CHƯƠNG 3 : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1 Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản
3.1.1 Về văn hóa và giáo dục
Về văn hóa
Đều là những quốc gia có văn hóa Á-Đơng đặc sắc, ta nhận thấy nhiều điểm tương đồng trong văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Điều này có thể thấy rõ trong quan niệm sử dụng màu sắc khi cả hai quốc gia đều coi màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc, màu trắng của sự thuần khiết và trong trẻo, còn màu đen sẽ được sử dụng cho các nghi thức, nghi lễ trang trọng.
Bởi khởi đầu là nền văn minh lúa nước nên cả hai quốc gia đều có cơm là món ăn điển hình khơng thể thiếu ở trong bữa ăn. Nói về bữa ăn một nét văn hóa chung khác khơng thể thiếu đó chính là sự gắn kết gia đình khi các thành viên cùng ngồi quây quần bên mâm cơm. Ngồi ra, khi nói đến thức uống truyền thống hai nước thì đều là chè (trà) và rượu gạo, rượu hoa quả thực sự đại diện cho một phần nghệ thuật ẩm thực của hai quốc gia.
Như đã nói ở trên thì Việt Nam và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, vì vậy mà cả hai nước đều có những phong tục thờ cúng, các ngày lễ tết truyền thống hay tang ma cũng có nét tương đồng. Ví dụ như người Việt và người Nhật đều quan niệm có thế giới tâm linh mà sau khi người ta chết đi sẽ tiếp tục sống tiếp tại đó vì vậy hằng năm những người sống sẽ làm giỗ để tưởng nhớ đến họ. Các thần linh đều được thờ cúng trong các đền các chùa, đình, miếu để cầu hạnh phúc bình an cho gia đình và phồn vinh cho người dân. Cả hai nước đều có Tết nguyên đán (tết âm lịch) chào đón năm mới theo lịch âm.
Nói riêng đến tín ngưỡng, đa số người dân ở cả Việt Nam và Nhật Bản đều theo đạo Phật. Ảnh hưởng của Phật giáo rộng khắp cả nước, điều này được chứng tỏ bởi hệ thống chùa chiền được xây dựng kỳ công và rộng lớn ở cả hai quốc gia. Phong tục, lễ hội ở các chùa được người dân hết sức ủng hộ và coi trọng. Đặc biệt với bộ phận những người trơng coi chùa chiền, các nhà sư đều có được sự tơn kính và coi trọng của người dân.
Về giáo dục
Cả Việt Nam và Nhật bản đều là hai nước có nền giáo dục lâu đời và quá trình phát triển tương đối giống nhau. Vì cả hai nước đều bị ảnh hưởng bởi mơ hình giáo dục Trung Hoa. Nếu Việt Nam từng có thời gian dài bị đơ hộ bởi nhà nước phong kiến Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng mạnh từ họ. Thì Nhật thời Nara, nhà nước đã cử đoàn lưu học sinh đầu đến Trung Hoa để học tập. VÌ vậy gốc của hai nền giáo dục đều là từ Đạo Khổng.
Nói đến hệ thống giáo dục ở cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản thì đều là hệ thống các trường công lập trải rộng các tỉnh thành của đất nước. Với mục đích là phổ cập giáo dục bắt buộc từ tiểu học lên đến trung học phổ thông. Việt Nam và Nhật Bản đều xây dựng hệ thống các cấp học từ mẫu giáo,tiểu học, trung học, đại học và sau đại học. Thêm vào đó là hệ thống giáo dục chuyên nghiệp gồm cao đẳng và trung cấp nghề. Các trường học ở Việt Nam và Nhật Bản đều bắt đầu năm học từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau và có 3 tháng nghỉ hè.
Mục tiêu giáo dục chung của cả hai nước đều nhằm phát triển đất nước, cung cấp nhân lực, nhân tài cho các lĩnh vực xã hội và kinh tế để phát triển đất nước. Về nội dung chương trình do ảnh hưởng của đạo Khổng mà cả hai nước đều chú trọng học song song giữa văn hóa và đạo đức, đào tạo ý thức cho học sinh, sinh viên. Ngồi ra chương trình học nặng về các môn khoa học ở cả hai nước khi học sinh được khuyến khích học mơn Tốn, Vật lý, Hóa học và Sinh học hơn các môn khác. Phương pháp giáo dục sau khi cải tiến của Việt Nam đã khá tương đồng với các quốc gia phát triển trên thế giới trong đó có Nhật Bản. Thay vì truyền đạt 1 chiều như trước, Việt Nam cũng như Nhật Bản áp
dụng phương pháp lấy “học sinh là trung tâm” để cải thiện chất lượng bài giảng và giờ học.
3.1.2 Về kinh tế
Có thể nói sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây là những bước phát triển đổi mới và sự phát triển này tương đồng với thời kỳ tăng trưởng “thần kỳ” của Nhật Bản là những năm 60-70 của thế kỉ XX.
Khó khăn chung trong thời kỳ chuyển mình này đối với cả hai nước đó chính là ngun liệu tinh chế và bị chèn ép trên thị trường lớn của thế giới. Nhìn chung kinh tế Việt Nam ở thời kì này và Nhật Bản những năm 60-70 thế kỉ trước đều trong giai đoạn thách thức khi vừa mới trải qua thời kì bị chiến tranh tàn phá để tiến tới nền kinh tế thị trường và tồn cầu hóa. Để tiến tới mục tiêu này cả hai quốc gia đều tiến tới nền kinh tế thị trường cùng với việc tham gia các tổ chức và hiệp định thương mại quốc tế. Như Nhật Bản đã tham gia vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế (1963) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Về phía Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kí kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Nhằm gia nhập vào thị trường chung của thế giới và có những ưu đãi thương mại riêng
Để đạt được những thành tựu phát triển được coi là “thần kỳ” đối với Nhật Bản những năm 60 -70 và Việt Nam của những năm gần đây và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiên liệu thứ cấp. Cả hai quốc gia đều thực hiện đầu tư vào phát triển khoa học -kĩ thuật. Nhật Bản đã tập trung nghiên cứu vào công nghiệp đặc biệt là công nghiệp dân dụng đưa tốc độ bình quân tăng trưởng hằng năm là 15% tăng lên 3.5%. Việc đầu tư cho khoa học - kĩ thuật của Nhật đã cung cấp hơn 80% nhu cầu nội địa. Đưa GDP của Nhật Bản (1968) lên đến 183 tỷ USD thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ 3 thế giới. Cịn Việt Nam đã chú trọng tập trung phát triển khoa học - kỹ thuật tạo ra những giống lúa mới giúp tăng sản lượng và đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, điển hình năm 2004 nước ta đạt 4,06 triệu tấn gạo xuất khẩu đưa nước ta vào hàng xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Hơn nữa cả hai nước, mở rộng cơ hội cho chủ thể kinh tế tư
việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng như chính sách hỗ trợ cho đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, là những chiến lược phát triển nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết hợp lí để kinh tế liên tục tăng trưởng do hai chính phủ hai nước đề ra.