Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1994 đến năm

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ

2.3 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc

2.3.2 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1994 đến năm

Nhận thấy nguy cơ đồng NDT có khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế, chính phủ Trung Quốc đã quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái. Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự phát gây nên và để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại một cách hiệu quả hơn, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường, xoá bỏ chế độ tỷ giá kép. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Theo đó, tỷ giá chính thức được điều chỉnh tăng mạnh từ 5,762 RMB/USD lên 8,6212 RMB/USD, tương ứng với tỷ lệ phá giá gần 50% và thống nhất các mức giá thành một tỷ giá chung. Tuy nhiên, tỷ giá danh nghĩa bắt đầu lên giá chậm chạp và cuối cùng ổn định ở mức 8,3 RMB/USD.

Bảng 2.3: Tình hình kinh tế Trung Quốc năm 1994-1997

Chỉ

tiêu 1994 1995 1996 1997

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (tỷ

USD) 236,73 280,9 289,9 325,05

Tốc độ tăng xuất nhập khẩu (% năm) 20,97 18,65 6,41 12,12

Cán cân tài khoản vốn (triệu USD) 32645 38647 39966 22978

Lạm phát (% năm) 24,24 16,90 8,32 2,80

Tỷ giá hối đối trung bình USD/NDT 8,6187 8,3514 8,3142 8,2898

Tốc độ tăng trưởng (% năm) 12,70 10,50 9,50 8,80

2 5 2 0 1 5 1 21,71 2 21,19 9 19,44 3 11,09 3 1990 1991 1992 1993

Và trong nỗ lực giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ và ổn định chính sách điều chỉnh tỷ giá cũng như loại bỏ cơ hội đầu cơ, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như thực hiện chế độ ngân hàng kết hối, xoá bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng; cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối... kết hợp với kiểm soát chặt chẽ của NHTW đối với các hoạt động ngoại hối ở các NHTM bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu. Hệ thống mới này đã tăng tính hiệu quả của NHTW và xoá bỏ quyền can thiệp ngoại hối trực tiếp của SAFE. Trong đó, phải kể đến những biện pháp được Chính phủ đơn đốc chỉ đạo sát sao và quản lí chặt chẽ sau:

Biện pháp kết hối: Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối với các quy định xoá bỏ chế độ tự giữ ngoại hối nhằm mục tiêu tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thơng suốt. Theo đó, đối với các cơng ty nước ngồi, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm, đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang NDT còn đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được. Cụ thể hơn, tất cả các doanh nghiệp trong nước phải tuân theo quy định thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100% bằng cách bán các khoản doanh thu bằng ngoại tệ từ các giao dịch tài khoản vãng lai cho các ngân hàng chỉ định và khi có nhu cầu thì được phép mua ngoại tệ tại bất kì ngân hàng có thẩm quyền nào mà không bị giới hạn về địa lý. Riêng các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung Quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải (vào tháng 4/1994) và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. PBC đóng vai trị NHTW có nhiệm vụ can thiệp vào thị trường để giữ cho đồng NDT ổn định (18 tháng kể từ khi áp tỷ giá mới, PBC buộc phải can thiệp để kéo tỷ giá xuống mức 8,3% do áp lực lạm phát và sau đó thành cơng trong việc duy trì mức tỷ giá này 10 năm tiếp theo). PBC xác định một tỷ giá tiêu chuẩn phản ánh những điều kiện thị trường và tất cả các ngân hàng được chỉ định được giao dịch trong biên độ 0,25% tỷ giá này.

Biện pháp thu hút đầu tư nước ngồi: Để duy trì chính sách thu hút nguồn vốn FDI, Trung Quốc cho phép các cơ sở trao đổi ngoại tệ được phép hoạt động giao dịch với các doanh nghiệp vốn nước ngoài- FFEs và cho phép họ giữ ngoại tệ trong tài khoản thay vì bán toàn bộ cho ngân hàng như các doanh nghiệp trong nước. Chỉ cho đến 1/7/1996, FFEs được phép gia nhập thị trường liên ngân hàng và các quy định hạn chế chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch tài khoản vãng lai dần được gỡ bỏ. Kể từ đó, khối lượng giao dịch ngoại tệ được thực hiện bởi FFEs trên thị trường trao đổi tự do giảm đáng kể chỉ khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch ngoại tệ. Các trung tâm trao đổi ngoại tệ tự do và quy định cho phép các FFEs trao đổi ngoại tệ tự do chỉ chính thức chấm dứt bởi quyết định của Chính phủ vào ngày 1/12/1998 (đây là bước tiến quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư Trung Quốc đạt mục tiêu trung hạn trong việc chuyển đổi tự do các giao dịch tài khoản vãng lai trước khi gia nhập WTO). Ngày 1/12/1996, đồng NDT Trung Quốc đã chính thức được Quỹ tiền tệ Quốc tế

(IMF) công nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở các tài khoản vãng lai, tức có liên quan đến các khoản thanh toán về mậu dịch hàng hoá- dịch vụ cũng như các khoản lợi

nhuận các công ty nước ngoài chuyển về nước.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc từ năm 1994 đến năm 2013và bài học kinh nghiệm rút ra cho việt nam (Trang 33 - 35)