vai trò kiểm soát của Nhà nước. Cục quản lý ngoại hối nhà nước SAFE cũng được thành lập vào tháng 3 năm 1979. Cùng với quá trình cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế với nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển (chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất cơng nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ, bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu

ngoại tệ... ), chế độ và chính sách tỷ giá hối đoái cũng được chuyển đổi cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh tỷ giá chính thức do PBC công bố, sử dụng để hạch tốn, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Như vậy, bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi trong chế độ và chính sách tỷ giá ở Trung Quốc là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây thả nổi theo sát với những diễn biến tỷ giá trên thị trường.

Cho đến đầu những năm 1980, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định, gắn đồng NDT luôn cao hơn giá trị thực của nó. Điều này kéo theo một loạt tiêu cực như: hàng xuất khẩu kém sức cạnh tranh, mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế. Ngân sách quốc gia hàng năm phải bù lỗ nhiều cho cả sản xuất và tiêu dùng. Như năm 1989 mức bù lỗ là 76,3 tỷ NDT tương đương với 29% thu nhập tài chính. Vào lúc này tổng số nợ của Trung Quốc lên tới 47 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại tệ quốc gia hầu như cạn kiệt và lạm phát trong nước lên cao. Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời cùng với việc thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế, Trung Quốc đã liên tục tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá trị đồng NDT bị đánh giá cao trước đây cho phù hợp với sức mua thực tế của nó trên thị trường trong suốt thời gian đầu của quá trình cải cách cho đến đầu những năm 90.

Từ năm 1981-1985, Trung Quốc luôn luôn muốn thực hiện chế độ một loại giá hàng, một tỷ giá thống nhất nhưng do nhiều nguyên nhân nên trong giai đoạn cải cách này bên cạnh sự tồn tại tỷ giá giao dịch thương mại nội bộ, tỷ giá chính thức thường xuyên thay đổi, hầu hết là phá giá. Theo thống kê, đồng NDT được điều chỉnh 23 lần trong năm 1981, 28 lần trong năm 1982 và 56 lần trong năm 1984 ở các mức độ khác nhau để tiến tới tỷ giá thực của nó. Cải cách, điều chỉnh phần lớn là phá giá dẫn đến tỷ giá chính thức ngang bằng với tỷ giá nội bộ vào cuối 1984, và cuối cùng là thống nhất một tỷ giá. Cho tới cuối những năm 80, tỷ giá chính thức ít biến động nhưng lại có mức phá giá nhanh khi biến động, bên cạnh đó sự phát triển của thị trường ngoại hối đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ của tỷ giá. Ra đời từ đầu những năm 1980 ở Trung Quốc, thị trường ngoại hối phát triển rất nhanh từ sau năm 1986 dẫn tới hình thành một mạng lưới thanh toán dựa vào thị trường. Cơ sở cho sự tồn tại thị trường này là quyền tự chủ của các doanh nghiệp Trung Quốc cho phép các nhà xuất khẩu được giữ một phần ngoại hối, nhằm khuyển khích tăng khả năng hoạt động xuất khẩu. Với sự hiện diện của thị trường này, đã làm cho tỷ giá trao đổi từng bước được dao động tự do hơn.

Chính sách tỷ giá thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán và đưa đất nước ra khỏi công cuộc khủng hoảng kinh tế. Nếu như năm 1978 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 2,64 tỷ USD bằng 9,8% GDP, đứng thứ 27 trên thế giới về buôn bán đối ngoại và cán cân thương mại là -15.002 triệu USD thì nhờ thương mại phát triển đến năm 1990 cán cân thương mại là 8.646 triệu USD. Sau những điều chỉnh thử nghiệm thành cơng ban đầu, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá theo hướng đã vạch ra.

Bảng 2.1:Diễn biến tỷ giá USD/NDT thời kỳ 1978-1990

Năm 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990

Tỷ giá cuối năm 1,577 1,53 1,922 2,795 3,722 3,722 5,222

Tỷ giá trung bình năm 1,683 1,498 1,892 2,32 3,453 3,722 4,783

Cho nên, đầu những năm 90 (1991-1993), Trung Quốc chính thức công bố áp dụng một tỷ giá thả nổi. Trong giai đoạn này, tỷ giá trao đổi của đồng NDT thường xuyên dao động, đồng NDT hầu như hạ giá. Nhờ tăng tỷ lệ ngoại hối phân bổ thông qua tương tác giữa cung và cầu trên thị trường, những hoạt động kiểm soát về ngoại hối đã giảm dần, trong khi đó các lực lượng thị trường được tính đến nhiều hơn trong các quyết định liên quan đến tỷ giá. Sau khi tỷ giá được điều chỉnh tương đối sát với biến đổi của thị trường và sức mua thực tế của đồng NDT/USD. Năm 1980, tỷ giá đồng RMB so với USD là 1,5 RMB/1 USD, đến năm 1993 là 5,762 RMB/1 USD.Tuy nhiên, mức điều chỉnh này được dựa vào mức giá giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm cho lạm phát cao ở Trung Quốc tác động xấu đến mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Như từ mức thặng dư thương mại là 9.165 triệu USD với tốc độ lạm phát 3,06% năm 1990 thì đến năm 1993 cán cân thương mại bị hụt -10.654 triệu USD và tốc độ lạm phát là 14,58%.

Bảng 2.2: Biến động của tỷ giá danh nghĩa USD/NDT năm 1990 - 1993

Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993

Tỷ giá hối đoái cuối năm 5,222 5,434 5,752 5,80

Tỷ giá hối đối trung bình năm 4,873 5,323 5,515 5,762

Cán cân thương mại (triệu USD) 9165 8743 5183 -10654

Lạm phát Trung Quốc 3,06 3,54 6,34 14,58

Lạm phát của Mỹ 5,40 4,40 4,40 2,40

Nhận thấy việc duy trì tỷ giá hiện tại khi đồng NDT bị đánh giá cao có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế, Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái vào ngày 1/1/1994. Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để điều chỉnh tỷ giá. Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cho đến việc kết hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đều phù hợp với việc phá giá tiền tệ đặc biệt là lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được chuẩn bị kĩ lưỡng.

Hình 2.1: Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc từ 1990-1993 (Nguồn: Thống kê của SAFE)

Chú ý: Dự trữ ngoại tệ năm 1992 thấp hơn năm 1991 là vì số liệu được xác định lại vào năm 1992 đã loại trừ tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức nhà nước trong các Ngân hàng Trung Quốc.

Có thể nói đây là những bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá ở Trung Quốc, là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây được thả nổi theo sát với những diễn biến của thị trường.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 30 - 33)