Quản lí ngoại hối chặt chẽ:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 53 - 56)

Chính phủ cần gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối:

Do cung cầu tiền tệ luôn biến động theo thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ; vì vậy, muốn thoả mãn mọi chu cầu ngoại tệ hợp lý của quốc gia, Chính phủ phải duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào. Trung Quốc đã rất thành công trong việc gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, năm sau luôn cao hơn năm trước, tính đến nay lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã chiếm gần 40% dự trữ ngoại hối của toàn thế giới, giúp Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn chủ động trong việc điều hành kinh tế vĩ mô. Quan sát quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam nhận thấy, năm 2007, quỹ dự trữ ngoại hối đã gia tăng mạnh mẽ từ trên 11 tỷ lên trên 20 tỷ USD trong năm 2007 (tăng 82%) và 23 tỷ USD năm 2008. Dự trữ ngoại hối tính theo tuần nhập khẩu tăng từ 8,4 tuần năm 2006 lên 15,2 tuần năm 2008. Nguyên nhân chính của việc này là sự gia tăng nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Sang năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và những yếu kém của nền kinh tế, quỹ dự trữ ngoại hối giảm gần 40%, từ 23 tỷ USD xuống còn 14 tỷ USD, chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán của tương đượng 8 tuần nhập khẩu. Đến năm 2010, dự trữ ngoại hối quốc gia đạt 15,35 tỷ USD, tăng 10%; tuy nhiên, do giá trị nhập khẩu tăng mạnh nên nguồn dự trữ chỉ đảm bảo thanh toán 7,6 tuần nhập khẩu.

Đơn vị: triệu USD, tuần nhập khẩu

Hình 3.8: Số liệu quỹ dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 (Nguồn: Báo cáo 2010 của IMF)

Một vấn đề mà NHNN cũng cần quan tâm là việc đánh giá tồn quỹ ngoại hối. Hiện nay, quỹ dự trữ ngoại hối được xác định theo tuần nhập khẩu; nói cách khác, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ mới dừng lại ở việc sẵn sàng cung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại. Điều

này xuất phát từ thực trạng thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ trong những năm trước đây. Tuy nhiên, trong tương lai, cách tính này khơng an tồn vì nó khơng bao qt hết nhu cầu ngoại tệ của đất nước. Bởi vì, bên cạnh cán cân vãng lai, cán cân vốn cũng tạo một áp lực lớn về ngoại hối. Thật vậy, những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nguồn vốn nước ngoài chuyển vào Việt Nam không ngừng gia tăng trong khi chu cầu chuyển vốn ra nước ngoài của Việt Nam thấp. Cán cân vốn luôn thặng dư và mức thặng dư gia tăng theo thời gian. Tuy nhiên, ngày nay, đã hơn 20 năm tính từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, thời gian ân hạn của một số khoản vay đã kết thúc, thời gian trả nợ đã đến gần, khoản lãi và gốc của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp cũng đến kỳ thanh toán, nhu cầu chuyển vốn ra nước ngoài kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng tăng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trong tổng vốn nước ngoài ngày càng cao. Đây là những nhu cầu ngoại tệ hợp lý mà Chính phủ phải thỏa mãn. Nói cách khác, để tránh tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong tương lai, NHNN cần thay đổi cách tính nguồn dự trữ bằng cách cộng thêm khoản dự phòng cho các nhu cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân vốn, đồng thời gia tăng nguồn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trường tài chính trong nước và quốc tế biến động. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng quỹ dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô- mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng...

Quyết định tỷ lệ kết hối hợp lý:

Như đã nghiên cứu ở chương II, Trung Quốc đã tận dụng biện pháp kết hối như một công cụ hiệu quả tập trung ngoại tệ vào tay nhà nước và sau 13 năm sau khi nền kinh tế tăng trưởng nhiều năm, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao, Chính phủ Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách này. Với bối cảnh hiện nay ở Việt Nam khi mà lượng dự trữ ngoại hối đang ở mức thấp đáng báo động thì yêu cầu kết hối là việc Chính phủ nên làm đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả (hệ số sử dụng vốn ICOR ở khu vực này ở mức trên 7 trong khi ở khu vực tư nhân chỉ khoảng 3).

