2.2. Quy định và thực tiễn hủy hợp đồng thương mại quốc tế theo Bộ Nguyên tắc
2.2.1. Các trường hợp hủy hợp đồng
Hủy hợp đồng là biện pháp khắc phục cứng rắn nhất, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh thương mại trên toàn thế giới ngày một gia tăng thì việc hạn chế xảy ra hủy hợp đồng là cần thiết. Không phải bất kỳ vi phạm nào cũng dấn đến hủy hợp đồng, mà thường có điều kiện đặc biệt – không thực hiện cơ bản (fundamental non-performance). Thật vậy, không thực hiện cơ bản là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định quyền hủy hợp đồng của bên bị vi phạm. Khoản 1 Điều 7.3.1 của PICC quy định: “Mợt
bên có thể hủy hợp đờng nếu có trường hợp khơng thực hiện cơ bản của bên kia”. Như
vậy, sự khác biệt giữa không thực hiện “không cơ bản” và “cơ bản” mang ý nghĩa quan trọng, nó là yếu tố để xác định các biện pháp khác nhau cho bên bị vi phạm. Khoản 2 Điều 7.3.1 của PICC có giải thích rõ hơn về khái niệm này:
“Để xác định yếu tố cấu thành việc không thực hiện cơ bản, đặc biệt căn cứ vào
những tình tiết sau đây:
a. Việc khơng thực hiện làm mất đi chủ ́u những gì người có quyền được mong đợi từ hợp đồng, trừ trường hợp bên có nghĩa vụ đã khơng dự tính trước hoặc đã khơng thể dự tính trước mợt cách hợp lý hậu quả này;
b. Việc thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ là bản chất của hợp đồng; c. Việc khơng thực hiện là cớ ý hoặc khơng tính đến hậu quả;
d. Việc không thực hiện khiến cho bên có quyền tin rằng không thể tin cậy vào việc thực hiện hợp đồng trong tương lai;
e. Trong trường hợp hủy hợp đờng, bên có nghĩa vụ có thể sẽ phải chịu những tổn thất quá mức do sự chuẩn bị hoặc việc thực hiện hợp đồng”.
Theo cách quy định này, có năm yếu tố làm căn cứ xác định một không thực hiện cơ bản, năm yếu tố này tương ứng với năm trường hợp của hủy hợp đồng: việc không thực hiện hợp đồng làm mất đi một cách đáng kể mong đợi của bên kia, hợp đồng quy đinh việc thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ là bản chất, việc không thực hiện hợp đồng là cố ý, không có tin tưởng về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng và tổn thất của bên có nghĩa vụ là quá mức.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bên cạnh đó PICC cũng đưa ra những trường hợp khác mà mức độ không thực hiện chưa đến mức cơ bản nhưng có những điều kiện đặc biệt khác dẫn đến hủy hợp đồng, đó là: hủy hợp đồng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hợp đồng trong thời gian gia hạn hợp đồng; hủy hợp đồng trong trường hợp không thực hiện hợp đồng trước thời hạn; hủy hợp đồng trong trường hợp khơng có bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện đúng hợp đồng.
Sau đây là phân tích từng trường hợp cụ thể cho hủy hợp đồng theo quy định tại PICC.
2.2.1.1. Không thực hiện hợp đồng làm mất đi một cách đáng kể mong đợi của bên kia
Khi ký kết hợp đồng, các bên có quyền hi vọng vào những quyền lợi sẽ nhận được, nhưng một bên không thực hiện và nghĩa vụ không được thực hiện chiếm phần đáng kể trong hợp đồng, khiến cho bên kia bị tước đoạt những quyền lợi mong đợi từ hợp đồng thì được coi là không thực hiện cơ bản và có thể hủy hợp đồng.
