CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 Giai đoạn thế kỉ 21 (200 0 2030)
2.5.2 Giải pháp từ chính phủ Nhật Bản cho giáo dục
Bước sang thiên niên kỷ mới, tình hình xung quanh giáo dục đã thay đổi rất nhiều về các khía cạnh như sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cơng nghệ thơng tin phát triển mạnh, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh hơn, già hóa xã hội với tỷ lệ sinh giảm. Đồng thời, môi trường xung quanh trẻ em đã thay đổi đáng kể, rất nhiều vấn đề đã xuất hiện.
Nhà sư phạm nổi tiếng Maria Montessori từng chia sẻ: “Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi”. Trong thập kỷ tới, hàng triệu lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp vì tác động của cơng nghệ 4.0, nhất là mơ hình 3A (AI: Trí tuệ nhân tạo, Automation: Tự động hóa và Analytics: Phân tích). Do đó, việc trang bị những kỹ năng thế kỷ 21 là cực kỳ quan trọng. Có thể nói, những kỹ năng thế kỷ 21 chính là “chìa khóa” để các quốc gia tạo ra lực lượng lao động chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai nhiều sự đổi thay. Trong kỷ nguyên 4.0, người lao động phải học tập suốt đời và kỹ năng thế kỷ 21 chính là nền tảng để “nâng cấp” bản thân thành phiên bản tốt nhất mỗi ngày.
Vào tháng 1 năm 2001, dưới sự sắp xếp của cơ quan chính quyền trung ương, Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ (MEXT) được thành lập dưới sự sắp xếp của cơ quan chính quyền trung ương. Trong tình hình xã hội như vậy, Luật cơ bản
1947) - được sửa đổi hồn tồn và có hiệu lực vào ngày 15/12/2006. Bản sửa đổi đã làm rõ những nguyên tắc quan trọng cho giáo dục ngày nay đồng thời kế thừa những quy tắc vẫn cịn đúng đến nay của bản luật trước đó như phát triển tồn diện tính cách và nhân phẩm cá nhân.
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục được nhận định:
Thứ nhất, đối với sự thay đổi nhanh chóng về mặt xã hội: Đảm bảo cơ hội học
tập cho tất cả mọi người trên một tiêu chuẩn giáo dục nhất định. Đảm bảo học tập suốt đời để hỗ trợ xây dựng tính cách, cải thiện động lực tham gia vào xã hội, tiếp thu kiến thức và phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và làm việc. Phát triển nguồn nhân lực có khả năng tạo ra “trí thơng minh” do đó cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu và giáo dục tầm cỡ thế giới, quốc tế hóa mạnh mẽ các trường đại học
Thứ hai, về cạnh tranh quốc tế: Giáo dục đóng vai trị quan trọng trong phát triển
nguồn nhân lực sáng tạo và có kỹ năng lãnh đạo tốt.
Thứ ba, về việc suy giảm dân số và già hóa dân số sẽ làm gia tăng các dịch vụ
cơng cộng được cung cấp từ phía khu vực cơng và cần sự đóng góp từ khu vực tư: hình thành ý thức về nghĩa vụ cơng cộng ở mỗi cơng dân để duy trì và cải thiện xã hội.
Nhằm mục đích hiện thực hóa các ngun tắc của Luật cơ bản về giáo dục, được sửa đổi lần đầu tiên sau 60 năm, và nhằm xây dựng một quốc gia dựa trên nền tảng giáo dục, Kế hoạch cơ bản cho việc thúc đẩy giáo dục được thành lập theo quy định tại khoản 1, điều 17, Luật cơ bản về giáo dục, gồm 3 bản Kế hoạch tương ứng cho từng giai đoạn 2008-2012, 2013-2017, 2018-2022.
Kế hoạch cơ bản thứ 1 cho việc thúc đẩy giáo dục (2008 - 2012) đề ra 4 định hướng giáo dục:
Định hướng cơ bản 1: Hiện thực hóa cam kết tồn xã hội để cải thiện giáo dục Định hướng cơ bản 2: Phát triển sức mạnh của con người để dẫn dắt các thành viên trong xã hội, thông qua khả năng được xây dựng trên cơ sở tôn trọng cá nhân.
