Hậu thời kỳ tăng trưởng cao (197 2 1990s)

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đầu tư cho giáo dục tại nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 35 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Hậu thời kỳ tăng trưởng cao (197 2 1990s)

2.4.1 Tình hình kinh tế- xã hội

Từ 1972 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt

qua từ đầu năm 2010. Tổng sản phẩm nội địa tính đến năm 2016 là 4.730.300 USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đồn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, cơng cụ máy móc, thép, phi kim loại, cơng nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

2.4.2 Chính sách giáo dục: Cải cách giáo dục lần thứ 3 và đầu tư giáo dục nói riêng

2.4.2.1 Thực trạng nền giáo dục qua các bản báo cáo và một số đề xuất

Mặc dù cho những chính sách giáo dục trước đó đã có những thành quả nhất định, tuy nhiên với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn phát triển chững lại đã có những yêu cầu khác đối với nền giáo dục.

Hơn nữa, với các chính sách của giai đoạn phát triển trước cũng đã nảy sinh một số bất cập. Thứ nhất, việc đồng bộ hóa và quản lý quá mức trong giáo dục ảnh hưởng đến hành vi của học sinh. Một số cách dạy gây tranh cãi là việc bắt học sinh học vẹt đã cướp đi sự tò mò trong học tập và giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Cách dạy này dẫn đến số lượng học sinh khơng theo kịp giáo trình trên lớp và bỏ học tăng (thuật ngữ miêu tả những đứa trẻ này - Ochikobore - ra đời), sự bùng nổ của các trường dạy thêm - juku -sau giờ đến trường. Thứ hai, học sinh và phụ huynh phải đối mặt với stress do áp lực cạnh tranh vào các trường phổ thông và đại học danh tiếng. Thứ ba, chất lượng giáo dục tầm thường ở bậc đại học hoàn toàn tương phản với mức độ giáo dục chất

lượng cao ở cấp cơ sở và phổ thông trở thành một vấn đề đáng quan ngại. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các vấn đề trong đời sống học sinh xuất hiện như vấn nạn bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên, tự tử, dùng chất cấm. Đầu những năm 70, một số báo cáo quan trọng kêu gọi cải cách giáo dục đã khuấy động những cuộc thảo luận rộng rãi giữa những người thật sự quan tâm.

Vào những năm 1970, nhiều ý kiến đưa ra ủng hộ một cuộc cải cách toàn diện trong giáo dục. Năm 1971, Hội đồng giáo dục trung ương (CCE) cảnh báo rằng “giáo dục đang tụt hậu nhanh chóng vì hiện trạng giáo dục đương thời được bảo vệ bởi tính lợi ích, bởi những người phản đối cải cách không hề chú tâm vào nội dung cải cách và quá nhiều thời gian bị lãng phí vào các cuộc tranh luận về cải cách mà khơng có khả năng thực hiện”. CCE cũng đã đệ trình một báo cáo về chính sách căn bản để mở rộng toàn diện hệ thống giáo dục, với mục đích cơ cấu lại tất cả các cấp giáo dục từ mẫu giáo đến đại học, tự gọi đó là cuộc cải cách giáo dục lớn thứ 3 (sau 2 cải cách lớn là cải cách Minh Trị và cải cách sau chiến tranh thế giới thứ 3).

Hầu hết các đề xuất cải cách đều cần nguồn kinh phí lớn, như việc: kéo dài hệ thống giáo dục cơng miễn phí cho đến 5 tuổi, tăng lương cho giáo viên, cho phép giáo viên có thêm thời gian dạy học, mở rộng chương trình giáo dục đặc biệt, tăng trợ cấp cho các trường đại học tư. Tuy nhiên bản đề xuất này đã vướng nhiều tranh cãi, bên phản đối cải cách nêu ra rằng những đề xuất này không thực tế khi chưa xem xét kỹ các cải cách và thay đổi sau chiến tranh. Hơn nữa, việc kinh tế bị đình trệ và ngân sách bị cắt giảm khiến cho cải cách có quy mơ lớn khó mà thực hiện. Tuy nhiên, luật đảm bảo chất lượng giáo viên vẫn được thực hiện, lương giáo viên được tăng gấp 3, cao hơn nhiều so với lương mặt bằng công chức, nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành này. Chính sách này đã có hiệu quả ngay tức thời khi số lượng ứng viên cho ngành giáo dục tăng mạnh, việc tuyển chọn cũng trở nên gắt gao và cạnh tranh hơn. Về mặt kinh tế, nghề giáo viên đã trở thành một trong những lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn của giới trẻ.