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là kết hối với tỉ lệ bao nhiêu để tạo sự chủ động và linh hoạt cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời Chính phủ vẫn có thể đạt được mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn từ 1999- 2002, Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp này nhưng thời gian áp dụng ngắn và tỉ lệ kết hối liên tục giảm. Cụ thể, theo quyết định 80/1999/QĐ-TTg (30/8/1999), tỷ lệ kết hối là 50%; theo quyết định 61/2001/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán ngoại tệ và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức và quyết định số 1076/2001/QĐ-NHNN ngày 27/8/2001, tỷ lệ kết hối giảm còn 40%; quyết định 61/2002/QĐ- TTg ngày 15/5/2002, theo đó các đơn vị có nguồn thu ngoại tệ chỉ kết hối 30% tổng số ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và hiện nay tỷ lệ này là 0%. Quyết định một tỷ lệ hợp lý cho sự phát triển của nhiều bên liên quan là một cơng việc khó khăn địi hỏi sự sáng suốt và linh hoạt của những nhà hoạch định chính sách.

KẾT LUẬN

Tỷ giá hối đối là một cơng cụ hữu hiệu, linh hoạt trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Đây là nhân tố vô cùng nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, tỷ giá cũng được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế. Trong xu hướng hội nhập, chính sách tỷ giá phải khơng ngừng được hồn thiện nhằm phù hợp với những biến động của nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá cần phải có sự thận trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ hình thành nên hệ thống đan xen và hỗ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp linh hoạt, đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp. Có thể nói, việc nghiên cứu tỷ giá là vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế hiện nay.

Bên cạnh đó, quan sát quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc, đất nước láng giềng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam có thể khẳng định, chính sách tỷ giá được điều hành tốt có thể đem lại những chuyển biến tích cực, rõ rệt và nhanh chóng cho tổng thể nền kinh tế. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu, phân tích những bài học kinh nghiệm phù hợp của Trung Quốc để có cơ sở vững chắc nhằm định hướng chính sách và các đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam là một việc cần thiết.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề vĩ mơ địi hỏi sự tổng hợp, đánh giá nhiều phạm trù kinh tế khác và thời gian nghiên cứu lâu dài cũng như nền tảng kiến thức rộng lớn. Vì những lí do trên nên khóa luận khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót và cùng với mục đích và ý nghĩa sâu rộng của chủ đề này, em rất mong đề tài sẽ được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Slide Bài giảng mơn Tài chính quốc tế trường Đại học Ngoại Thương - PGS.TS Mai

Thu Hiền

2. PGS.TS. NguyễnVăn Tiến (2010), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản

Thống kê.

3. GS. Đinh Xuân Trình, 2011, Giáo trình Thanh tốn Quốc tế, Đại học Ngoại

Thương, tr.75.

4. Luật Ngân hàng Nhà nước, 2010, Nhà xuất bản Tài chính, điều 2, tr.5

5. Fredric S. Mishkin (2001), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính,Nhà xuất bản khoa

học và kĩ thuật, Hà Nội.

6. N. Gregory Mankiw,Macro economics (fourth edition), Worth Publishers.

7. Jeff Madura Financial Markets and Institution (seventh edition), Thomson South

Western.

8. Pháp lệnh ngoại hối của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11

9. Dữ liệu về thị trường Tây Nam - Trung Quốc,

http://dltntq.laocai.gov.vn/content/2030012.htm

10. Bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam

11. http://opeconomica.wordpress.com/2011/05/24/lai-suat-trong-dieu-hanh-chinh- sach-tien- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

te-o-viet-nam/

12. Bộ Tài chính, Tạp chí Tài chính, http://tapchitaichinh.vn/Bao-cao-va-thong-ke- tai-

chinh/Bao-cao-danh-gia-tinh-hinh-kinh-te-Viet-Nam-11-thang-nam- 2013/38328.tctc

19. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-chinh-sach-ty-gia-o-viet-nam -hien-nay- 55534/

20. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1463

21. Báo điện tử Chính phủ Nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,

http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Nhin-lai-dieu-hanh-ty-gia-giai-doan- 20112013/184157.vgp

22. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_gtnhnn/lsnhnn?_adf.ctrl- state=sj7uz22kp_4&_afrLoop=8293724060304900

23. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam,

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 53 - 56)