Phần lớn lượng tiền dư thừa đang được NHTM rót vào kênh TPCP và tín

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 31)

2 Cảnh báo về sự bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam

2.2 Phần lớn lượng tiền dư thừa đang được NHTM rót vào kênh TPCP và tín

phiếu.

Mới đây, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra bản báo cáo cập nhật thanh khoản hệ thống ngân hàng quý III. Theo đó, BVSC nhận định phần lớn lượng cung tiền M2 tiếp tục tăng nhanh và mở rộng khoảng cách so với tăng trưởng tín dụng. Theo đó, tính đến ngày 20/09/2016, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ở mức 10,46%, trong khi đó, ở phía cung vốn, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 đạt 11,76%, tăng trưởng huy động đạt 12%. Chênh lệch giữa cung tiền M2 và cầu tín dụng tính từ đầu năm đến ngày 20/09/2016 vào khoảng 221 nghìn tỷ đồng (tăng 24 nghìn tỷ đồng so với thời điểm 20/06/2016).

Tổ chức phân tích này cho biết một phần lượng tiền dư ra nói trên đã được các NHTM đầu tư mới vào kênh TPCP với tổng lượng vốn rịng rót vào đây là 141.923 tỷ đồng (tăng thêm khoảng 60.000 tỷ đồng so với thời điểm 20/06).

Lượng tiền dư ra giữa hai thời điểm chỉ tăng thêm 24.000 tỷ đồng nhưng lượng đầu tư tăng thêm vào TPCP lại lên tới 60.000 tỷ đồng. Chính điều này khiến phần vốn dư thừa trong hệ thống đã giảm từ mức 115 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 20/06/2016 xuống chỉ cịn 79 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 20/09/2016.

Ngồi kênh TPCP thì các NHTM cũng đang hấp thụ một lượng lớn tín phiếu do NHNN phát hành. Kể từ đầu tháng 6 đến nay, NHNN đã phát hành một lượng lớn tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày (trong đó chủ yếu là kỳ hạn 14 ngày) với lãi suất liên tục giảm và đến nay đã về mức rất thấp (dưới 0,5%/năm cho kỳ hạn 14 ngày). Theo thống kê của

BVSC thì lượng vốn hút rịng thơng qua kênh tín phiếu tính đến ngày 20/9 vào khoảng 77 nghìn tỷ đồng, tương đương với phần vốn dư thừa còn lại trong hệ thống ngân hàng. BVSC nhận định, việc các NHTM phải tạm thời dồn phần lớn lượng tiền dư thừa vào kênh TPCP và đặc biệt là kênh tín phiếu với lãi suất khơng hấp dẫn cho thấy các ngân hàng có thể đang gặp khó khăn trong việc phát triển tín dụng. Cụ thể, số liệu tăng trưởng tín dụng tín đến cuối quý III cho thấy còn một khoảng cách khá xa (khoảng 7-8%) để các NHTM hồn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20% cho cả năm nay.

Việc các ngân hàng đẩy mạnh mua vào một lượng lớn TPCP từ đầu năm đến nay có thể sẽ mang đến những rủi ro tiềm ẩn. Khi lạm phát quay trở lại hay tỷ giá biến động có thể làm suy giảm hoạt động cung tiền của NHNN, đồng thời tạo ra “kỳ vọng lãi suất tăng”. Tâm lý này có thể kích hoạt làn sóng bán TPCP trên thị trường và đẩy lợi suất tăng lên. Áp lực lên mặt bằng lãi suất chung trên thị trường theo đó cũng tăng dần.

2.3 Gánh nặng về nợ xấu

-Tình hình nợ xấu của các ngân hàng hiện nay:

Nợ xấu trở thành gánh nặng, bào mòn lợi nhuận và cản trở việc ngân hàng hạ lãi suất. Điển hình như nhiều ngân hàng hiện nay, chi phí dự phịng rủi ro tăng đột biến, bào mịn đến phân nửa lợi nhuận.