Định hướng cơ bản 3: Phát triển nguồn nhân lực với nhiều kiến thức, chuyên mơn và trí thơng minh để hỗ trợ cho sự phát triển xã hội.
Định hướng cơ bản 4: Đảm bảo an toàn và an ninh cho trẻ em, hình thành mơi trường giáo dục chất lượng cao.
Đồng thời định hướng đầu tư vào giáo dục: Một số báo cáo chỉ ra rằng chi tiêu của chính phủ Nhật Bản thấp hơn so với các nước có nền giáo dục tiên tiến khác. Chẳng hạn, chi tiêu công cho giáo dục ở Nhật Bản chỉ có 3.5% GDP, trong khi tỷ lệ này trung bình là 5% đối với các nước thành viên OECD. Ngồi ra gánh nặng tài chính đối với các gia đình là nặng nề, nhất là trong giai đoạn mẫu giáo và giáo dục đại học. Ngân sách phân bổ cho giai đoạn tiểu học và trung học để cải thiện chất lượng giáo dục. Ngân sách cho giáo dục đại học là đảm bảo cơ hội học tập cho tất cả mọi người bất kể điều kiện tài chính gia đình, hiện thực hóa hiệu quả của học tập và nghiên cứu tầm cỡ thế giới. Ngân sách phân bổ để đảm bảo mơi trường học tập an tồn và bảo mật.
Kế hoạch cơ bản thứ 2 cho việc thúc đẩy giáo dục (2013 - 2017) được thực hiện khi xã hội Nhật Bản đối mặt với nhiều rối ren, và nhất là hậu quả của trận động đất lớn phía Đơng Nhật Bản năm 2011 với thương vong 15893 người cũng như con số thiệt hại ước tính lên đến 200 tỷ USD, ảnh hưởng nặng nề lên xã hội và kinh tế Nhật Bản. Ý tưởng của kế hoạch này là xây dựng một xã hội học tập suốt đời, trong đó, giá trị của được tạo ra bởi mỗi cá nhân độc lập, sử dụng các kỹ năng và đặc điểm cá nhân của họ trong khi cộng tác với nhau với những người khác. Hiện thực hóa xã hội học tập suốt đời với sự độc lập, hợp tác, sáng tạo dựa trên nền tảng kiến thức. Các định hướng giáo dục cho thời kỳ này:
Phát triển năng lực xã hội để sinh tồn: Tự lập và hợp tác trong một xã hội đa dạng và thay đổi nhanh chóng: bồi dưỡng tính xã hội và ý thức chuẩn tắc, học hỏi từ nhiều môi trường khác nhau trong và ngồi nhà trường, duy trì mơi trường học tập linh hoạt tương ứng với cuộc sống làm việc khác nhau, đề ra các năng lực cần thiết mà học sinh mỗi cấp phải đạt được,..
Phát triển nguồn nhân lực cho một tương lai tươi sáng hơn: Nguồn nhân lực để đề xướng và tạo ra những thay đổi và giá trị mới thông qua khả năng lãnh đạo trong các
lĩnh vực khác nhau của xã hội: phát triển tối đã các khả năng đa dạng của cá nhân, khả năng xã hội để sinh tồn, các khả năng đặc biệt cho xã hội tồn cầu hóa....
Xây dựng mạng lưới học tập an tồn: ai cũng có thể tiếp cận được một loạt các cơ hội học tập: các biện pháp khác nhau giúp học sinh vượt qua khó khăn, xây dựng mơi trường giáo dục chất lượng cao, an toàn, bảo đảm
Xây dựng tinh thần đoàn kết và thiết lập cộng đồng năng động, giàu sức sống: Vòng trịn nơi xã hội ni dưỡng con người và con người tạo nên xã hội
Kế hoạch cơ bản thứ 3 cho việc thúc đẩy giáo dục (2018 - 2022) được xây dựng nhằm duy trì các nguyên tắc của bản kế hoạch thứ 2, đồng thời phát triển chính sách giáo dục phản ánh những thay đổi tiềm năng trong xã hội từ 2030 trở đi. Với các biến đổi trong xã hội như việc dân số lao động giảm, cạnh tranh toàn cầu, thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc xã hội và cơng nghiệp (xã hội 5.0), cùng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, các ngành công nghiệp Nhật Bản kỳ vọng nguồn nhân lực thế hệ sắp tới có khả năng làm việc trên tồn cầu và tạo ra sự đổi mới để tạo ra giá trị mới. Nguồn nhân lực cần có các đặc điểm sau:
Khả năng xác định các nhiệm vụ cần được giải quyết và độc lập tạo ra các giải pháp.
