Vấn đề sỡ hữu chéo

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 34 - 40)

2 Cảnh báo về sự bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam

2.6 Vấn đề sỡ hữu chéo

Sở hữu chéo giữa các ngân hàng cho đến thời điểm này vẫn luôn là vấn đề chằng chịt, khiến nhiều TCTD chưa thể giải quyết ổn thỏa. Mặc dù giới hạn sở hữu đã có quy định rõ ràng, nhưng các ngân hàng vi phạm chỉ mới rục rịch thối vốn ở vài trường hợp.

Theo Thơng tư 36 quy định, một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa khơng q 2 tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là cơng ty con của ngân hàng đó; NHTM nắm giữ tại tổ chức tín dụng khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết và khơng được cử người tham gia hội đồng quản trị tổ chức tín dụng mà ngân hàng mua mua cổ phần, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Các trường hợp ngoại lệ được thực hiện khi việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn và được NHNN chấp thuận, hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật. Vì thế, theo lộ trình các NHTM đang nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hơn 2 tổ chức tín dụng khác phải tính đến việc thoái vốn trong 1 năm kể từ khi Thơng tư 36 có hiệu lực (ngày 1/2/2015).

Tuy nhiên sau hơn một năm, các ngân hàng thương mại vẫn gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện quy định tại Thơng tư 36/2014/TT-NHNN về giảm sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại tại tổ chức tín dụng khác.

Cho đến gần đây, một số ngân hàng mới thực thi về việc thoái vốn. VietinBank đã đem đấu giá gần 16,9 triệu cổ phần Saigonbank để thực hiện thoái vốn tại SaigonBank từ 10,39% xuống 4,91% vốn. Mặc dù giá khởi điểm đưa ra 10.800 đồng/cổ phần tuy nhiên đã có 10 cá nhân (khơng có tổ chức nào tham gia) tranh nhau đặt mua với số lượng gấp 4 lần lượng cổ phần VietinBank bán đấu giá cơng khai.Kết quả là, tồn bộ 16,875 triệu cổ phần đã được bán thành công cho 2 nhà đầu tư cá nhân. Với mức giá đấu thành cơng bình quân 12.500 đồng/cổ phần, ước tính VietinBank thu về số tiền gần 211 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu hết sức đáng mừng bởi trong thời gian qua, rất nhiều trường hợp ngân hàng rao bán cổ phiếu giá rẻ ví như mớ rau nhưng vẫn ế trơ khi không một nhà đầu tư nào tham gia giao dịch.

Trong khi đó, vào thời điểm tháng 2/2016, thương vụ thoái vốn của Maritime Bank tại MB cũng đã thu hút sự quan tâm của thị trường.Maritime Bank đã chuyển nhượng 64,2 triệu cổ phiếu MBB đang sở hữu - tương đương 4% vốn - cho nhóm các nhà đầu tư thuộc Dragon Capital. MaritimeBank không công bố mức giá chuyển nhượng, tuy nhiên tính theo giá cổ phiếu của phiên 19/2 thì số tiền mà nhà băng này thu về xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Kết quả hiện tại Maritimebank chỉ còn nắm dưới 5% tại MB từ mức 8,96% trước đó. Hiện Vietcombank là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD nhiều nhất, sở hữu cổ phần tại 4 ngân hàng và 1 cơng ty tài chính. Cụ thể, Vietcombank đang nắm hơn 7,16% vốn tại Ngân hàng Quân đội (MBB); 8,19% cổ phần Eximbank; 5,07 vốn tại Ngân hàng Phương Đông (OCB) và 4,3% vốn tại SCB, ngoài ra Vietcombank cũng đang sở hữu 10,91% vốn tại Cơng ty Tài chính cổ phần Xi măng. Trước sức ép thoái vốn theo đúng quy định, Vietcombank sẽ bỏ ai và chọn ai? Chủ tịch HĐQT ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, trước mắt NHNN cho phép Vietcombank giữ nguyên tỷ lệ này tại ngân hàng Quân đội (MBB) - đây là ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Thực tế, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo có ở hầu hết các hệ thống tài chính, hệ thống các TCTD trên thế giới với quy mô và độ phức tạp khác nhau. Ở Việt Nam, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD là vấn đề có tính lịch sử, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như làm gia tăng rủi ro hệ thống, tạo điều kiện cho các hành vi chuyển vốn lòng vòng, tăng

vốn điều lệ không thực chất…Theo các chuyên gia ngân hàng, mặc dù quy mô sở hữu chéo trực tiếp tại Việt Nam chưa lớn, nhưng có nhiều hình thức khác nhau khá phức tạp. Sở hữu chéo cũng là một trong những vật cản trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống TCTD. Vì vậy, việc siết chặt sở hữu chéo để làm sạch hệ thống ngân hàng là cần thiết. Và tất nhiên là phải cho các ngân hàng một lộ trình thối vốn, song cũng cần tiến hành kiên quyết, bởi càng để lâu, càng khó xử lý.

