Vấn đề thanh khoản

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 31 - 32)

2 Cảnh báo về sự bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam

2.4 Vấn đề thanh khoản

Đánh giá về trạng thái thanh khoản của đơn vị mình tại thời điểm hiện tại, 87,6% TCTD nhận định thanh khoản ở tình trạng “tốt” đối với cả VND và ngoại tệ. Trong đó 100% TCTD thuộc nhóm NHTMNN và NHTMCP nhỏ đánh giá thanh khoản chung và thanh khoản VND của họ “tốt”; 8,6% TCTD đánh giá thanh khoản “bình thường”. Dự kiến trong Quý IV/2016 và cả năm 2016, đa số TCTD kỳ vọng tình hình thanh khoản tiếp tục diễn biến khả quan đối với cả VND và ngoại tệ.

Vấn đề đặt ra là: Tại sao thanh khoản tốt nhưng lãi suất ngân hàng vẫn có xu hướng tăng? Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các ngân hàng tăng huy động kỳ hạn dài nhằm đáp ứng vốn cho vay trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm và cũng là để cơ cấu lại nguồn vốn theo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Đặc biệt, ơng Tín cũng chỉ ra có một vài ngân hàng tăng lãi suất huy động vì yếu tố thời vụ nhằm hồn thành chỉ tiêu kinh doanh (quý cuối của năm).

Cịn ơng Cù Anh Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) thì cho rằng, mặc dù thanh khoản của thị trường 2 đang rất tốt nhưng về nguyên tắc không thể dùng vốn thị trường 2 để cho vay thị trường 1. Thị trường 2 chỉ đạt vấn đề thanh khoản tạm thời chủ yếu ở các kỳ qua đêm, ngày, tuần, cùng lắm là 1 vài tháng nên khơng thể lấy vốn đó cho vay doanh nghiệp được. Nếu ngân hàng nào lấy vốn của thị trường 2 cho vay thị trường 1 thì mất thanh khoản lúc nào khơng biết. Chính vì vậy một số ngân hàng đã phải tăng lãi suất của các kỳ dài hạn lên.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)