Theo thống kê của CafeF từ báo cáo tài chính quý III/2016 của các ngân hàng cơng bố đến thời điểm hiện tại thì nợ xấu các ngân hàng hầu hết đều tăng so với thời điểm đầu năm 2016, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh.Cụ thể, xét về giá trị tuyệt đối, tổng số nợ xấu tính tại 13 ngân hàng là hơn 48 nghìn tỷ đồng, trong số này số liệu của VPBank ước tính vì ngân hàng này chưa cơng bố báo cáo tài chính.

Về cơ cấu nợ, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ lớn. Sau 9 tháng đầu năm, 12 ngân hàng "ơm" hơn 27,3 nghìn tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn.BIDV dẫn đầu về cho vay trên hệ thống hiện nay và cũng đang dẫn đầu về con số nợ xấu với hơn 13,6 nghìn tỷ đồng. Thực tế, ngân hàng nào cho vay càng nhiều thì rủi ro sẽ càng lớn, nợ xấu vì thế cũng phình to. Tuy nhiên, nếu so sánh cùng quy mơ cho vay thì tại VietinBank, ngân hàng này có dư nợ cho vay đạt 625 nghìn tỷ đồng, thấp hơn một chút so với BIDV nhưng tổng số nợ xấu tại BIDV lại gấp 2,5 lần tổng số nợ xấu của VietinBank (5,4 nghìn tỷ đồng).Tại Vietcombank, nợ có khả năng mất vốn cũng chiếm tỷ lệ lớn, trong tổng số nợ xấu của Vietcombank là 7.757 tỷ đồng (đầu năm là 7.137 tỷ đồng) thì nợ có khả năng mất vốn là 5.414 tỷ đồng, chiếm 70%.Xếp sau 3 ông lớn ngân hàng này về giá trị tuyệt đối nợ xấu là Sacombank. Kết thúc quý III, Sacombank có tổng nợ xấu 4.620 tỷ đồng, trong đó nợ có

khả năng mất vốn là 3.095 tỷ đồng. Nợ xấu tăng lên 2,4% so với mức 1,85% ở thời điểm đầu năm.

Trong khi hầu hết các ngân hàng công khai số liệu đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thì Eximbank là trường hợp ngoại đạo. Tính đến 30/9, Eximbank có 2.705 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là 1.079 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank chiếm 3,35% tổng dư nợ cho vay, tăng mạnh so với mức 1,85% ở thời điểm đầu năm, song đã là giảm so với thời điểm đột biến trong quý II lên tới 5,3%.

Một lưu ý khác về chất lượng tín dụng hiện nay, mặc dù các ngân hàng công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, bỏ xa mốc an tồn 3% nhưng con số tuyệt đối khơng hề giảm và có trường hợp nợ có khả năng mất vốn cịn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số nợ xấu này.

Nhận định về nợ xấu hiện nay, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao ngân hàng lại tạo ra nợ xấu kinh khủng như thế. Theo luật sư, các ngân hàng cần cơng bố nợ xấu cho xã hội hình dung, tỷ lệ nợ xấu được cơng bố chính thức ln “nằm trong chuẩn đẹp”, số thực tế cao hơn nhiều. Chính vì con số cơng bố đẹp, dưới chuẩn cho phép, nên không ai cảm thấy cần phải xử lý “cục máu đơng” này.

Theo tính tốn của một chun gia tài chính ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu hiện khoảng 7%.Ơng Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết con số thật của nợ xấu hiện là 147 nghìn tỷ đồng, cộng thêm 160 nghìn tỷ nằm ở VAMC và báo cáo nội bảng tại các ngân hàng cịn 140-145 nghìn tỷ có tiềm ẩn nợ xấu.Cịn theo số liệu của NHNN, tính đến thời điểm cuối tháng 8/2016, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 548,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là do các TCTD tự xử lý là 57,2%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức cá nhân khác) chiếm 42,8%.