2.7 Rủi ro đạo đức

Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, theo nhà kinh tế học Paul Krugman, rủi ro đạo đức được hiểu là “trường hợp khi một bên đưa ra các quyết định liên quan tới mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi bên kia phải chịu tổn thất nếu các quyết định đó thất bại” (Paul, 2009)

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp như: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng. Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chng báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.Có thể thấy, chưa có khi nào những thơng tin liên quan đến đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng lại nhiều như vài năm trở lại đây. Hàng loạt vụ việc liên quan đến các cán bộ tín dụng, lãnh đạo chi nhánh, thậm chí là lãnh đạo cao cấp của một số ngân hàng ôm tiền bỏ trốn hay lấy tiền của ngân hàng hoặc chiếm đoạt tài sản của khách hàng để đầu tư vào bất động sản, chứng khốn, vàng... đã được phanh phui. Ơng Nguyễn Bá Thanh( nguyên trưởng Ban Nội chính trung ương cùng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng tiếp xúc cử tri quận Hải Châu Đà Nẵng) nói: “Nói nợ xấu ngân hàng do đạo đức cán bộ là không sai. Cái này tôi cũng đã phát biểu trên diễn đàn Quốc hội rồi. Nâng khống giá trị tài sản lên, ông vay cũng tranh thủ kiếm chác để cho lại cái ông đi vay. Hai bên đều có lợi hết chỉ có nhà nước là thiệt thơi".

Ngày 6/11/2013, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP. Hải Phòng cho biết vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Đỗ Thị Thu Thủy - nguyên trưởng quỹ kho tiền Ngân hàng xăng dầu (PG Bank) chi nhánh Hải Phòng về hành vi trộm cắp tài sản. Chuyện bắt đầu khi Ngân hàng xăng dầu (Chi nhánh Hải Phòng) kiểm

tra quỹ tiền mặt thì phát hiện thiếu gần 249.000 USD và 19.500 EUR. Tiến hành điều tra và kiểm kê lại tài sản, cán bộ ngân hàng phát hiện trong két đựng tiền có 15 xấp tiền đơ la âm phủ.Vụ việc này nhanh chóng được trình báo lên cơ quan cơng an TP. Hải Phòng. Kết quả của cơ quan điều tra cho thấy, trong thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 10/2013, Đỗ Thị Thu Thủy lợi dụng việc quản lý kho quỹ tại Ngân hàng PG Bank Hải Phịng có nhiều sơ hở để chiếm đoạt tài sản. Thơng thường, các nhân viên ngân hàng có đồng trách nhiệm quản lý kho quỹ chỉ kiểm đếm số tiền mặt thực tế trong quỹ theo số lượng cọc tiền bên ngồi chứ khơng kiểm tra chi tiết bên trong lõi các cọc tiền. Chính vì vậy mà Thuỷ đã bí mật "rút lõi" để lấy tiền ngoại tệ ở trong két.Để bù vào số lượng những cọc tiền mà mình đã lấy, Thuỷ đã mua tiền đô la âm phủ xếp lẫn vào với tiền thật cho đủ số lượng các cọc tiền. Khơng những vậy Thuỷ cịn sửa số liệu số dư tiền USD và tiền EURO trên báo cáo khi kiểm tra quỹ tiền mặt. Chính nhờ thủ đoạn này mà trong suốt một thời gian dài Ngân hàng PG Bank chi nhánh Hải Phịng đã khơng phát hiện việc thiếu tiền. Mọi việc chỉ vỡ lở vào ngày 24/10/2013 khi chi nhánh ngân hàng này tiến hành kiểm quỹ tiền mặt và phát hiện trong quỹ thiếu 248.700 USD và 19.500 EUR so với sổ sách do Thuỷ quản lý.Đối chiếu với số dư tiền mặt trên hệ thống máy tính quản lý của Ngân hàng thấy thực tế quỹ tiền mặt thiếu tới 308.700 USD và 39.500 EUR. Tại cơ quan điều tra, Đỗ Thị Thu Thủy đã thừa nhận hành vi trộm cắp 308.700 USD và 39.500 EUR (tổng số tiền này tương đương khoảng 7,6 tỷ đồng). Điều đáng nói là gần như tồn bộ số tiền đã bị Thủy "nướng" vào số đề và tiêu pha cá nhân. Đến thời điểm bị bắt giữ, Thủy chỉ còn lại 3.000 USD và 500 EUR (khoảng hơn 70 triệu đồng).