Quyền lợi mong đợi từ hợp đờng khơng chỉ giới hạn là lợi ích vật chất thực tế, mà mang nghĩa rộng hơn gồm cả lợi ích phi vật chất như mất khách hàng, mất khả năng bán lại hay bị mang tiếng xấu…Còn về mức độ thế nào là một “tước đi một cách đáng kể”, thì phụ thuộc từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Theo đó thì mức độ thiệt hại không dựa vào số lượng các tổn thất thực tế, mà căn cứ vào tầm quan trọng của các lợi ích mà hợp đồng hứa hẹn tạo ra cho các bên. Các lợi ích kỳ vọng khơng phải là lợi ích cá nhân theo ý kiến chủ quan của phía người bị vi phạm mà phải là những lợi ích có thể được đánh giá bằng cách nhìn vào hợp đờng, nói cách khác, sự mong đợi của bên bị vi phạm phải được thấy rõ từ hợp đờng. Lợi ích thấy được khơng chỉ thể hiện trong ngôn ngữ của hợp đồng mà trong cả hoàn cảnh xung quanh mối quan hệ hợp đồng của các bên.
Tuy nhiên, cũng theo PICC, một bên không được hủy hợp đồng nếu bên không thực hiện chứng minh được rằng họ đã khơng dự tính trước hoặc đã khơng thể dự tính trước một cách hợp lý về hậu quả nghiêm trọng cho bên kia do việc không thực hiện gây ra. Điều này có nghĩa rằng không thực hiện hợp đồng là cơ bản nếu bên không thực hiện phải thấy trước các thiệt hại. Vì vậy, khơng thực hiện cơ bản khơng chỉ phụ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
thuộc vào những hậu quả của nó mà còn trên khả năng lường trước được bởi các bên. Vậy một không thực hiện như thế nào thì có khả năng lường trước được?
Tính lường trước được có thể phụ thuộc vào kiến thức của các bên và đánh giá đến các sự kiện có liên quan, kinh nghiệm, nhận thức của bản thân… Tuy nhiên, các tiêu chí này hoàn toàn chủ quan, nếu khơng thực hiện xảy ra, không thể suy diễn rằng một bên thực sự đã không thấy trước hậu quả nghiêm trọng từ hành vi khơng thực hiện của mình bởi bên đó có năng lực chuyên môn ở mức dưới trung bình. Bên không thực hiện có thể cố tình không thừa nhận rằng họ đã thấy trước một kết quả bất lợi sẽ xảy ra. Do đó, đánh giá tính lường trước được còn có thể xem xét một tiêu chí khác, đó là xem một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự có thể thấy trước kết quả hay khơng. Tuy nhiên tiêu chí này vẫn còn khá mơ hồ bởi rất khó để có một người tương tự, cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Do đó, kết luận không thực hiện là cơ bản hay không trong trường hợp này cần hết sức cẩn thận, tơn trọng ngun tắc thiện chí trong kinh doanh thương mại.
2.2.1.2. Khi hợp đồng quy định việc tuân thủ nghiêm ngặt nghĩa vụ là bản chất
của hợp đồng
Bản chất của nghĩa vụ hợp đồng là nghiêm ngặt thì việc không thực hiện nghĩa vụ đó sẽ thực sự nghiêm trọng và được coi là không thực hiện cơ bản. Ví dụ, trong hợp đờng mua bán hàng hóa, thời điểm giao hàng có thể coi là nghiêm ngặt; trong giao dịch về tín dụng chứng từ thì bộ hờ sơ phải tn thủ nghiêm ngặt theo những điều khoản ghi trong thư tín dụng, một khác biệt nhỏ trong chứng từ cũng có thể bị từ chối thanh toán…
Bản chất của hợp đồng có thể được xác định thông qua thỏa thuận rõ ràng của các bên hoặc các thơng lệ chính thức trong thói quen kinh doanh thương mại. Điều quan trọng khi áp dụng yếu tố này là phải chứng minh có hay không có điều khoản nghiêm ngặt trong hợp đồng, hay có hay không có tập quán thương mại đó. Nếu không, một bên không thể tuyên bố hành vi không thực hiện của bên kia là không thực hiện cơ bản
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
và không có cơ sở để tuyên bố hủy bỏ hợp đờng. Phân tích một vụ án số 9797 của trung tâm Trọng tài quốc tế ICC tại Geneva như dưới đây sẽ làm rõ hơn điều này1:
Nguyên đơn: công ty ACBU, thuộc tập đoàn AWO. Bị đơn: công ty AABU, thuộc tập đoàn AWO.
