Vấn đề an toàn vốn tối thiểu

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

2 Cảnh báo về sự bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam

2.5 Vấn đề an toàn vốn tối thiểu

Theo NHNN, hệ số CAR bình quân của các ngân hàng quốc doanh tại thời điểm cuối tháng 9/2016 là 9,48% chạm ngưỡng tối thiểu 9% của ngân hàng Nhà nước và thấp hơn mức bình quân 10,3% khu vực ASEAN. Nếu giữ ở mức này, tăng trưởng tín dụng của nhóm đang chiếm 46% thị phần khơng thể đạt mục tiêu 18% trong năm nay. Trong khi đó của các NHTMCP ngoài quốc doanh là 12,1%.

-Nguyên nhân sụt giảm hệ số CAR:

Xác định nguyên nhân khiến hệ số CAR suy giảm, ông Trần Bắc Hà ( chủ tịch HĐQT BIDV 2011-2015) cho rằng, đầu tiên, do nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước phải triển khai nhiều chương trình, chính sách của Chính phủ, ưu đãi về mặt lãi suất nên khả năng sinh lời thấp. Từ đó, thiếu nguồn lực từ lợi nhuận để tăng vốn.

“Tính riêng tại BIDV, các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi làm giảm thu lãi của ngân hàng khoảng 2.500 tỷ đồng mỗi năm. NIM thấp, dẫn đến hệ quả trực tiếp là ROE và ROA của hệ thống hiện nay mặc dù đang được cải thiện nhưng ở mức thấp chỉ bằng khoảng một nửa so với giai đoạn 2006-2010”, ông Hà phân trần.

Nguyên nhân thứ hai là trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đều đang hướng tới tiêu chuẩn Basel III và theo đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng phải áp dụng nhiều biện pháp như thực hiện Thông tư 02, Thông tư 09 nhằm phản ánh nợ và trích lập dự phịng rõ ràng hơn, hoặc như thực hiện Thông tư 36 sửa đổi để tiến gần với thông lệ quốc tế.Thực tế này đã làm giảm vốn tự có, đồng thời, làm tăng tài sản có rủi ro, dẫn đến hệ số CAR càng thấp đi.

-Hướng giải quyết của các ngân hàng:

Để đảm bảo được CAR, các ngân hàng buộc phải nâng vốn tự có, hoặc là vốn cấp 1 (nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ) hoặc vốn cấp 2 (vốn bổ sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng khoán được định giá lại, các cơng cụ nợ khác có thời hạn dài…), trong đó vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an tồn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc quản lý tài sản.

Với Vietcombank, nếu kế hoạch phát hành riêng lẻ chưa nhận được chấp thuận, ngân hàng có thể phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2. Ước tính hệ số CAR của Vietcombank tại thời điểm cuối tháng 9/2016 là 10,8%, sau khi phát hành, tỷ lệ vốn cấp 2/vốn cấp 1 là 24,3%, nghĩa là Vietcombank vẫn còn nhiều dư địa tăng vốn cấp 2, và hệ số CAR sẽ tăng lên 11,3%. Trong khi đó, hệ số CAR tính theo Basel 2 là trên 7%, có thể tăng lên 9,5% sau khi phát hành riêng lẻ để tăng vốn cấp 1 thành cơng.

Ước tính hệ số CAR của Vietinbank vào cuối tháng 9/2016 là 11%, tăng từ 10,7% tại cuối năm 2015 nhờ bổ sung 5.400 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp và lợi nhuận giữ lại tăng 5.200 tỷ đồng. Theo đó, vào cuối tháng 9/2016, tỷ lệ vốn cấp 2/cấp 1 là 38%. Hiện tại, vốn cấp 1 của Vietinbank là 57.145 tỷ đồng cho phép ngân hàng có thể tăng vốn cấp 2 thêm 30%, tương đương 6.700 tỷ đồng.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu Vietinbank phải trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, với tỷ lệ giả định là 8,5% vốn điều lệ, là 37.234 tỷ đồng, vốn cấp 1 khi đó sẽ giảm 3.165 tỷ đồng.

Đối với BIDV, đây là ngân hàng có hệ số CAR thấp nhất (xấp xỉ 10 %) và hiện khơng cịn dư địa để nâng vốn cấp 2. Cửa tăng vốn cho BIDV trong năm nay là rất khó khi kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức– phương án khả dĩ nhất theo dự định – đã bất thành.

Các ngân hàng cổ phần tư nhân trong khi đó lại có lợi thế hơn ở hệ số CAR. Số liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn cho thấy, VIB là ngân hàng có vốn điều lệ và vốn tự có thấp nhất trong số 10 ngân hàng nhưng CAR của VIB kết thúc năm 2015 lên tới 18%. Ngân hàng này dự tính rằng nếu tính theo Basel 2 thì CAR đến thời điểm hiện tại vẫn đạt khoảng 13%.Eximbank cũng là trường hợp có CAR khá cao với hơn 17%. Ngân hàng Maritime Bank trong khi đó có hệ số CAR đạt 14,6% tại thời điểm cuối tháng 9 năm và nếu áp theo chuẩn Basel 2 thì cũng đạt hơn 13%.Một ngân hàng nữa cũng có CAR khá cao đó là ACB, hiện ở mức trên 14%. Mới đây ngân hàng lại thông qua kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu để nâng vốn cấp 2, vì thế khi áp dụng hồn tồn theo chuẩn Basel 2, đây là ngân hàng cũng không phải bận tâm về hệ số CAR.Tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank cuối năm ngoái là 14,7% và đến nay cũng duy trì mức cao theo tiêu chuẩn

Basel 2.Cùng với ACB và Techcombank, ngân hàng Quân đội (MB) cũng không đáng lo về hệ số CAR khi năm ngối đã nâng vốn điều lệ thành cơng. Hết năm 2015, CAR của ngân hàng ở mức 12,85%.Hệ số an toàn vốn của VPBank ở mức 12,2% vào cuối năm 2015 và tỷ lệ này duy trì khá ổn định từ 11,3 – 12,5% trong vòng 5 năm gần đây. Còn trường hợp của Sacombank, trước khi sáp nhập SouthernBank có hệ số CAR khoảng 10%, theo phép tính cộng ngang vốn sau khi sáp nhập thì hiện tỷ lệ CAR cũng được nâng lên đáng kể nhưng ngân hàng chưa có cập nhật mới về con số này.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)