-Hướng giải quyết của chính phủ đề ra:

Việc xử lý nợ xấu theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP chủ yếu vẫn bơm tiền thơng qua “trái phiếu đặc biệt”. Ngồi ra, VAMC cũng thiếu động lực để xử lý nợ và hệ quả của nó là có thể gây áp lực lên lạm phát trong tương lai và làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của xử lý nợ xấu là để thu hồi được vốn vay. Kinh nghiệm ở hầu hết các

quốc gia cho thấy AMC thường phải mua lại nợ xấu của ngân hàng bằng “tiền thật” và sau đó tìm cách xử lý khoản nợ này. Việc xử lý nợ xấu thường vô cùng phức tạp và mất một khoảng thời gian tầm 5 năm. Bên cạnh đó, yếu tố khơng thể thiếu được chính là nguồn lực tài chính dồi dào. Thơng thường nguồn lực này là ngân sách chính phủ hoặc vay mượn từ bên ngoài quốc gia.

Nghị định 53 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC mà Chính phủ vừa ban hành khá khác biệt. Việc phát hành trái phiếu đặc biệt để tạo dựng nguồn vốn cho VAMC được một số chuyên gia ca ngợi là sáng tạo vì khơng cần dùng đến ngân sách. Bên cạnh đó VAMC cũng có chức năng mua bán nợ xấu theo giá thị trường và xử lý như một AMC thông thường của các quốc gia khác.

Phương án huy động vốn bằng trái phiếu đặc biệt nhiều người cho là sáng tạo thực tế lại là một công cụ hết sức thơ sơ. VAMC khơng phải trích lập dự phịng khi mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và cũng khơng chịu áp lực phải xử lý nợ xấu vì nếu khơng xử lý được thì TCTD phải mua lại đúng bằng mệnh giá. Ngồi ra, VAMC cũng không phải trả lãi cho trái phiếu đặc biệt nên không phát sinh chi phí liên quan đến trái phiếu. VAMC có thể bán nợ xấu, bán tài sản đảm bảo hoặc các hình thức thu hồi nợ vốn khác bằng bất kỳ giá nào cũng không sợ lỗ và lại được hưởng “hoa hồng” khi xử lý được nợ xấu.

Đối với ngân hàng thì họ phải mạo hiểm trao nợ xấu vào tay VAMC xử lý mà khơng có bất kỳ ràng buộc gì. Tuy nhiên, rất may cho ngân hàng, một lối mở cho việc xử lý nợ xấu đó là việc ủy quyền lại cho chính ngân hàng đã bán nợ xấu để tiếp tục xử lý nợ.

Mấu chốt của việc xử lý nợ xấu này chính là việc trái phiếu đặc biệt được TCTD mang đến NHNN làm vật thế chấp để vay tiền. Như vậy, với những ngân hàng nợ xấu cao thì khi bán nợ cho VAMC họ có thể vay mượn tiền từ NHNN. Những ngân hàng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do nợ xấu cao sẽ nhận được nguồn tiền để tiếp tục tồn tại. Mỗi năm họ chỉ phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu trong vòng 5 năm thay vì phải trích lập dự phịng ngay lập tức.

Như vậy, việc xử lý nợ này chủ yếu vẫn là NHNN bơm tiền vào TCTD có nợ xấu cao để lấp lỗ hổng khi bị xử lý. Đối với tổ chức có nợ xấu thấp hoặc có thể che dấu nợ xấu thì họ sẽ khơng bán nợ cho VAMC. Việc VAMC không dùng đến “tiền thật” để xử lý nợ xấu là một đặc thù ở Việt Nam và đó khơng phải là một sáng tạo khôn ngoan như nhiều người đã lầm tưởng. Dù có giải pháp “thị trường” nhưng quá trình xử lý nợ xấu chỉ tập trung vào vấn đề “kỹ thuật” sẽ khó mang lại kết quả như mong đợi. Ngược lại, nó tạo ra rủi ro lớn cho nền kinh tế khi tiền được NHNN bơm tiền cho các ngân hàng để trám lỗ hổng nợ xấu.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)