Diễn biến tranh chấp: Ban đầu AWO hoạt động thống nhất, AWSC là cơ quan
hành chính của AWO, có nhiệm vụ chính là phối hợp việc thực hiện giữa các công ty thành viên. Đến năm 1989, AWO tái cấu trúc chia làm hai đơn vị kinh doanh AABU và ACBU: AABU thực hiện cơng việc kiểm tốn, chứng thực, thuế và tư vấn tài chính còn cơng việc của ACBU là đưa ra chiến lược và dịch vụ tư vấn khác. Cả hai vẫn hoạt động dưới sự điều phối của AWSC nhưng mối quan hệ giữa hai đơn vị liên tục xấu đi. Một mặt, AABU bắt đầu phát triển dịch vụ tư vấn riêng của họ; mặt khác, ACBU cho rằng hành vi như vậy của phía AABU là vi phạm vào chun mơn của mình, trong bối cảnh đó AWSC lại không có bất cứ hoạt động gì điều phối lại mối quan hệ của hai bên. Năm 1997, ACBU nộp đơn kiện cho trung tâm Trọng tài quốc tế ICC tại Geneva. ACBU cho rằng, tái cơ cấu năm 1989 hình thành hai đơn vị kinh doanh riêng biệt với phạm vi hoạt động riêng biệt còn AABU cho rằng tái cơ cấu không phải một quy định nghiêm ngặt chia rẽ phạm vi hoạt động giữa các công ty thành viên.
Vấn đề pháp lý: Quy định về phạm vi hoạt động của các thành viên sau tái cơ
cấu có phải là nghiêm ngặt hay không?
Quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp: Tòa án trọng tài của trung tâm
Trọng tài quốc tế ICC tại Geneva đã lựa chọn áp dụng PICC để giải quyết tranh chấp này. Tòa án cho rằng tái cơ cấu năm 1989 áp đặt giới hạn về phạm vi hoạt động của các thành viên để ngầm ngăn ngừa AABU cạnh tranh với ACBU. AABU đã không đảm bảo được nguyên tắc thiện chí nhưng chưa đến mức khơng thực hiện cơ bản. AWSC có nhiệm vụ đảm bảo sự hợp tác giữa các công ty thành viên, nhiệm vụ này là quy định rõ ràng trong điều lệ cơng ty, mang tính nghiêm ngặt. Khi cuộc xung đột giữa các các công ty thành viên AABU và ACBU trở nên căng thẳng, AWSC vẫn không có bất kỳ
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
hành động gì để đảm bảo sự hợp tác, phối hợp giữa các bên, đây là không thực hiện cơ bản.
Như nội dung vụ án này có thể thấy việc xác định bản chất nghiêm ngặt của một nghĩa vụ trong hợp đờng khơng thể suy đốn tùy tiện, tái cơ cấu năm 1989, giữa hai bên AABU và ACBU không nói rõ nghĩa vụ không được phép cạnh tranh với nhau mà chỉ mang tính suy diễn, còn điều lệ quy định nghĩa vụ của AWSC rất rõ ràng thì đây được coi là nghĩa vụ nghiêm ngặt. Vậy, cần có căn cứ rõ ràng để xác định bản chất nghiêm ngặt của một nghĩa vụ trong hợp đồng, từ đó mới có thể đi đến kết luận không thực hiện nghĩa vụ đó có là hành vi không thực hiện cơ bản hay không.
2.2.1.3. Khi cố ý không thực hiện hợp đồng
Theo quy định này, ngay cả khi không thực hiện hợp đồng gây hậu quả không đáng kể, hợp đờng vẫn có thể bị hủy, nếu có dấu hiệu về tính cố ý khơng thực hiện. Tuy vậy, việc chấm dứt hợp đồng khi một bên khơng thực hiện, dù là có chủ đích, có thể đi ngược với ngun tắc thiện chí khi hành vi khơng thực hiện này không nghiêm trọng lắm. Việc chứng minh một bên đã cố ý không thực hiện không thể chỉ căn cứ vào một suy đoán chủ quan. Xem xét một vụ án của Trung tâm Trọng tài Mexico, nội dung tóm tắt như sau2:
Nguyên đơn: một nhà phân phối của Mỹ Bị đơn: một nông dân ở Mexico
Diễn biến tranh chấp: Nguyên đơn ký hợp đồng độc quyền với Bị đơn, theo đó,
Bị đơn sản xuất bí và dưa chuột cung cấp cho Nguyên đơn trong vòng một năm, Nguyên đơn sẽ phân phối hàng hóa trên thị trường California. Sau đó Bị đơn đã không cung cấp hàng hóa được cho Nguyên đơn với lý do mưa bão bất thường và lũ lụt làm mất mùa nhưng lại bán sản phẩm của mình tại Los Angeles. Nguyên đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng với lý do Bị đơn đã cố ý không thực hiện hợp đồng và kiện ra Trung tâm Trọng tài tại Mexico.
