Một số bất ổn khác

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 42 - 44)

2 Cảnh báo về sự bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam

2.10 Một số bất ổn khác

Ngồi những bất ổn kể trên thì hệ thống NHTM Việt Nam cịn gặp nhiều bất ổn như: vấn đề an tồn thơng tin, mất cân đối tín dụng nội – ngoại tệ , chi phí lãi cao,...

Chương III Một số khuyến nghị giải pháp và chính sách

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành Ngân hàng, tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính - ngân hàng. Việt Nam là thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, cùng với đó, một số Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang chuẩn bị kí kết như FTA với Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU)... sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tham gia AEC sẽ đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, có nhiều cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư đến từ các nước Đông Nam Á hoặc từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc… Do hoạt động được mở rộng, các ngân hàng có khả năng tăng quy mơ để tăng tính hiệu quả, giảm chi phí hoạt động, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và phát triển

Bên cạnh những cơ hội, việc tham gia sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, đòi hỏi mỗi ngân hàng Việt Nam phải nâng tầm quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, đánh giá đúng rủi ro hoạt động và an tồn vốn để nhanh chóng vượt qua được những thách thức. Hiện nay đang có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng các nước trong khu vực, thể hiện ở cả quy mơ vốn, năng lực tài chính, trình độ quản lý, khoa học cơng nghệ và nguồn nhân lực cao trong mỗi ngân hàng… Do đó, AEC thành lập các NHTM sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn về hàng hóa, dịch vụ tài chính và phi tài chính từ các ngân hàng có tiềm lực lớn trong khu vực.

Xu hướng biến động của các dòng tiền, cùng với q trình tự do hóa các giao dịch vốn theo các cam kết hội nhập quốc tế, đã và đang đặt ra thách thức rất lớn ở tầm vĩ mơ trong việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá của NHNN. Những nguy cơ tiềm ẩn này cho thấy cần nhanh chóng: (i) Hồn thiện về mặt cơ chế, chính sách, luật pháp theo hướng minh bạch, tạo môi trường kinh doanh theo hướng buộc các ngân hàng Việt Nam phải nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; (ii) Nâng cao chất lượng nhân lực ngân hàng, đặc biệt nhân lực quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế;

(iii) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh ngân hàng, trong quản trị quan hệ khách hàng, để nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM lớn trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, cần có hệ thống chính sách linh hoạt để phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)