Để hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh nhiều ngân hàng đã xây dựng nên những bộ quy chuẩn đạo đức để áp dụng trong ngân hàng. Thế nhưng những bộ quy chuẩn này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả bởi các quy định này vẫn chỉ chung chung chứ chưa đi vào bản chất của vấn đề.Do đó, để hạn chế rủi ro đạo đức, các ngân hàng cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết hơn, trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.Hơn nữa, vấn đề đạo đức cũng cần được xem là tiêu chí quan trọng khi đánh giá KPI (hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả công việc) của

từng nhân viên... Với những gì đang diễn ra, ơng Hiếu nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp đã và đang là một trong những vấn đề hàng đầu mà hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam phải quan tâm từ nay đến cuối năm.Cịn phó tổng giám đốc một ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua.Theo vị lãnh đạo này, trong vòng hai năm qua chuẩn mực đạo đức của nhân viên trong các ngân hàng xuống rất thấp. Khi lãi suất cao, các khoản vay đến thời hạn đáo hạn, doanh nghiệp phải đáo nợ, phải tìm cách vay trong khi khả năng chi trả kém... những tình huống này đang tạo ra cơ hội “đục nước béo cò” cho các thỏa thuận ăn chia giữa các cán bộ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp đi vay.Điều này đã và đang tạo ra hệ lụy xấu không chỉ cho riêng ngân hàng đó mà cịn ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp.

Như vậy, với vai trò là “xương sống”, là “trụ cột” của nền kinh tế, ngân hàng ln là lĩnh vực địi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao nhất. Do đó, với những gì đã và đang diễn ra, yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng.Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong cơng tác tuyển chọn nhân sự. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm sốt đặc biệt về những hành vi trong cơng tác huy động vốn và cho vay.

Có như thế, những rủi ro liên quan đến đạo đức trong kinh doanh mới dần bị triệt tiêu, mới ngăn chặn được xu hướng cán bộ ngân hàng bị truy tố ngày càng tăng như hiện nay, qua đó tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng.

2.8 Chất lượng dịch vụ

Theo số liệu thống kê và phân tích của Datasection , tổng hợp phân tích dữ liệu từ mạng xã hội từ ngày 14/11-30/11cho thấy, BIDV đang giữ vị trí quán quân trong số 33 ngân hàng khảo sát về chất lượng dịch vụ trong khi ngân hàng Agribank xếp cuối bảng.

Cụ thể, BIDV được khách hàng đánh giá cao các tiêu chí sự hữu hình, và khả năng phản hồi. Trong nửa cuối tháng 11 BIDV tạo ấn tượng với không gian đẹp tại Chi nhánh BIDV Hà Nội - 4B Lê Thánh Tông cùng thái độ phong cách phục vụ của nhân viên thân thiện, nhiệt tình.Đứng ở vị trí thứ hai và ba về chất lượng dịch vụ đang là Maritime Bank và HDBank, nhờ phong cách phục vụ khách hàng thân thiện với các dịch vụ chính xác, tin cậy. Ngược lại, Agribank lại gặp sự cố khi khách hàng mất tiền qua thẻ tạo ấn tượng xấu về sự an toàn khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng. Bên cạnh đó, Agribank cũng là ngân hàng có phong cách phục vụ tệ nhất trong các ngân hàng, bị nhiều khách hàng đánh giá là còn mang nặng tính bao cấp, nhân viên hách dịch.

Ngồi ra, những năm gần đây, xu hướng dịch chuyển số hóa của các ngân hàng thông qua giao dịch điện tử ngày càng gia tăng. Khách hàng đã dần quen sử dụng các phương tiện điện tử nhiều hơn để tìm kiếm thơng tin và tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng.Nắm bắt xu hướng, một số ngân hàng đã chủ động chuẩn bị để đón lấy cơ hội này nhằm đưa mơ hình ngân hàng số thành một lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ mở rộng thêm thị phần tại Việt Nam. Ông Shahrizal Suffian, Giám đốc Tư vấn của Hay Group Malaysia, Giám đốc phụ trách mảng tài chính ngân hàng cũng đồng tình rằng, ngân hàng số tại Việt Nam hồn toàn đang đứng trước nhiều cơ hội. Việt Nam có 40 triệu dân kết nối internet. Họ là những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng. Song, các ngân hàng cần phải đầu tư hơn vào nhân lực, trẻ hóa đội ngũ nhân sự và tính tốn làm thế nào cải thiện đồng chi phí bỏ ra mà hiệu quả đem lại là tốt nhất.

Chỉ ra mặt hạn chế hiện nay, ơng Nguyễn Hữu Thái Hịa, Nguyên Giám đốc Chiến lược FPT cho biết, niềm tin của khách hàng vào ngân hàng là vô cùng quan trọng. Hoạt động chưa hiệu quả là bởi mình làm chưa tốt, sản phẩm chưa tốt sẽ gây mất niềm tin và tâm lý mất tiền khi sử dụng dịch vụ của khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng một số nơi cũng hời hợt chưa đúng với câu slogan mà ngân hàng nêu cao.

Có thể thấy hiện nay hệ thống NHTM nhiều nhưng chất lượng dịch vụ lại chưa tốt, cịn bị phản ánh nhiều.Do đó, các ngân hàng cần đẩy mạnh cạnh tranh thu hút khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ lấy niềm tin của người khách hàng.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)