Báo cáo về các chính sách giáo dục của Nhật Bản của OECD năm 1971 cũng đã đóng góp về cuộc tranh luận cải cách giáo dục ở Nhật lúc bấy giờ. Báo cáo của OECD có lẽ đã cung cấp cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về hiện trạng giáo dục Nhật Bản. OECD ghi nhận những đóng góp đáng kể của giáo dục trong sự phát triển cơng nghiệp quốc gia; tuy nhiên cũng chỉ trích mạnh mẽ sự bắt buộc tuân thủ chặt chẽ trong hệ thống, quá kiểm soát và quá tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa chủ nghĩa bình qn. OECD do đó đã đề xuất một số biện pháp thực tế nhằm phát triển tính cách của học sinh thơng qua chương trình giáo dục linh hoạt và ít áp lực hơn, nhiều thời gian rảnh dành cho hoạt động ngoại khóa, đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa và tăng cường sự hợp tác và đoàn kết giữa học sinh. Ngoài việc tập trung vào khả năng tiếp thu và bắt chước của học sinh, Nhật Bản nên đầu tư nhiều hơn vào các vấn đề như hợp tác, kỷ luật, cạnh tranh, và sáng tạo.

Đến những năm 1980, nhu cầu cho một cuộc cải cách giáo dục lại xuất hiện. Vào cuối năm 1982, thủ tướng Nakasone lên nắm quyền và mong muốn có một cuộc cải cách giáo dục. Trong những năm này, trên phương tiện truyền thông thông tin đại chúng liên tiếp đưa các tin tức về một nền giáo dục thất bại với những con số thể hiện số lượng trẻ em nghỉ học vì khơng thích đến trường, bạo lực học đường, các hình phạt thể xác. Năm 1983, số học sinh bỏ học từ các trường trung học công lập và tư thục tăng 5.3% so với năm trước đó. Con số này đã tăng đáng kể mỗi năm từ năm 1974. Việc hệ thống giáo dục cứng nhắc và không linh hoạt còn dẫn tới sự gia tăng lớn trong bạo lực học đường. Theo báo cáo của NPA, cơ quan cảnh sát quốc gia, nửa đầu năm 1983 đã ghi nhận sự gia tăng bạo lực đường so với năm 1982 là 26%. Đáng ngạc nhiên là, ngày càng nhiều nữ sinh trở nên bạo lực hơn, cứ 5 học sinh bị giam giữ bởi cảnh sát thì có 1 nữ sinh. Khơng chỉ gia tăng về số lượng, tính chất của các cuộc bạo lực cịn xấu xa và nguy hiểm hơn, bao gồm bắt cóc, đốt phá, hành hung trẻ vị thành niên. Trước tình hình đó, năm 1984, Hội đồng cải cách giáo dục quốc gia (NCER) được thành lập, là một cơ quan tư vấn trực tiếp dưới thẩm quyền của thủ tướng. Trong thời gian đương nhiệm 3 năm, NCER đã cho ra 4 bản báo cáo giáo dục.

Bản báo cáo thứ 1 vào năm 1986 đã phác họa các đặc trưng trong nền giáo dục như sau:

- Giáo dục Nhật Bản đã trở thành động lực phát triển xã hội Nhật Bản. Khi so sánh với 1 số quốc gia khác, mức độ giáo dục tiểu học và trung học ở Nhật Bản được đánh giá cao.