Khả năng truyền tải ý tưởng và thông tin đến mọi người trong các tổ chức hoặc quốc gia khác.
Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Kiến thức và giáo dục rộng lớn vượt ra ngoài phạm vi của nhân văn và khoa học (giáo dục nghệ thuật tự do).
Khả năng sử dụng thông tin (khả năng lựa chọn và xử lý thông tin hiệu quả). Tôn trọng sự đa dạng.
Do vậy, mục tiêu cơ bản cho các chính sách giáo dục trong tương lai được xác định như sau:
Đảm bảo rằng tất cả mọi người phát triển khả năng học thuật, trịn trịa trí tuệ cảm xúc, và sức khỏe thể chất. Thứ 1, muốn vậy cần phải đảm bảo các nguyên tắc chủ động học tập được áp dụng vào thực tế. MEXT cho ra mắt nghiên cứu /hướng dẫn học tập trên nền tảng tương tác áp dụng từ tiểu học trở đi, bắt đầu từ năm 2020 và sử dụng các
sửa đổi chương trình giảng dạy quốc gia làm cơ sở Khuyến khích việc sinh viên thơng qua các hoạt động nghiên cứu và thảo luận nhóm, thay vì định dạng một chiều trong mà giáo viên chỉ đơn giản là giảng bài trên lớp. Thứ 2, MEXT định hướng cải thiện trình độ tiếng Anh thơng qua việc mở rộng giáo dục tiếng Anh. Kể từ bản kế hoạch thứ 3, Tiếng Anh sẽ được thêm vào đánh giá quốc gia về khả năng học tập.
Đào tạo nguồn nhân lực tồn cầu và nguồn nhân lực có khả năng đổi mới, đào tạo các khả năng đa dạng cần thiết để lãnh đạo sự phát triển bền vững của xã hội. MEXT đã đẩy mạnh các chương trình du học trong nước và nước ngồi.
Thiết lập môi trường cho học tập suốt đời. Khuyến khích các chuyên gia đang làm việc và người lớn tuổi quay trở lại với việc học, phát triển cộng đồng thông qua học tập
Phát triển mạng lưới an toàn cho học tập. Giới thiệu dần dần các chương trình giáo dục miễn phí cho trẻ em từ sớm…
Thành lập cơ sở cho việc theo đuổi chính sách giáo dục: Thiết lập mơi trường CNTT ở các trường học bằng việc lắp đặt các thiết bị điện tử như bảng điện tử, mạng LAN, trang bị máy tính di động cho học sinh phù hợp với phong cách học tập,... Đồng thời đào tạo giáo viên có khả năng giải quyết những thách thức mới trong giáo dục
Cải thiện đầu tư vào giáo dục và đảm bảo nguồn vốn cho giáo dục. So với các nước OECD, đầu tư vào giáo dục ở Nhật Bản còn thấp, nhất là đối với cấp mầm non và đại học.
Đầu tư cho giáo dục ở Nhật Bản
Một số báo cáo chỉ ra rằng chi tiêu của chính phủ Nhật Bản thấp hơn so với các nước có nền giáo dục tiên tiến khác. Nhật Bản đứng ở vị trí thấp nhất trong số 34 nước OECD về chi tiêu công cho giáo dục năm 2014, lần đầu tiên rơi xuống vị trí thấp nhất trong hai năm, một cuộc khảo sát của OECD cho thấy. Năm 2013, Nhật Bản đứng thứ 32 trong số 33 quốc gia OECD. Cuộc khảo sát mới nhất cho thấy chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục ở mức 3,2% tổng sản phẩm quốc dân so với mức trung bình 4,4% của OECD. Một cơ quan của OECD lưu ý gánh nặng tài chính cho giáo dục đối với các hộ gia đình ở Nhật Bản cũng rất lớn, một phần do học phí cao.
