Thu hút các nguồn lực để nâng cao khảnăng cạnh tranh của mỗi ngân

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 44 - 45)

Đối với các ngân hàng đã thực hiện sáp nhập, hoặc tự tái cấu trúc... phải có lộ trình từng năm sau tái cấu trúc (vốn chủ sở hữu thực, mức độ an tồn vốn tối thiểu, trình độ quản trị, cơng nghệ thơng tin, về tính minh bạch và việc xử lý nợ xấu để lành mạnh hóa tài chính…). Đối với các NHTM cổ phần hàng đầu, cần huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho việc nâng cao năng lực tài chính, trước hết là vốn tự có, vốn chủ sở hữu để bảo đảm CAR theo chuẩn Basel 2, bằng cách từ lợi nhuận để lại, mạnh dạn xử lý các tài sản không sinh lời và phát hành cổ phiếu để thu hút thêm cổ đơng… Để nhà đầu tư rót tiền vào ngân hàng thay vì đầu cơ vào BĐS, vàng hay gửi tiết kiệm tại ngân hàng, thì việc cải tổ căn bản quản trị nội bộ và minh bạch thông tin là một trong những việc làm cấp bách. Đối với các NHTM có yếu tố Nhà nước cũng khơng nằm ngồi những biện pháp trên, bên cạnh đó, cần giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước về mức hợp lý (nắm giữ tối đa từ 51 - 60% cổ phần, tùy theo quy mô của từng ngân hàng). Khi Nhà nước vẫn nắm cổ phần chủ yếu như hiện nay thì khó có thể quản trị theo hướng hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM lớn trong khu vực.

Do các ngân hàng là các công ty đại chúng, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, độ nhạy cảm cao, nên cần thực hiện nghiên túc các nguyên tắc quản trị công ty từ việc công khai thông tin, tổ chức đại hội cổ đông, tăng cường hoạt động của Ban kiểm soát trong quản lý rủi ro, xây dựng cơ chế lương, thưởng minh bạch; xây dựng bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả các vị trí trong ngân hàng…. Chỉ khi nào kinh doanh song hành với quản lý rủi ro một cách hiệu quả, thì từng ngân hàng mới có điều kiện phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)