Vấn đề pháp lý: Có hành vi cố ý không thực hiện hợp đồng hay không?
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp: Tòa án trọng tài áp dụng Điểm
c, Khoản 2, Điều 7.3.1 của PICC, cho rằng Bị đơn đã cố ý vi phạm điều khoản độc quyền trong hợp đồng, cấu thành không thực hiện cơ bản và Nguyên đơn có quyền hủy hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong vụ án này, doanh số bán hàng tại Los Angeles của Bị đơn là căn cứ xác đáng chứng minh có sự cố ý không thực hiện hợp đồng. Nếu chỉ nhìn vào sự việc Bị đơn đã không cung cấp hàng hóa mà kết luận ngay vi phạm cơ bản thì có thể đã phạm phải sai lầm bởi mất mùa do mưa bão bất thường và lũ lụt hoàn toàn có khả năng là sự thật. Việc chứng minh có sự cố ý không thực hiện hợp đồng nhất thiết cần có bằng chứng thuyết phục.
2.2.1.4. Khi mợt bên khơng có tin tưởng về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
Khi một bên không thực hiện hợp đồng khiến bên kia không thể tin tưởng vào việc tiếp tục thực hiện hợp đồng thì cũng được coi là không thực hiện cơ bản. Nếu một bên thực hiện nghĩa vụ làm nhiều lần, những sai sót trong quá trình thực hiện lặp đi lặp lại, bên còn lại có thể chấm dứt hợp đồng, ngay cả khi sai sót trong những lần trước đó là nhỏ nhặt. Đôi khi, việc không thực hiện hợp đờng có chủ đích có thể cho thấy rằng bên không thực hiện là không đáng tin cậy, bên có quyền có thể chấm dứt hợp đồng. Để xác định độ tin cậy vào việc thực hiện hợp đồng trong tương lai thì còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Chẳng hạn, một bên có hành vi lừa dối như làm hóa đơn giả, thì dù số tiền trong hóa đơn không quá lớn nhưng bên có quyền có thể không tin vào việc tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên kia. Đây là một trường hợp đơn giản nhưng trong trường hợp khác thì căn cứ xác định quyền này sẽ khó khăn hơn. Chẳng hạn một vụ án của Trọng tài vụ việc Ý như sau3:
Nguyên đơn: một công ty Ý Bị đơn: một công ty xây dựng
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Diến biến tranh chấp: Nguyên đơn ký với Bị đơn 3 hợp đồng để bảo trì công
trình của Bị đơn tại Rome. Bị đơn cho rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng thứ hai, việc bảo trì đã không diễn ra. Nguyên đơn nhiều lần phủ nhận cáo buộc này cho đến khi một chuyên gia kỹ thuật độc lập đã xác nhận không có việc thực hiện bảo trì, Bị đơn hủy hợp đồng thứ ba và yêu cầu bồi thường vì cho rằng có thể việc thực hiện hợp đồng thứ ba cũng sẽ không diễn ra.
Một năm sau khi chấm dứt hợp đờng, Ngun đơn kiện ra trọng tài u cầu Tịa án trọng tài tuyên bố việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của Bị đơn là sai và yêu cầu Bị đơn phải bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn không phủ nhận việc đã không bảo trì các công trình trong hợp đồng số 2 nhưng chứng minh được rằng mối quan hệ với Bị đơn vẫn tiếp tục và Nguyên đơn cho thấy có khả năng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của Bị đơn, Bị đơn không thể đưa ra lý do mất niềm tin vào việc thực hiện của Nguyên đơn cho hợp đồng số 3 mà hủy bỏ hợp đồng này.