So sánh 4 lần cải cách giáo dục của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đầu tư cho giáo dục tại nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 68 - 71)

3.2.2 Những chính sách cụ thể liên quan đến giáo dục

Ở Việt Nam, đầu tư cho giáo dục xuất phát từ 3 nguồn chính:

3.2.2.1 Ngân sách nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục với đất nước, Chính phủ nước ta ln ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tỉ lệ ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng dần theo yêu cầu của sự phát triển giáo dục. Cụ thể là trong luật giáo dục 2019 có đề cập đến việc “Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước”. Và với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam lọt vào nhóm những quốc gia có tỷ lệ chi cho giáo dục nhiều nhất thế giới.

Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chia làm 2 phần:

+ Chi cơ bản: Ngân sách xây dựng cơ bản cho giáo dục bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng như: xây dựng trường lớp và nâng cấp trường lớp hiện đại

+ Chi thường xuyên: Chi thường xuyên trong giáo dục bao gồm một mục chi chung trong các bậc học. Ngân sách chung cho các bậc học được xây dựng ở các cấp trường và do phòng giáo dục huyện tổng hợp và đưa vào kế hoạch rồi đệ trình lên Ủy ban nhân dân huyện và sở Giáo dục và đào tạo. Ngân sách gồm 2 phần: chi lương cho giáo viên lương trợ cấp và chi ngoài lương gồm quản lý hành chính và bảo dưỡng.

3.2.2.2 Đóng góp của gia đình và cộng đồng

Ngồi Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục thì nguồn tài chính khơng thể nào thiếu nữa đó là đóng góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Hiện nay, phần đóng góp này có hai khoản chính đó là: học phí và các khoản thu khác

- Học phí: Học phí là khoản tiền mà mỗi học sinh bắt buộc phải nộp cho nhà trường.Từ năm học 1990 – 1991, Chính phủ đã đưa ra quy định là “tất cả học sinh tiểu học khơng phải đóng học phí, học sinh trung học cơ sở trở lên phải đóng học phí theo các mức khác nhau.Bên cạnh đó, các học sinh nghèo, các gia đình chính sách được miễn hoặc giảm học phí theo các mức khác nhau tùy theo quy định của Chính phủ. Điều này phần nào giảm thiểu được chi phí cho các bậc phụ huynh và giúp các trường có thêm ngân sách. Số tiền học phí mà học sinh đóng cho trường sẽ được để lại trường tạo thành nguồn ngân sách cho trường để thực hiện việc tăng thu nhập cho các giáo viên và mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. Mức học phí cho một học sinh có xu hướng gia tăng qua các năm.

- Các khoản thu khác: Ngân sách chi cho giáo dục không thể nào đáp ứng được toàn bộ cho hoạt động của giáo dục, theo thống kê ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được từ 20- 60% nhu cầu hoạt động giáo dục ở các trường. Chính vì điều này mà trong những năm gần đây các trường đã định ra nhiều khoản thu khác như: Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh, tiền góp xây dựng trường, tiền mua ghế cho học sinh ngồi chào cờ, đồng phục,

giấy thi, nước uống, gửi xe, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể, Quỹ Đoàn, Đội, Hội chữ thập đỏ (tiền ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, có hồn cảnh khó khăn…)

3.2.2.3 Tài trợ từ nước ngoài

Tài trợ từ nước ngoài đến dưới 2 dạng là vay nợ và viện trợ khơng hồn lại. Đây cũng là một nguồn tài chính khơng hề nhỏ cho ngành giáo dục, ngồi ra cịn thể hiện sự quan tâm của các đối tác kinh tế dành cho sự phát triển bền vững nguồn nhân lực tại Việt Nam. Có thể kể đến các khoản viện trợ khơng hồn lại của EU trị giá 16 triệu euro giai đoạn 2006-2008 giúp Chính phủ Việt Nam tăng cường chất lượng giáo dục tiểu học và quản lý hành chính trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về giáo dục; hay gần đây là khoản tiền 78 triệu USD từ ADB để đầu tư cho cải thiện chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

3.2.3. Thành tựu và hạn chế

3.2.3.1 Thành tựu

Có các điều luật thể hiện hướng đi ưu tiên đầu tư cho giáo dục:

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020): “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu cơng nghiệp.

Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.”

Căn cứ Điều 96 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

Những con số thống kê cho thấy sự quan tâm của không chỉ nhà nước mà cịn là gia đình và cả xã hội cho giáo dục:

- Theo báo cáo của Tập đoàn HSBC vào năm 2017, cha mẹ Việt Nam xem trọng tương lai giáo dục của con cái, thể hiện qua việc chi tiêu cho giáo dục chiếm gần phân nửa (47%) tổng chi tiêu của gia đình

- Ngân sách chi hơn 229 nghìn tỷ đồng cho giáo dục đào tạo và dạy nghề năm 2018 - Về cơ cấu chi, ngân sách đã ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo và vùng đồng bào dân tộc: Theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề được điều chỉnh tăng bình quân 1,76 lần tùy theo từng vùng so với Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg

- Theo QĐ trên, những địa phương khó khăn hoặc dân số thấp được phân bổ thêm, cụ thể như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được phân bổ thêm 9%, các địa phương có dân số dưới 400.000 người được phân bổ thêm 16%.

3.2.3.2 Hạn chế

Cơ cấu đầu tư cho giáo dục chưa hợp lý

Cơ cấu đầu tư cho giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa hợp lý thể hiện ở cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, giữa các bậc học, nội dung chi trong từng bậc học và ngành nghề trong từng bậc học.

2008 2009 2010 2011 2012 2015

Tổng chi 100 100 100 100 100 100

Chi xây dựng cơ bản

23,1 17,1 18,4 18 17,7 18,1

Chi thường xuyên 76,9 82,9 81,6 82 82,3 81,9

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) đầu tư cho giáo dục tại nhật bản và bài học cho việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)