Biểu đồ 3: Chi tiêu cho giáo dục của Nhật Bản so với các nước OECD
Do vậy các Kế hoạch cơ bản về giáo dục của Nhật Bản cũng đã chú trọng hơn về đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục đều tăng qua các năm.
Năm
Ngân sách quốc gia cho tài khoản chung
Ngân sách
cho MEXT
So với các
năm trước Tỷ lệ ngân sách MEXT trong ngân sách quốc gia 2000 849,871 65,129 0.4 7.7 2001 826,524 65,784 1.0 8.0 2002 812,300 65,798 0.02 8.1 2003 817,891 63,220 △3.9 7.7 2004 821,109 60,599 △4.1 7.4 2005 821,829 57,333 △5.4 7.0 2006 796,860 51,324 △10.5 6.4 2007 829,088 52,705 2.7 6.4 2008 830,613 52,739 0.1 6.4 2009 885,480 52,817 0.2 6.0 2010 922,992 55,926 5.9 6.1 2011 924,116 55,428 △0.9 6 2012 903,339 54,128 - 6
2013 926,115 53,558 △1.1 5.8
2014 958,823 53,627 0.1 5.6
2015 963,420 53,378 △0.3 5.5
2016 967,218 53,216 △0.2 5.5
2017 974,547 53,097 △0.2 5.4
Bảng 2: Ngân sách quốc gia và ngân sách cho bộ giáo dục của Nhật Bản qua các năm
(đơn vị: trăm triệu yên)
Nhìn vào phân bổ ngân sách của MEXT năm 2015, có thể thấy rằng nguồn vốn cho giáo dục bắt buộc có thể đến từ cổ phiếu ngân quỹ quốc gia với 1528 tỷ yên. Nhật Bản cũng chú trọng ngân sách cho thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ với 16% ngân sách, với hợp tác ở cấp đại học được giàn cho 20.6%, tài trợ cho các trường tư là 8.1% và các khoản hỗ trợ học phí cho học sinh trung học chiếm 7.3%. Các chi tiêu giáo dục phù hợp đối với các phương hướng đề ra trong các bản kế hoạch về giáo dục của Nhật Bản.
Biểu đồ 4: Phân phối ngân sách cho giáo dục của MEXT năm 2015
Chi tiêu cho mỗi học sinh đang tăng lên, đặc biệt là ở cấp độ đại học. Trong năm 2009, chi tiêu hàng năm của Nhật Bản cho mỗi học sinh từ tiểu học đến giáo dục đại học
là 10035 USD, trên mức trung bình của OECD là 9252 USD. Điều này chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu cao cho mức độ đại học (USD 15 957) so với mức trung bình của OECD (USD 13 728). Chi tiêu cho tiểu học, trung học (USD 8 502) vẫn tương đương với mức trung bình của OECD (8 617 USD). Từ năm 2005 đến 2009, chi tiêu cho mỗi học sinh ở cấp độ đại học tăng thêm 13%, trong khi nó chỉ tăng 5% ở cấp tiểu học, trung học và sau trung học.
Đầu tư vào giáo dục Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tư nhân. Khoảng 31,9% tổng chi tiêu của Nhật Bản dành cho giáo dục trong năm 2009 đến từ các nguồn tư nhân, cao thứ ba sau Chile và Hàn Quốc, và gần gấp đơi so với mức trung bình 16% của OECD. Tỷ lệ tài trợ tư nhân tương đối cao, đáng chú ý ở cấp trước tiểu học (55%, so với mức trung bình của OECD là 18,3%) và đại học (64,7%, so với mức trung bình 30% của OECD). Hơn nữa, trong tổng số chi cho các cấp học này, 38,3% (cấp tiểu học) và 50,7% (cấp ba) đến từ chi tiêu hộ gia đình