- Tuy nhiên, Nhật Bản đang phản ứng chậm trong hội nhập quốc tế. Bạo lực và ngược đãi là kết quả của sự đồng nhất, cứng nhắc trong hệ thống và sự quản lý giáo dục. Sự đổ nát giáo dục được thể hiện qua các hiện tượng như cạnh tranh thi cử quá mức, bắt nạt, tội phạm vị thành niên,... có gốc rễ gắn liền với thực trạng trường học, gia đình, xã hội.

- Ngun nhân chính của tình trạng này là chủ nghĩa duy vật và sự thiếu vắng kết nối cảm xúc do xã hội khoa học và công nghệ, sự thiếu hụt trong việc tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, thiếu tôn trọng đối với cuộc sống…

- Kể từ thời kỳ Minh Trị, một trong những mục tiêu của Nhật Bản là bắt kịp phương Tây, kể cả trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, nền giáo dục của Nhật Bản đang bị tụt hậu so với những thay đổi xã hội và nhu cầu của thời đại.

Cùng với đó, hội đồng cũng đã đề ra 8 phương hướng cơ bản cho cải cách giáo dục: - Nhấn mạnh vào tính cá nhân

- Tập trung vào các nguyên tắc cơ bản

- Trau dồi sự sáng tạo, khả năng tư duy, và sức mạnh của sự diễn đạt và bày tỏ ý kiến.

- Mở rộng cơ hội lựa chọn

- Nhân văn hóa mơi trường học tập - Chuyển sang hệ thống giáo dục lâu dài - Thích nghi với tồn cầu hóa

- Thích nghi với nền xã hội thơng tin.

Bản báo cáo thứ 2 và thứ 3 của Hội đồng được đánh giá là khá dài dịng tuy nhiên lại khơng đưa ra được các đề xuất cụ thể, vì trong giai đoạn này, nội bộ của Hội đồng có phần lục đục.

Tháng 8 năm 1987, bản báo cáo thứ 4 cũng là bản báo cáo cuối cùng, tóm tắt nội dung cồng kềnh 3 bản báo cáo trước đó, nêu ra quan điểm cơ bản về cải cách giáo dục qua 3 nguyên tắc sau:

- Nhấn mạnh vào bản sắc cá nhân

- Chuyển sang hệ thống giáo dục lâu dài

- Phản ứng với sự thay đổi quốc tế hóa và thơng tin hóa.

Các đề xuất giải pháp cụ thể được nhóm thành 6 lĩnh vực: xây dựng hệ thống học tập lâu dài; cải cách và đa dạng hóa giáo dục đại học; tăng cường và cải cách giáo dục bậc tiểu học và cơ sở; cải cách nhằm phản ứng với quốc tế hóa; cải cách nhằm phản ứng với việc thơng tin phát triển và lan rộng; cải cách hành chính và tài chính. Đây là 1 bản báo cáo có hệ thống và tồn diện. Nhiều đề xuất của hội đồng đã nhanh chóng được chuyển đổi thành chính sách và đưa ra thực hiện, ví dụ như việc đào tạo tại chức cho giáo viên mới được bổ nhiệm nhằm nâng cao trình độ giáo viên, thành lập hệ thống trung học 6 năm, giáo dục trung học phổ thơng theo tín chỉ nhằm tăng tính linh hoạt cấu trúc trong giáo dục trung học phổ thông, tuyển sinh đại học bằng bài kiểm tra chung.

2.4.2.2 Giai đoạn cải cách giáo dục

Có 3 giai đoạn trong phong trào cải cách giáo dục thứ 3: giai đoạn đầu tiên là trong những năm 1980, giai đoạn 2 là cuối những năm 1980 đến giữa những năm 1990, và giai đoạn 3 bắt đầu từ cuối những năm 1990.

Trong giai đoạn đầu tiên, chính sách “Yutori Kyoiku” (chương trình học tập khơng áp lực) bắt đầu với việc sửa đổi chương trình học tồn quốc được thực hiện vào năm 1980 nhằm khiến cho môi trường học tập thú vị và khơng áp lực. Chương trình giảng dạy đã được giảm bớt số giờ học, giảm tải nội dung trong một số mơn học chính, đồng thời giới thiệu các giờ học linh động gọi là “Yutori no Jikan”, cũng như đề xuất việc dạy và học tập trung vào học sinh. Cải cách trong giai đoạn này nhằm giải quyết thực trạng bạo lực gia tăng trong giới học sinh, vì đa số báo chí, nhà phê bình giáo dục, chính trị gia, hay lãnh đạo các doanh nghiệp đều cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do áp lực trường học.

Giai đoạn thứ hai mở đầu cùng các bản báo cáo của NCER. Ngoài các vấn nạn học đường, NCER cân nhắc các nhu cầu khác nhau của một xã hội đang thay đổi: sự phát triển của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, tồn cầu hóa tri thức thúc đẩy kinh tế, tăng cường liên kết quốc tế,... Một mặt NCER chỉ trích mơi trường giáo dục áp lực và căng thẳng, một mặt họ phê phán kiến thức chuẩn hóa của học sinh chỉ hữu dụng để vượt qua các kỳ thi. NCER nhấn mạnh tầm quan trọng của sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, ủng hộ việc học tập cá nhân và tự do hóa việc học.

Dựa trên những khuyến nghị của NCER và một số hội đồng giáo dục, các cải cách được thực hiện trên các lĩnh vực như sau:

(1) Cải cách giáo dục đại học:

Vào năm 1991, tiêu chuẩn thành lập các trường đại học đã được sửa đổi, các nguyên tắc cơ bản cho chương trình giảng dạy đại học đã được vạch ra, việc xây dựng chương trình giảng dạy được linh hoạt hóa. Các trường đại học được cho nhiều quyền tự do hơn trong việc xây dựng chương trình giảng dạy của trường mình một cách độc lập. Tuy nhiên, các trường vẫn phải duy trì báo cáo chi tiết hoạt động giáo dục trong hệ thống tự giám sát và tự đánh giá.

(2) Cải cách giáo dục trường học:

- Chương trình học 5 buổi 1 tuần. Năm 1992, các trường tiểu học và trung học sẽ có 1 tuần học 5 ngày vào mỗi tháng, khơng có lớp học vào ngày thứ 7 số 2 của tháng. Năm 1995, học sinh sẽ được nghỉ 2 ngày thứ 7. Từ 2002, tất cả các ngày thứ 7 của tháng học sinh đều được nghỉ

- Giảm tải số giờ học và nội dung học tập của hầu hết các môn bao gồm tốn học và khoa học. Giới thiệu mơn học kết hợp mang tên “Nghiên cứu toàn diện” (110 giờ học/năm cho lớp 5-6, 70 giờ học cho cấp THCS)

- Kết hợp giáo dục THCS và THPTGiới thiệu và dần dần mở rộng kế hoạch chọn trường ở cấp tiểu học và THCS.

Tất cả các chính sách trên và các biện pháp cải cách “Yutori Kyoiku” vẫn được thực hiện cho đến hiện tại, được tăng cường và mở rộng hơn nữa.

Giai đoạn thứ 3 bắt đầu từ cuối những năm 1990, sự suy thoái kinh tế sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng trở nên rõ ràng, thâm hụt tài chính trở nên nghiêm trọng. Để vượt qua khủng hoảng kinh tế và tài chính, chính phủ đã đưa ra cải cách tổng thể về cơ cấu trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy cải cách đã trở thành mục tiêu tối cao và mục đích của xã hội Nhật Bản. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực giáo dục. Đây cũng là thời kỳ sắp bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều thách thức đối với Nhật Bản: Sự tăng cường quốc tế hóa, sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, khoa học và công nghệ, các vấn đề về mơi trường tồn cầu, và các vấn đề của Nhật Bản như già hóa dân số và giảm tỷ lệ sinh. Với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, học sinh trong thời đại này cần phải được trang bị một số phẩm chất, đây cũng là yêu cầu đề ra cho nền giáo dục:

- Học sinh cần có các trang bị cần thiết cho việc xác định vấn đề, rèn luyện năng lực phán đoán của bản thân, suy nghĩ độc lập, giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

- Có lối sống giàu tính nhân văn, có khả năng tự kiểm sốt bản thân, mong muốn

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đầu tư cho giáo dục tại nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)